Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Đồng Thị Thảo

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử -  Đồng Thị Thảo

1. Kiến thức:

· Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội ( CNXH )

· Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kĩ thuật.

2. Tư tưởng:

· HS cần hiểu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ năm 1945 – đầu những năm 70 đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNĐQ.

 

doc 102 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Đồng Thị Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: 	LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Tiết 1: 	bài 1: 	LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
TỪ NĂM 1945 – GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội ( CNXH )
Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kĩ thuật.
Tư tưởng: 
HS cần hiểu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ năm 1945 – đầu những năm 70 đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNĐQ.
Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng Cách Mạng Thế Giới (CMTG).
Kĩ năng: 
Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong những hoàn cảnh cụ thể.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
Bản đồ Liên Xô ( hoặc bản đồ Châu Âu )
III. Tiến trình dạy học: 
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Giới thiệu bài mới: 
Chương trình lịch sử 9 gồm 2 phần: 
Lịch sử thế giới hiện đại: 1945 – 2000 gồm 14 tiết.
Lịch sử Việt Nam hiện đại 1919 – 2000 gồm 33 tiết.
Như vậy ở lớp 8 chúng ta đã học thời kì thứ nhất( 1917 – 1945 ) và đến lớp 9 chúng ta sẽ tiếp tục thời kì thứ 2 ( 1945 – 2000) và bài đầu tiên của lịch sử 9 là Liên Xô và các nước Đông Âu. sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô bị thiệt hại nặng nề. Để khắc phục hậu quả Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Bài mới: 
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Nội dung
G: treo bản đồ Châu Âu và yêu cầu HS xác định vị trí của Liên Xô trên bản đồ.
? Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô là nước thắng trận hay thua? 
? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô phải khôi phục kinh tế? 
? Trong chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô bị thiệt hai như thế nào? 
HS: dựa vào SGK trả lời.
G: Phân tích thêm: những tổn thất đó làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm, trong hoàn cảnh đó Liên Xô phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng CNXH.
? Em cho biết những thành tựu về kinh tế – khoa học – kĩ thuật của Liên Xô ( 1945 – 1950 )? 
H: dựa vào SGK trả lời.
G: Kết luận, ghi bảng.
? Hãy cho biết những thành tựu về kinh tế? 
H: trả lời dựa vào SGK.
G: Mở rộng thêm: 
Từ năm 1951 – 1975 tốc độ tăng trưởng công nghiệp 9,6%.
Năm 1970 điện lực đạt 740 tỉ KW giờ gấp 352 lần năm 1913 ( bằng sản lượng điện của Anh, Pháp, tây Đức, ý cộng lại )
Dầu mỏ: 353 triệu tấn, than: 624 triệu tấn.
năm 1971 thép đạt 121 triệu tấn vượt mĩ.
Nông nghiệp đạt 186 triệu tấn. Năng suất trung bình 15,6 tạ/ha.
? Còn về khoa học – kĩ thuật thì sao? 
? Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kì này là gì? 
G: Minh họa thêm: 
Năm 1960 theo sáng kiến của Liên Xô liên hiệp quốc thông qua tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân và trao trả độc lập cho các nước thuộc địa.
năm 1961 Liên Xô đề nghị liên hiệp quốc thông qua tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân.
I. Liên Xô 
Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1945 – 1950
Những thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2: 
- Liên Xô bị thiệt hại nặng nề về người và của.
thành tựu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật 1945 – 1950
- Kinh tế: hoàn thành kế hoạch 5 năm 1945 - 1950
- Khoa học – kĩ thuật năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. 
Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kinh tế của CNXH từ năm 1950 – đầu những năm 70 của TK XX )
Thành tựu về kinh tế: 
- Liên Xô thực hiện thành công một số kế hoạch dài hạn ( sem SGK )
Thành tựu khoa học – kĩ thuật 
- Liên Xô đạt được những thành tựu to lớn.
Chính sách đối ngoại: 
- Hoà bình, quan hệ hữu ngh5 với tất cả các nước.
- Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
- chổ dựa vững chắc của CMTG.
Củng cố và dặn dò: 
Củng cố: 
Em hãy nêu những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và đối ngoại của Liên Xô.
Em hãy kể một số chuyến bay của các nhà du hành vũ trụ của Liên Xô trong thập niên 60 của TK XX.
Dặn dò: 
Học bài và xem tiếp phần III bài 1 và soạn: 
Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH là gì? 
Nêu những cơ sở hình thành hệ thống XHCN.
Tiết 2: 	Bài 1: 	LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
TỪ NĂM 1945 – GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước DCND Đông Âu từ 1945 – 1949. Các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi CM dân tộc dân chủ.
Các nước DCND Đông Âu tiến hành xây dựng CNXH đã đạt được những thành tựu to lớn, hầu hết các nước này đã trở thành các nước Công – Nông nghiệp.
sự hình thành hệ thống XHCN.
Tư tưởng: 
Những thành tựu to lớn của nhân dân Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH, các nước này đã có sự biến đổi sâu sắc.
Liên Xô và các nước Đông Âu đã hình thành hệ thống thế giới mới. hệ thống các nước XHCN luôn chống lại âm mưu xâm lược và phá hoại của CNĐQ.
Hiện nay tình hình thế giới có nhiều thay đổi, hệ thống các nước XHCN bị khủng hoảng, tan rã nhưng đang tìm cách khắc phục đi lên.
Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các sự kiện, các vấn đề lịch sử cụ thể và sử dụng bản đồ.
 II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
Bản đồ các nước Châu Âu. Một số tranh ảnh tiêu biểu của các nước Đông Âu .
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1945 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX. ( kinh tế, khoa học – kĩ thuật, đối ngoại ) 
Giới thiệu bài mới: 
Chương trình lịch sử lớp 8 chúng ta đã học cuối năm 1944 đầu năm 1945. Hồng quân Liên Xô trên con đường truy đuổi phát xít Đức về tận sào huyệt của nó là Béc – Lin đã giúp một loạt các nước Đông Âu giải phóng, hệ thống các nước XHCN đã ra đời trên thế giới. Tiết trước, chúng ta đã học những thành tựu to lớn của Liên Xô xây dựng CNXH. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu sự ra đời của các nước DCND Đông Âu và thành tựu xây dựng CNXH của các nước này.
Bài mới: 
Hoạt động Giáo Viên và Học Sinh
Nội dung
G: Treo bản đồ Châu Âu giới thiệu các nước Đông Âu .
? Các nước DCND Đông Âu ra đời như thế nào? 
? Kể tên một số nước đã giành được độc lập ? 
G: Giải thích rõ về nước Đức.
? Để hàon toàn thắng lợi CM DCND ( từ 1946 – 1949 ) các nước Đông Âu đã làm gì? 
? Nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu là gì? 
? Em hãy cho biết những thành tựu xây dựng CNXH của các nước Đông Âu? ví dụ? 
G: Kết luận: sau 20 năm xây dựng CNXH ( 1950 – 1970 ) các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn, bộ mặt kinh tế xã hội của các nước này đã thay đổi cơ bản.
? Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào? 
? hệ thống các nước XHCN được hình thành trên cơ sở nào? 
? Sự hợp tác tương trợ giữa Liên Xô và Đông Âu được thể hiện như thế nào? 
? Những thành tựu kinh tế tiêu biểu của khối SEV đã đạt được? 
? Tổ chức hiệp ước vac-sa-va ra đời với mục đích gì? 
G: Giải thích thêm: Tổ chức hiệp ước vac-sa-va cũng như khối SEV đã tan rã cùng với sự khủng hoảng và tan rã của các nước XHCN. Đây alà sự khủng hoảng to lớn của các nước XHCN. Hiện nay họ đang tìm cách khắc phục và đi lên.
II. Đông Âu 
Sự ra đời của các nước DCND Đông Âu .
