Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 8: Nước Mĩ - Trường THCS ĐạM’rông - Nguyễn Thị Ngọc Anh

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 8: Nước Mĩ - Trường THCS ĐạM’rông - Nguyễn Thị Ngọc Anh

1/ Về kiến thức: Học sinh nắm:

- Sau chiến tranh thế giới II Mĩ đã vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

- Giới cầm quyền Mĩ đã thi hành đường lối nhất quán: đối nội phản động, đẩy lùi phong trào đấu tranh, đối ngoại bành trướng, xâm lược, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên Mĩ cũng vấp nhiều thất bại.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 8: Nước Mĩ - Trường THCS ĐạM’rông - Nguyễn Thị Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Ngày soạn: 09/10/2010	
Tiết 10: Ngày dạy: 20/10/2010
CHƯƠNG III: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay.
Bài 8: Nước Mĩ.
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức: Học sinh nắm:
- Sau chiến tranh thế giới II Mĩ đã vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
- Giới cầm quyền Mĩ đã thi hành đường lối nhất quán: đối nội phản động, đẩy lùi phong trào đấu tranh, đối ngoại bành trướng, xâm lược, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên Mĩ cũng vấp nhiều thất bại. 
2/ Về tư tưởng: 
Học sinh nhận thức rõ thưch chất các chính sách dối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ. Từ năm 1995 đến nay quan hệ Việt-Mĩ phát triển. Ta kiên quyết phản đối mưu đồ bá quyền của Mĩ.
3/ Về kĩ năng: 
Rèn luyện phương pháp duy tư, phân tích và khái quát các vấn đề.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- Bản đồ nước Mĩ.
- Tạp chí thông tin công tác tư tưởng. 
2/ Học sinh:
	- Sách giáo khoa.
	- Vở bài soạn, vở bài học.
III/ Tiến trình dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Trả và sửa bài kiểm tra 1 tiết.
2/Giới thiệu bài: Chúng ta đã học về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La-Tinh. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các nước tư bản. Mở đầu là nước Mĩ, quốc gia có nhiều quan hệ với nước ta nửa sau thế kỉ XX.
3/ Bài mới:
I/ Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới II.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II.
HS Hoạt động nhóm:
? Vì sao Mĩ trở thành nước giàu mạnh sau chiến tranh thế giới II?
? Trình bày những thành tựu của Mĩ sau chiến tranh thế giới II?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Chuẩn xác.
? Tại sao từ những năm 60 trở lại đây Mĩ không còn giữ ưu thế về mọi mặt như trước?
- Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới.
µNguyên nhân:
	ØThu lợi trong chiến tranh thế giới II.
	ØKhông bị chiến tranh tàn phá.
	ØTài nguyên phong phú.
	ØĐất nước hòa bình.
- Thành tựu: chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt.
	ØCông nghiệp: chiếm 56,4% thế giới (1948)
	ØNông nghiệp: bằng 2 lần 5 nước cộng lại (Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản)
	ØTài chính: ¾ dự trữ vàng thế giới à chủ nợ
	ØQuân sự: mạnh nhất thế giới tư bản.
- Từ những năm 60 đến nay: Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước.
µNguyên nhân:
 Ø Do cạnh tranh của các nước ĐQ.
KHủng hoảng chu kì.
Chi phí cho chạy đua vũ trang.
II/ Sự phát triển về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
? Đánh giá về những cống hiến quan trọng của nước Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
HS: Quan sát hình18/sgk
? Nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh.
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần II của thế giới.
- Đạt thành tựu trong các lĩnh vực sáng chế cộng cụ sản xuất mới, năng lượng mới, cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng giao thông liên lạc, chinh phục vũ trụ, .
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ.
GV: Phân tích 2 Đảng cầm quyền nhưng thực chất cũng là Đảng của giai cấp tư sản, thống nhất về chủ trương và hành động.
? Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ à không dân chủ tại sao?
? Mục đích đề ra chiến lược toàn cầu?
? Mĩ đã can thiệp quân sự ở nhiều nước. Tại Việt Nam Mĩ bị thất bại vì sao?
GV nhấn mạnh: Mĩ đang khống chế thế giới “đơn cực”.
GV: Sử dụng lược đồ nước Mĩ xác định 3 bộ phận lãnh thổ - lục địa của Bắc Mĩ, bang A-la-xca và quần đảo Ha-Oai; Xác địng thư đô Oa-sinh-tơn và thnhf phố New Oóc. 
HS: Quan sát và nghe.
Hai Đảng: Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền.
1/ Đối nội:
- Ban hành các đạo luật phản động: cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào đình công, đàn áp phong trào công nhân, thực hiện phân biệt chủng tộc.
à phong trào của nhân dân lên cao, chống phân biệt chủng tộc, phản đối chiến tranh.
2/ Đối ngoại: Đề ra “chiến lược toàn cầu”
- Thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược.
- Mĩ vấp phải sự thất bại, tiêu biểu tại Việt Nam.
- 1991 Mĩ xác lập thế giới “đơn cực” à khống chế thế giới
4/ Củng cố: 
	ØLập bảng thống kê điền những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Mĩ (1945ànay).
	ØCác nhóm thảo luận và nêu lên sưh suy giảm kinh tế Mĩ từ năm 1973 đến nay.
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
Nhóm 1,2,3 tìm hiểu về:
- Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
- Tình hình khôi phục và phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- chính sách đối nội và đối ngoại.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc