Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (tiết 5)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (tiết 5)

Về kiến thức:HS nắm được

- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế

- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945

- Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới.

Về tư tưởng

- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sửcủa công cuộc xây dựng CNXHở Liên Xô và các nước Đông Au

 

doc 91 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay (tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU THẾ CHIẾN HAI
Tuần : Tiết:1
Ns: Nd:
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Aâu từ năm 1945
đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Mục tiêu
Về kiến thức:HS nắm được
Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế 
Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945
Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới.
Về tư tưởng 
Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sửcủa công cuộc xây dựng CNXHở Liên Xô và các nước Đông Aâu
Trân trọng tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển
Về kĩ năng:Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử
Thiết bị-đồ dùng dạy &học:
Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu 
Một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô, các nước Đông Âu trong giai đoạn từ sau năm 1945 đến năm 1970
Tiến trình :
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (5’)
trước đó các em đã học ở lớp 8 giai đoạn đầu của lịch sử thế giới hiện đại, từ cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đến năm 1945 – khi kết thúc cuộc CTTG II.
I/. LIÊN XÔ: 
Hoạt động gv &hs
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:( CÁ NHÂN/ CẢ LỚP)(10’)
HS nắm được hoàn cảnh LX khi tiến hành khôi phục kinh tế sau CTTG II.
 ? Em có nhận xét gì về sự thiệt hại cuả LX trong CTTG/II?
=> sự thiệt hại rất to lớn về người và của của LX , đất nước gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt nổi.
-GV có thể so sánh những thiệt hại của LX so với các nước đồng minh để thấy rõ hơn sự thiệt hại của LX là to lớn còn các nước đồng minh là không đáng kể.
 - GV nhấn mạnh cho HS thấy nhiệm vụ to lớn của LX là khôi phục kinh tế.
1/. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới II ( 1945- 1950):
- Liên xô chịu tổn thất nặng nề sau CTTG/II: 20tr người chết, 1710 thành phố 70 nghìn làng mạc bị tiêu huỷ
à ĐẢNG – nhà nước Liên xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế.
- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần IV ( 1946-1950):
* Kết qủa:
- Công nghiệp: 1950à SXCN tăng 73% so với trước CT
- Nông nghiệp: bước đầu khôi phục 
- Khoa học- kỹ thuật : 1949à chế tạo thành công bom nguyên tử
 HOẠT ĐỘNG 2:( NHÓM)(15’)
 hiểu được hoàn cảnh LX xây dựng CNXH .
 * Tổ chức thực hiện:
-GV giải thích khái niệm:” Thế nào là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH”.--> Đó là nền sản xuất đại cơ khí với công nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- GV nói rõ: Đ ây là việc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH mà HS đã được học đến năm 1939.
 ? Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng CNXH ở LX?
- GV nêu phương hướng chính của các kế hoạch 5 năm, 7 năm theo SGK./4
- HS đọc số liệu SGK/4 về những thành tựu
- GV nêu rõ những nội dung chính về thành tựu của LX tính đến nửa đầu những năm 70 /XX 
- GV giới thiệu tranh ảnh về những thành tựu của LX 
- HS cho thí dụ về sự giúp đỡ của LX đối với các nước trên thế giới trong đó có VN.
2/. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ( từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX )
- Hoàn cảnh:
 TB phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá LX 
Thành tựu:
- Về kinh tế:LX là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ 2 thế giới 
- các ngành KHKT đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ
- Về quốc phòng :đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự 
- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình . 
 IV/. Củng cố: (5’)
 . Những thành tựu của LX trong công cuộc khôi phục KT, xây dựng CSVC-KT. Của CNXH ?
=>Công nghiệp: 1950à SXCN tăng 73% so với trước CT
- Nông nghiệp: bước đầu khôi phục 
- Khoa học- kỹ thuật : 1949à chế tạo thành công bom nguyên tử
 V/. Dặn dò:
 - Học thuộc bài.
