Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì hai

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì hai

1. Kiến thức:

 - Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VN Cách mạng Thanh niên.

 

doc 142 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/12/2010
Ngày giảng: 22/12 (9A); 24/12 (9B)	
Tiết 19
 § 16 HỌAT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội VN Cách mạng Thanh niên.
2. Tư tưởng: 
 Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng .
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.
 - Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
 Gv :Tranh ảnh, tư liệu. Lược đồ về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
	Hs : xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV? : Em hãy nêu tình hình khái quát của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thư II.
HS : Trả lời giáo viên nhân xét và cho điểm.
3 Giới thiệu bài mới: 
 GV cho HS nhắc lại từ năm 1911 – 1918, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào? Dựa vào các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chúng ta cùng so sánh để thấy được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước? Từ năm 1921 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động như thế nào để chuẩn bị về tư tương và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS QS lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
GV gợi mở cho HS nhớ lại những nét chính về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1911 xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, Người ra đi tìm đường cứu nước. Từ 1911 " 1918, Người đi khắp châu Á - Âu - Mĩ , thâm nhập vào ptrào quần chúng kiếm sống và hoạt động CM. Qua đó Người rút ra kết lụân quan trọng đầu tiên về bạn và thù. 
­ Họat động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngòai trong những năm 1919 -1920?
HS: - Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, để phân chia quyền lợi các đế quốc thắng trận đã họp hội nghị ở Vec-xai, 1919 NAQ gửi tới hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân VN. 
 - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.
 - Tháng 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp.
 - Năm 1921, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
 ­ Mục đích và tác dụng của các họat động đó như thế nào?
HS: Những họat động ban đầu như yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn đội với nhân dân VN, nhân dân Pháp và thuộc địa Pháp.
ë GV cho HS thảo luận:
 ­ Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc quyết định đi theo con đường của CN Mac – Lênin đi theo con đường CM vô sản?
 HS: - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin" Tin vào Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba. 
 - Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba. 
 - Tham gia sáng lập Đảng CS Pháp " đánh dấu bước ngoặc trong họat động của NAQ, từ 1 người yêu nước trở thành người Cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến CN Mác- Lênin và đi theo con đường CM vô sản. 
 GV giảng thêm:
 - Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Luận cương đã chỉ ra cho Người con đường giành độc lập cho dân tộc. Người đã viết:”Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động....” 
 - Tháng 12/1920, Người tham gia Đảng xã hội Pháp. HS QS H.28 SGK. GV mô tả lại sự kiện này (tại Đại hội Tua).
 ­ Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
HS: - Các nhà yêu nước như: Phan Bội Châu tìm sang các nước Phương Đông (Nhật, TQ) gặp gỡ các chính khách của nước đó, xin họ giúp VN đánh Pháp và dùng chọn đấu tranh bạo động. Phan Chu Trinh chủ trương ôn hòa. 
 - Nguyễn Ái Quốc chủ trương sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của CN Mac Lênin và xác định con đường cứu nước theo CM tháng 10 Nga " con đường duy nhất đúng đắn [ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Hoạt động 2:
­ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên xô từ cuối năm 1923 " cuối 1924?
HS: - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành.
 - Năm 1924, Người dự đại hội lần V Quốc tế CS và phát biểu tham luận.
GVbổ sung: Sau khi tham gia Quốc tế cộng sản, Người viết bài cho báo sự thật của Đảng CS Liên Xô, cho tạp chí “Thư tín quốc tế” của Quốc tế cộng sản.
 Sau Đại hội lần thứ V của Quốc tế CS, Người tham gia dự đại hội Quốc tế thanh niên CS, Đại hội Quốc tế phụ nữ CS, Đại hội Quốc tế công đoàn...
Hoạt động 3
­ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp xúc với những nhà CM VN tại đây cùng một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên.
GV mở rộng :
- Phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta đến năm 1925 & mạnh mẽ, có những bước tiến mới. 
- Sau khi học tập nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) để thực hiện dự định về nước đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh. Liên lạc với các nhà yêu nước VN tại Quảng Châu, tìm hiểu tình hình thực tế, lựa chọn thanh niên... để thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên.