Hồng quân Liên Xô trên con đường truy đuổi phát xít Đức về Béc-lin ( cuối 1944 – đầu 1945 ) đã phối hợp với nhân dân Đông Âu, giúp họ khởi nghĩa giành chính quyền --> một loạt các nước DCND Đông Âu ra đời
Để hoàn thành CM DCND các nước Đông Âu đã: 
Tiến hành cải cách ruộng đất.
Quốc hữu hóa các nàh máy, xí nghiệp của TB.
Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đời sống của nhân dân được cải thiện.
Tiến hành xây dựng CNXH ( từ 1950 – những năm 70 của TK XX )
Nhiệm vụ: 
Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.
Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể.
Tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
Xây dựng cơ sở vật chất cho XHCN.
Thành tựu: 
Đầu những năm 70 Đông Âu đã trở thành những nước Công – Nông nghiệp.
Bộ mặt kinh tế xã hội đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
III. Sự hình thành hệ thống XHCN.
Hoàn cảnh và những cơ sở hình thành hệ thống các nước XHCN.
Hoàn cảnh: 
Các nước Đông Âu cần sự giúp đỡ cao hơn toàn diện của Liên Xô.
Có sự phân công sản xuất theo chuyên ngành giữa các nước.
Cơ sở hình thành: 
Cùng chung mục tiêu là xây dựng CNXH.
Nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
Sự hình thành hệ thống XHCN.
Tổ chức tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN – SEV ( 8/1/1949 – 28/3/1991 )
Tổ chức liên hiệp các nước Vac-sa-va.
thành tựu của SEV: SGK.
Tổ chức hiệp ước Vac-sa-va 14/5/1955 – 1/7/1991 
Tác dụng: bảo vệ cuộc xây dựng CNXH, hòa bình an ninh Châu Âu và thế giới.
Củng cố và dặn dò: 
Củng cố: 
Những nhiệnm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH.
Cơ sở hình thành hệ thống XHCN.
Dặn dò: Học bài và xem tiếp bài 2. Soạn: 
Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào? 
Tiết 3: 	LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 – ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX.
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Giúp HS nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu .
Tư tưởng: 
Qua các  ... hức phản công quét quân xâm lược Pôn Pốt ra khỏi đất nước .
 2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc :
- Từ 1978 Trung Quốc cho quân đội khiêu khích, cắt viện trợ Þ Mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc (17/21979)
- Quân và dân ta chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc phải rút hết quân (18/3/1979).
5. Củng cố và dặn dò :
Củng cố : 
Sau hơn 10 năm đi lên CNXH (1976 – 1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào và còn có những khó khăn, yếu kém nào ?
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây -Nam và biên giới phía Bắc nước ta (1975 – 1979) đã diễn ra như thế nào ?
Bài tập : Lập bảng so sánh về những thành tựu đã đạt được giữa hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) và (1981 – 1985) :
Thành tựu
1976 – 1980 
1981 – 1985 
1. Nông nghiệp 
2. Công nghiệp 
3. KHKT
4. Văn hoá, giáo dục
Dặn dò : - Học bài .
Xem và soạn bài tiếp theo (trả lời câu hỏi cuối từng mục bài).
Tiết 48 : 	Bài 33 : 	VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 
ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TỪ 1986 ĐẾN 2000)
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : 
Cung cấp cho HS những hiểu biết về :
Sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới.
 2. Tư tưởng : 
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nướcgắn với chủ nghĩa xã hội, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới đất nước.
3. Kĩ năng : 
Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá con đường tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới.
II. Đồ dùng dạy học : 
Sử dụng tranh ảnh trong SGK. Đọc tài liệu tham khảo trong SGV, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 -1986), lần VII (6/1991), lần VIII (6/1996), lần IX (4/2001) ; Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập III, NXB Giáo dục - Hà Nội, 2003. 
III. Tiến trình tổ chức dạy và học :
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ : 
HS 1: Sau hơn 10 năm đi lên CNXH (1976 – 1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào và còn có những khó khăn, yếu kém nào ?