 - Tập trả lời câu hỏi SGK. 
Tuần: Tiết:2 Bài 1: ( TT ) II/. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU.
Ns: Nd:
I/. Mục tiêu :
Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Đ ông  u và công cuộc xây dựng CNXH ở Đ ông  u ( từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX.)
- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống XHCN,
2. Tư tưởng:
- Khẳng định những đóng góp của Đ/Â trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới
 Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế của HS
3.Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ TG để xác định vị trí của từng nước ĐÂ.
II/. Thiết bị:
Tranh ảnh về Đ/Â ( từ 1949 à những năm 70)
Bản đồ các nước Đ/ Âu và thế giới
 III/. Tiến trình :
Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật của LX từ 1950à những năm 70 của thế kỷ XX ?
=>Công nghiệp: 1950à SXCN tăng 73% so với trước CTNông nghiệp: bước đầu khôi phục 
- Khoa học- kỹ thuật : 1949à chế tạo thành công bom nguyên tử
 .Gíơi thiệu bài mới:
 - Từ sau CTTG/I kết thúcà 1 nước XHCN là LX đã ra đời. Đến sau CTTG/II đã có nhiều nước XHCN ra đời, đó là những nước nào? Qúa trình xây dựng CNXH ở những nước này diễn ra như thế nào và đạt được thành tựu ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG I: CÁ NHÂN/ NHÓM (15’)
 HS nắm được sự ra đời của các nhà nước dân chủ hân dân Đ ông Âu.
- HS đọc SGK/5 đoạn về sự ra đời nha nước Đ ông Âu
? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung trong đó chú ý đến vai trò của nhân dân và Hồng quân LX.
- Yêu cầu HS xác định vị trí 8 nước Đông Âu trên bản đồ
=> lên bảng điền 
? Để hoàn thành những nhiệm vụ CM/DCND các nước Đông Âu cần làm những việc gì?
=> về chính quyền, cải cách ruộng đất, công nghiệp..
GV nhận xét, bổ sung ,hoàn thiện ý trả lời của HS.
- Những nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu ? 
=>Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
 Cải cách ruộng đất,
HOẠT ĐỘNG II: CẢ LỚP/CÁ NHÂN (15’)
 HS nắm được những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu 
- GV cho HS lập bảng thống kê về những thành tựu của Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH 
Tên nước	Những thành tựu chủ yếu
-HS trình bày kết qủa của mình. HS khác nhận xétà GV bổ sung hoàn thiện nội dung.
HOẠT ĐỘNG 3: CÁ NHÂN/ NHÓM (5’)
 HS nắm được việc ra đời hệ thống XHCN
? Tại sao hệ thống XHCN ra đời?
à đều có Đảng CS và công nhân lãnh đạo, lấy CN/MLN làm nền tảng 
- HS dựa vào SGK trả lời.
? Về quan hệ kinh tế, văn hóa ,KHKT các nước XHCN có hoạt động gì ?
=>sự ra đời của khối SEV, mục đích,vai trò của khối SEV, vai trò của LX trong khối SEV.
- GV hướng dẫn HS trình bày về sự ra đời và vai trò của khối Vac-sa-Va.
1. Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu
a. Hoàn cảnh:
- Hồng quân LX truy kích phát xít.
- Nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân:
 + Cộng hòa Ba Lan( 7/1944)
 + Cộng hòa Ru- ma-ni ( 8/1944)
b. Hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân:
 -Xây dựng chính quyền 
- Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp 
- Ban hành các quyền tự do dân chủ.