­ Chủ trương thành lập Hội VNCM thanh niên nhằm mục đích gì?
 HS: Nhằm đào tạo những cán bộ cách mạng, đem CN Mac Lênin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập chính Đảng vô sản.
 ­ Trình bày những họat động của Hội VN CM Thanh niên?
HS: Tổ chức hầu hết khắp cả nước, tham gia ở một số đoàn thể quần chúng ....
ë GV cho HS thảo luận:
­ Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở VN như thế nào?
HS đại diện nhóm nêu trả lời, nhận xét, bổ sung.
 - Về mặt tư tưởng, sau khi tìm được con đường con đường cứu nước đúng đắn theo CN Mac- Lênin, Nguyễn Ái Quốc ra sức học tập, nghiên cứu, để hoàn chỉnh lí luận CM của mình. Những quan điểm tư tưởng đó được giơi thiệu qua các tác phẩm, các bài báo của Người được bí mật chuyển về nước , đến với quần chúng nhân dân, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển và chuyển biến theo xu hướng CMVS. Đây là cơ sở cho đường lối CMVN được Người trình bày trong cuốn Đường Cách mệnh, Chính cương, Sách lược vắn tắt.
 - Về mặt tồ chức, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội VN CM Thanh niên đào tạo những người CM trẻ tuồi, truyền bá CM Mác- Lênin, họat động tích cực trong ptrào yêu nước và ptrào công nhân.
 GV nhấn mạnh thêm về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội VN CM thanh niên.
I NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917 – 1923).
- 1919, NAQ gửi tới hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân VN. Yêu sách kg được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ.
- 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.
- 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
II . NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN XÔ ( 1923 – 1924).
- 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành.
- 1924, Người dự đại hội lần V Quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận.
III. NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924 – 1925).
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) và thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên (6/1925).
- Người trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, xuất bản báo Thanh Niên, viết sách “Đường cách mệnh”.
- Năm 1928, Hội VNCM Thanh Niên chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ...truyền bá CN Mac Lênin vào trong nước.
 4. Củng cố: 
 a/ Hoàn thành bảng niên biểu về họat động của Nguyễn Ái Quốc t ừ 1911 – 1925.
Thời gian
 Họat động của Nguyễn Ái Quốc
1911
1219
1920
1921
1923
1924
1925
- Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước.
 - NAQ gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An ANam.
- 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. 12/1920, Người tham gia Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng CS Pháp.
- Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
- 6/1923, Người sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành.
- Người dự đại hội lần V Quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (TQ) 
- Thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên (6/1925).
5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 17 tìm hiểu CM VN trước khi Đảng CS VN ra đời.
§ Phong trào đấu tranh của CN, viên chức, HS học nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những điểm mới nào? 
§ Tân Việt CM Đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?
Ngày soạn: 24/12/2010
Ngày giảng: 25/12 (9A) 28/12 (9B)
Tiết 20
§ 17 CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI
 ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam. 
- Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Tân Việt Cách mạng đảng. Chủ trương và hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng, sự khác nhau của tổ chức này với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài.
2. Tư tưởng: 
GD cho HS lòng kính yêu khâm phục các bậc tiền bối.
3. Kỹ năng: 
Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Bản đồ Việt Nam. Những tài liệu về tiểu sử, họat động của các nhân vật lịch sử và các tài liệu đề cập đến Tân Việt Cách mạng Đảng.
	HS : Học bài và xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 a/ Hoàn thành bảng niên biểu về họat động của Nguyễn Ái Quốc t ừ 1911 – 1925.
Thời gian
 Họat động của Nguyễn Ái Quốc
...
b/ Người đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở VN như thế nào?
 3. Dạy bi mới
* Giới thiệu bài mới: 
GV cho HS nhắc lại chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (chủ trương vô sản hóa). GV nhấn mạnh Hội Việt Nam Cách mạn ... iên chính thức thứ 7 của ASEAN.
. Theo em , những thành tựu chúng ta đạt được trong 15 năm đổi mới có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HS:
. Trong đổi mới chúng ta còn có những hạn chế và yếu kém gì?