HS 2: Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây -Nam và biên giới phía Bắc nước ta (1975 – 1979) đã diễn ra như thế nào ?
3. Giới thiệu bài mới : 
4. Dạy và học bài mới :
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
-Gv nhắc lại những hành tựu mà đất nước đã đạt được trong 10 năm (1976-1985)và nêu hoàn cảnh cuả đất nước 
Pv: Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng nhà nước ta phải làm gì?
Chủ trương đổi mới cuả Đảng được đề ra trong những văn kiện nào ?
HS lắng nghe GV thuyết trình. Ghi vào vở.
Gv giảng theo từng kế hoạch của Nhà nước
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội dung sau : 
Nêu nhiệm vụ , mục tiêu ,kết quả đạt được cuả kế họach 5 năm ( 1986-1990 )? kế họach ( 1991-1995)? Kế họach ( 1996-2000 )?
Giáo viên tóm tắt những nội dung chính cuả từng kế hoạch , mục tiêu và kết quả
Cho học sinh đọc nội dung tham khảo trong SGV
Hướng dẫn các em xem các hình trong SGK
PV: Bên cạnh những thành tựu , chúng ta còn gặp những khó khăn và yếu kém nào?
* Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện 3 kế hoạch Nhà nước 5 năm ?
I. Đường lối đổi mới cuả Đảng
* Hoàn Cảnh đổi mới :
Trong thập niên 1976-1985 đã đạt những thành tựu và khó khăn ; khủng hoảng kinh tế, xã hội
* Chủ trương đổi mới
Đường lối đổi mới được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI( 12 – 1986 )và điều chỉnh bổ sung , phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Lần thứ VIII , lần thứ IX
II. Việt Nam Trong 15 Năm Thực Hiện Đường Lối Đổi Mới ( 1986-2000 )
Trong kế hoạch 5 năm ( 1986-1990 ): thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu cuả 3 chương trình kinh tế ,: lương thực , thực phẩm , hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Trong kế hoạch 5 năm ( 1991-1995 )Vượt qua khó khăn , ổn định và phát triển kinh tế , xã hội , chính trị , đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng
Trong kế hoạch 5 năm ( 1996-2000 )Mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh , đảm bảo quốc phòng an ninh , cải thiện đời sống nhân dân , nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế
5. Củng cố và dặn dò :
Củng cố : 
Sau hơn 10 năm đi lên CNXH (1976 – 1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào và còn có những khó khăn, yếu kém nào ?
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây -Nam và biên giới phía Bắc nước ta (1975 – 1979) đã diễn ra như thế nào ?
Bài tập : Lập bảng so sánh về những thành tựu đã đạt được giữa hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) và (1981 – 1985) :
Thành tựu
1976 – 1980 
1981 – 1985 
1. Nông nghiệp 
2. Công nghiệp 
3. KHKT
4. Văn hoá, giáo dục
Dặn dò : - Học bài .
 - Xem và soạn bài tiếp theo (trả lời câu hỏi cuối từng mục bài).
Tiết 49:	 Bài 34 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
I . Mục tiêu bài học: 
Kiến thức : 
Giúp HS nắm chắc một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu sau : 
Quá trình phát triển của Lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (năm 2000) qua các giai đoạn chính với những đặc điểm chính của từng giai đoạn. 
Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình pháp triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ đó.
Tư tưởng : 
Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, cũng cố niền tự hào dân tộc, niềm tin vào sự Lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của cách mạng và tiền đồ của tổ quốc.
Kỹ năng : 
Rèn luyện HS khả năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng gian đoạn. 
II. Thiết bị, tài liệu cho bài : 
GV hướng dẫn HS sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử từ năm 1919 đến nay, chủ yếu là các thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 
HS chuẩn bị bảng phụ để thảo luận và chơi trò chơi tiếp sức để cũng cố kiến thức.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài cũ : 
HS 1: Theo em phải hiểu đổi mới đất nước đi lên XHCNnhư thế nào? 