2. Các nước Đông Âu xây dựng CNXH ( từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX) 
a. Những nhiệm vụ chính:
- Xóa bỏ sự áp bức ,bóc lột của GCTS , đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể,công nghiệp hóa 
b. Thành tựu:
- Hoàn thành các kế hoạch dài hạn :
 + Đầu những năm 70 của thế kỷ XX các nước Đông Âu đều trở thành những nước công- nông nghiệp phát triển
+An-ba-ni: điện khí hóa cả nước
+Ba- Lan: sản lượng công-nông nghiệp tăng gấp đôi
+Bun-ga-Ri: sản xuất công nghiệp 1975 tăng 55 lần so với 1939
III/. Sự hình thành hệ thống XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:
- 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời( SEV)
- 14/5/1955 tổ chức Hiệp ứơc Vacsava thành lập
IV/ Củng cố: (5’)
Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống XHCN?
=> hồng quân Liên Xô truy kích phát xít..
V/.Dặn dò:
 - Học thuộc bài, đọc trước bài 2
 - Tập trả lời câu hỏi SGK.
Tuần : Tiết:3
Ns: Nd: Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Aâu từ giữa những 
	 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
Mục tiêu
Về kiến thức
Giúp HS nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Về tư tưởng
 thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu 
tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước ta theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Về kĩ năng
Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử
II. Thiết bị dạy học :
Tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
Tranh ảnh về một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu
III. Tiến trình :
Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần phải tiến hành những công việc gì?
=> xây dựng nhà nước dân chủ , công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Giới thiệu bài mới :
Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã dạt những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế , sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : cá nhân (15’)
 - Nội dung kiến thức cần đạt: tình hình LX
 - Tổ chức thực hiện:
Trước hết , GV cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi : “ Tình hình Liên Xô giữa những năm 70 đến 1985 có điểm gì nổi cộm?
Gợi ý : tình hình kinh tế? Chính trị xã hội? Khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 đã tác động đến nhiều m ... n
-Chủ trương đổi mới cuả Đảng được đề ra trong những văn kiện nào ?
=>Đường lối đổi mới được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
I/ Đường lối đổi mới của đảng: 
* Sau khi thực hiện 2 kế hạch 5 năm , ta gặp không ít những khó khăn.
* Đường lối đổi mới được đề ra , tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI( 12 – 1986 )và điều chỉnh bổ sung , phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Lần thứ VIII , lần thứ IX
Hđ 2 : (20’)Việt Nam Trong 15 Năm Thực Hiện Đường Lối Đổi Mới 
-Nêu nhiệm vụ , mục tiêu ,kết quả đạt được cuả kế họach 5 năm ( 1986-1990 )?kế họach ( 1991-1995? Kế họach ( 1996-2000 )
=>tóm tắt những nội dung chính cuả từng kế hoạch , mục tiêu và kết quả
Cho học sinh đọc nội dung tham khảo trong SGV
Hướng dẫn các em xem các hình trong SGK
-Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện 3 kế hoạch Nhà nước 5 năm ? 
=>tăng trưởng kinh tế nhanh , đảm bảo quốc phòng an ninh , cải thiện đời sống nhân dân
II/ Việt Nam Trong 15 Năm Thực Hiện Đường Lối Đổi Mới ( 1986-2000 )
-Trong kế hoạch 5 năm ( 1986-1990 ): thực hiện & đạt được nhiệm vụ, mục tiêu cuả 3 chương trình kinh tế ,: lương thực , thực phẩm , hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
-Trong kế hoạch 5 năm ( 1991-1995 )Vượt qua khó khăn , ổn định và phát triển kinh tế
-Trong kế hoạch 5 năm ( 1996-2000 )Mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh , đảm bảo quốc phòng an ninh , cải thiện đời sống nhân dân .
IV/Củng cố : (5’)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa
Ý nghĩa cuả những thành tựu về kinh tế – xã hội trong 15 năm đổi mới ( 1986-2000)
Nêu những khó khăn và tồn tại về kinh tế – văn hoá sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới ( 1986-2000 )
V/ Dặn dò :
Học bài và xem trước bài 34 
Tập trả lời câu hỏi SGK.