HS:
GV cho HS xem H.88, 89, 90: giới thiệu sự thay đổi của nước ta sau 15 năm đổi mới.
GV kết luận:
 Tuy chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới.Nhưng chúng ta còn không ít khó khăn, yếu kém để đi lên, thoát khỏi đói nghèo, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
I. Đường lối đổi mới của Đảng.
1. Hoàn cảnh đổi mới:
a. Trong nước:
- Sau khi đất nước thống nhất , chúng ta thực hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm,đạt được những thắng lợi đáng kể, nhưng gặp không ít khó khăn, yếu kém ngày càng trầm trọng.
- Đất nước trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế xã hội.
b. Thế giới:
- Do tác động của cuộc CM khoa học kĩ thuật.
- Sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu.
- Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.
" Đảng chủ trương đổi mới.
2. Đường lối đổi mới:
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (12/1986) được bổ sung và điều chỉnh ở Đại hội VII, VIII, IX.
- Nội dung :
+ Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả, với những bước đi thích hợp.
+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa đổi mới kinh tế luôn gắn liền với chính rị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000).
1. Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990.
a. Mục tiêu:
- Cả nước tập trung lực lượng giải quyết 3 chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
b. Thành tựu:
- Lương thực : từ chỗ thiếu ăn thường xuyên.
+ 1989: ta xuất 1,5 triệu tấn gạo, đứng thứ 3 thế giới.
+ 1990: Bảo đảm lương thực có xuất khẩu.
+ Hàng tiêu dùng dồi dào hơn, hàng hóa trong nước sản xuất tăng.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng cả về quy mô lẫn hình thức.
+ Từ 1989, bắt đầu xuất hàng có giá trị là gạo và dầu thô.
" Đời sống nhân dân ổn định hơn.
2. Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995):
a. Mục tiêu:
- Cả nước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị, về cơ bản đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.
b. Thành tựu:
- Tình trạng đình đốn sản xuất và rối ren trong lưu thông được khắc phục.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP 8,2%, nạn lạm phát bị đẩy lùi.
- Kinh tế đối ngoại phát triển.
- Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học gắn liền với kinh tế, xã hội.
3. Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) :
a. Mục tiêu:
- Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.
- Bảo đảm an ninh, giữ vững quốc phòng.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
b. Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng khá, GDP 7% năm. 
- Nông nghiệp phát triển liên tục.
- Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển, trong 5 năm xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD.
+ Nhập khẩu 61 tỉ USD.
+ Vốn đầu tư nước ngoài đưa vào thực hiện được 10 tỉ USD.
- Khoa học – Công nghệ chuyển biến tích cực.
- GD đào tạo phát triển nhanh.
- Chính trị, xã hội cơ bản ổn định.
- An ninh quốc phòng tăng cường.
- Quan hệ đối ngoại mở rộng.
4. Ý nghĩa lịch sử của đổi mới:
- Những thành tựu của 15 năm đổi mới đã làm tăng sức mạnh tổng hợp thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân.
- Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN.
- Nâng cao vị thế nước ta trên thị trường quốc tế.
5. Hạn chế yếu kém:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa xã hội còn bức xúc gay gắt, chậm giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống ở 1 số cán bộ Đảng viên còn nghiêm trọng.
 3. Củng cố: 
 a.Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
 b. Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
 c. Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 "2000).
 d. Hạn chế và yếu kém trong quá trình đổi mới (1986 "2000).
4. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 34 tìm hiểu : Tổng kết lịch sử VN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
 - Điểm lại các giai đoạn lịch sử qua các giai đoạn từ 1919 1975 và từ 1975 đến nay ? 
Nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm , phương hướng đi lên ?
Tuần : 35
Tiết : 49
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 * Giúp HS nắm chắc một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu sau:
- Quá trình phát triển lịch sử của dân tộc từ năm 1919 đến nay ( năm 2000) qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
- Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó.
2. Tư tưởng: 
 - Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của CM và tiền đồ của Tổ quốc.
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Cho HS sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử từ 1919 đến nay, chủ yếu là các thành tựu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 a.Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
 b. Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
 c. Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 "2000).