HS 2: Nhân dân ta đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 – 1991; 1991 – 1995; 1996 – 2000)
Giới thiệu bài mới: 
Bài mới: 
Để các em có thể hệ thống lại những kiến thức Lịch Sử Việt Nam từ 1919 đến nay (năm 2000), cô sẽ giúp các em tự hệ thống kiến thức đã học qua bài 34 “ tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.”
Các giai đoạn
Đặc điểm của tiến trình lịch sử
Giai đoạn 1919 - 1930
- Cuộc khai thác Việt Nam của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất với quy mô lớn, tốc độ nhanh 
- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 3.2.1930 – Cách Mạng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển.
Giai đoạn 
 1930-1945
- Các cao trào cách mạng :
1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tỉnh. 
1936 – 1939 cuộc vận động dân chủ
1939 – 1945 cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8.1945
a Cách mạng tháng 8.1945 thắng lợi a Ngày 2.9.1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH.
Giai đoạn 
 1945 - 1954
- Kháng chiến chống Pháp với đường lối : “ Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” a các chiến dịch : 
Việt Bắc 1947
Biên giới 1950
Điện Biên Phủ 1954 a Hiệp định Giơ - ne - vơ kí kết, miền bắc hoàn toàn giải phóng
Giai đoạn 
1954 - 1975
Kháng chiến chống Mỹ với nhiện vụ : 
* Miền Bắc: Làm cách mạng XHCN và chống 2 cuộc chiến tranh phá hoại(1965- 1968;1969-1973)
* Miền Nam : Làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân cụ thể chống: 
Chiến tranh một phía (1954 – 1960)
Chiến tranh Đặc biệt (1961 – 1965)
Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968)
Việt Nam hoá chiến tranh (1969 – 1973) 
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước
Giai đoạn 
1975 - 2000
Thống nhất đất nước đi lên CNXH : 
10 năm đầu còn nhiều khó khăn, thử thách 
12 1986 Đại hội Đảng lần VI thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, đất nước dành thắng lợi to lớn.
Hoạt động 1 : 
Mục I : các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử. 
Trước hết giáo viên chia HS làm 5 nhóm, hướng dẫn HS mỗi nhóm lập một bảng thống kê theo từng nôi dung : 
Nguyên nhân thắng lợi
Bài học kinh nghiệm
Phương hướng đi lên
Hoạt động 2: 
Mục II: Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên. 
GV chia nhóm thảo luận và giao cụ thể nội dung của từng nhóm thảo luận : 
Nhóm 1 thảo luận câu hỏi “ Nêu những nguyên nhân thắng lợi là do đâu?” 
Nhóm 2 + 3 thảo luận câu hỏi : “ Nêu những bài học kinh nghiệm”
Nhóm 4 và 5 thảo luận câu hỏi : “ Em hãy nêu phương hướng đi lên của Đảng và nhà nước ta? ”
Sau khi các em trình bày ý kiến của nhóm, GV đúc kết và nhấn mạnh những điểm chính về nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên của Đảng và Nhà nươc ta và viết tiếp vào bảng thống kê ở mục I các nội dung sau : 
Nguyên nhân thắng lợi
Bài học kinh nghiệm
Phương hướng đi lên
Sự lãnh đạo sáng suốt với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta.
- Nắm vững ngọn cờ lập dân tộc và CNXH.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân. Nhân dân là những người làm nên lịch sử. Tăng cường củng cố khối, đoàn kết toàn Đảng toàn dân; đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
- Sự Lãnh đạo đúng đắn của Đảng CSVN là nhân tố hàng đầu
- Độc lập dân tộc gắn với CNXH. 
- Đất nước độc lập và thống nhất đi lên CNXH theo đường lối đổi mới của Đảng là con đường pháp triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam
Củng cố và Dặn dò: 
Ôn từ bài 16à34 : KIỂM TRA HỌC KỲ II
Tiết 50 	KIỂM TRA HỌC KỲ II
Tiết 51	LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 52	LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 9 27042010.doc