Tuần : Tiết:
Ns: Nd:
 Bài 34 : TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
A . Mục tiêu bài học: 
Kiến thức : hs nắm dược
Quá trình phát triển của Lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (năm 2000) qua các giai đoạn chính với những đặc điểm chính của từng giai đoạn. 
Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình pháp triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ đó.
Tư tưởng : 
Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, cũng cố niền tự hào dân tộc, niềm tin vào sự Lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của cách mạng và tiền đồ của tổ quốc.
Kỹ năng : 
Rèn luyện HS khả năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng gian đoạn. 
B. Thiết bị - tài liệu : 
GV hướng dẫn HS sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử từ năm 1919 đến nay, chủ yếu là các thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 
HS chuẩn bị bảng phụ để thảo luận và chơi trò chơi tiếp sức để cũng cố kiến thức.
C. Tiến trình : 
 1/Kiểm tra bài cũ : (5’)
-Việt Nam Trong 15 Năm Thực Hiện Đường Lối Đổi Mới ( 1986-2000 )?
=>Trong kế hoạch 5 năm ( 1986-1990 ): thực hiện & đạt được nhiệm vụ, mục tiêu cuả 3 chương trình kinh tế ,: lương thực , thực phẩm , hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
-Trong kế hoạch 5 năm ( 1991-1995 )Vượt qua khó khăn , ổn định và phát triển kinh tế
2/Giới thiệu bài mới: 
Để các em có thể hệ thống lại những kiến thức Lịch Sử Việt Nam từ 1919 đến nay (năm 2000), cô sẽ giúp các em tự hệ thống kiến thức đã học qua bài 34 “ tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.”
Hđ 1 :(25’) h s thảo luận nhóm
Các giai đoạn
 Đặc điểm của tiến trình lịch sử
1. Giai đoạn
1919 - 1930
- Cuộc khai thác Việt Nam của thực dân Pháp 
- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 3.2.1930 
 2/Giai đoạn
1930-1945
- Các cao trào cách mạng :
1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tỉnh. 
1936 – 1939 cuộc vận động dân chủ
1939 – 1945 cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8.1945
a Ngày 2.9.1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập 
3.Giai đoạn
1945 - 1954
- Kháng chiến chống Pháp với đường lối 
 *Việt Bắc 1947
*Biên giới 1950
*Điện Biên Phủ 1954 a Hiệp định Giơ - ne - vơ 
4.Giai đoạn
1954 - 1975
Kháng chiến chống Mỹ với nhiện vụ : 
* Miền Bắc: Làm cách mạng XHCN 
* Miền Nam : chống 
Chiến tranh Đặc biệt (1961 – 1965)
Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968)
Việt Nam hoá chiến tranh (1969 – 1973) 
 Xuân 1975 Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 
5.Giai đoạn
1975 - 2000
Thống nhất đất nước đi lên CNXH : 
10 năm đầu còn nhiều khó khăn, thử thách 
 Đất nước giành thắng lợi to lớn.
Hđ 2: (10’)hs thảo luận nhóm
Nguyên nhân thắng lợi
Bài học kinh nghiệm
Phương hướng đi lên
Sự lãnh đạo sáng suốt với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta.
- Nắm vững ngọn cờ lập dân tộc và CNXH.
- Tăng cường củng cố khối, đoàn kết toàn Đảng toàn dân , đoàn kết quốc tế.
- Sự Lãnh đạo đúng đắn của Đảng CSVN là nhân tố hàng đầu
- Độc lập dân tộc gắn với CNXH. 