3 Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học lịch sử VN từ 1919 " đến nay, để giúp các em hệ thống hóa những kiến thức đã học các giai đoạn lịch sử đã qua và những nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm rút ra được trong thời kì lịch sử này. Hôm nay chúng sẽ tổng kết lịch sử VN từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 2000.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
­ Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của lịch sử VN giai đoạn 1919 – 1930.
 HS: -
­ Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của CM VN giai đoạn 1930– 1945.
HS: -
­ Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của phong trào CM VN giai đoạn 1945– 1954.
HS: -
­ Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1954 – 1975.
HS: -
­ Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1975 đến nay.
HS: -
GV cho HS xem H.91: Mô hình kinh tế trang trại (nông nghiệp). H.92: Cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền, đây là 2 biểu tượng của quá trình đổi mới.
Hoạt động 2:
­ Em hãy những nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của CMVN (1919 " nay)
HS:
GV cho HS xem H.84: ta bắt đầu khai thác dầu mỏ Bạch Hổ. H.85: ta xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng.
­ Trải qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo CM, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì?
HS:
I. Các giai đoạn lịch sử chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
1. Giai đoạn 1919 – 1930:
- Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ 2, xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa.
- 3/2/1930, Đảng CSVN ra đời, từ đó CMVN chấm dứt sự khủng hoảng về đường hướng và lãnh đạo CM.
2. Giai đoạn 1930 – 1945:
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo cao trào CM 1930 -1931, sau đó bị địch dìm trong máu lửa. Nhưng đó là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của CM tháng 8 1945.
- Sau phong trào tạm lắng 1932 -1935, CM được khôi phục bùng lên lên với khí thế mới.
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939, chống bọn phản động thuộc địa đòi “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
- Cao trào này Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người. Đó thực sự là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của CM tháng 8 1945.
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, phát xít Nhật vào ĐD.
- 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân cơ hội đó, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
- 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
3. Giai đoạn 1945 – 1954:
- CM tháng 8 thành công, chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.
- 19/12/1946, Đảng phát động toàn dân đứng lên k/c với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh với nỗ lực cao nhất, dân tộc ta đã lập nên chiến thắngĐBP (7/5/1954) chấn động địa cầu.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại miền Bắc.
4. Giai đoạn 1954 – 1975:
- Sau khi k/c chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm 2 miền.
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền Nam Bắc cùng 1 lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau:
+ Miền Bắc xây dựng CNXH.
+ Miền Nam tiếp tục hoàn thành CM dân tộc, dân chủ nhân dân.
- Sau hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975, kết thuc 1thắng lợi cuộc k/c chống Mĩ, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH.
5 Giai đoạn 1975 " nay:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
- 12/1976, đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường chủ yếu cả nước đi lên CNXH.
- Đổi tên Đảng Lao động VN thành Đảng CSVN.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đạt nhiều thành tựu và gặp không ít khó khăn thiếu sót.
- 12/1986, Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới.
- Chúng ta đạt được thành tựu to lớn về nhiều mặt, chủ yếu là về kinh tế.
- Tuy vậy, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng chúng ta nhất định thành công.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên kì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng kẻ thù hùng mạnh.
- Trong quá trình xây dựng XHCN, chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng còn tồn tại không ít thiếu sót, sai lầm.
"12/1986, Đại hội lần VI của Đảng
b. Thành tựu: đã đề xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Dưới sự lảnh đạo của Đảng, với đường lối giương cao 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
- Củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thành công của CM.
- Tăng cường khối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với nhà nước và các cơ quan dân cử.
 3. Củng cố: 
 a.Em hãy nêu nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử (1919 " nay).
 b. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của CMVN (1919 " nay).
 c. Nêu những bài học kinh nghiệm lảnh đạo của Đảng ta từ 1919 " nay.
4. Dặn dò: HS về nhà học bài để chuẩn bị cho kiểm tra hiọc kì II 
Học từ tuần 19 đến hết .
Tuần : 34
Tiết :50
Ngày soạn :
Ngày dạy :
THI HỌC KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 9 HK II Bac Can.doc