IV/Dặn dò: Ôn từ bài 16à34 : KIỂM TRA HỌC KỲ II
Tuần : Tiết :
Ns: Nd:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 6: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TỪ 1930-1939
I/ Mục tiêu: hs nắm được
1/ Kiến thức:
- Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Tiền giang
-Sự phục hồi & / phong trào cách mạng 1932-1935. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939
2/ Kỹ năng:
-phân tích – so sánh
3/ Tư tưởng:
Tự hào về truyền thống cách mạng ở địa phương
II/ Đồ dùng – thiết bị dạy & học:
Bảng phụ
Tài liệu liên quan
III/ Tiến trình:
*KTBC: (5’)
-
Giới thiệu bài; Cùng với sự / của cuộc vận động dân chủ 1936-1939 trên cả nước, cuộc vận động này ở địa phương ta cũng diễn ra , nó diễn tiến ra sao? Ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động dạy & học
Nội dung
Hđ 1 : (15’) phong trào cách mạng 1930-1931:
- Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 30 – 31 ở thế giới?
=>khủng hoảng kinh tế 29-33
- Các phong trào từ 5/1930?
=> đòi tăng lương , giảm giờ làm , bãi công , bãi thị , bãi khoá.
Hđ 2 : ( 15’) Sự phục hồi & / phong trào cách mạng 1932-1935. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939:
- Cuộc vận động dân chủ ở Tiền Giang được phát động trong bối cảnh nào?
=>chính sách tiến bộ của chính phủ mới ở P
- Các hình thức đấu tranh của nông dân?
=>đòi giảm tô giảm tức, tăng tiền công gặt
- Các cuộc biểu tình của công nhân?
=>1936: công nhân hãng Xáng đình công
1937-1939: côngnhân hãng Xáng , hãng Dầu, Giếng Nước , Nhà đèn liên tục đình công.
1/ Phong trào cách mạng 1930-1931:
- Cuộc khủng hoảng 1929-1933 làm cho nền kinh tế Tiền Giang rơi vào kiệt quệ
- 5/1930, hàng loạt các phong trào cách mạng nổ ra; bãi công , bãi thị đòi giảm thuế.
- phong trào 1930-1931 có ý nghĩa to lớn; tấn công thực dân phong kiến tay sai.
2/ Sự phục hồi & / phong trào cách mạng 1932-1935. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939:
- Đầu 1936, đảng bộ tỉnh phát động nhân dân đấu tranh khắp địa bàn.
-Nông thôn: đòi giảm tô , giảm tức, tăng tiền công gặt.
-1936: công nhân hãng Xáng đình công
-1937-1939: công nhân hãng Xáng , hãng Dầu, Giếng Nước , Nhà đèn liên tục đình công.
IV/ Cũng cố: (5’)
-Phong trào cách mạng 1930-1931?
=> Cuộc khủng hoảng 1929-1933 làm cho nền kinh tế Tiền Giang rơi vào kiệt quệ
 5/1930, hàng loạt các phong trào cách mạng nổ ra; bãi công , bãi thị đòi giảm thuế.
 phong trào 1930-1931 có ý nghĩa to lớn; tấn công thực dân phong kiến tay sai.
V/ Dặn dò: về học bài thật kỹ
..#...............
Tuần : Tiết:
Ns: Nd:
BÀI 7: CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở TIỀN GIANG (1939-1945)
I/ Mục tiêu: hs nắm được
1/ Kiến thức:
- Diễn biến khởi nghĩa Nam kì ở TG
-Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở TG
-Sự phục hồi & / phong trào cách mạng 1941-1945
2/ Kỹ năng:
-phân tích – so sánh
3/ Tư tưởng:
Tự hào về truyền thống cách mạng ở địa phương
II/ Đồ dùng – thiết bị dạy & học:
Bảng phụ
Tài liệu liên quan
III/ Tiến trình: 
* KTBC: (5’)
-
* Bài mới: Cùng với khí thế cách mạng trong tháng Tám 1945 , tỉnh ta đã có những hoạt động cách mạng sôi nổi.
Hoạt động dạy & học
Nội dung
Hđ 1 : (15’) khởi nghĩa Nam Kì
-đảng bộ tỉnh chọn nơi nào làm địa điểm họp bàn khởi nghĩa?
=> xã Thạnh Phú , Châu Thành 
- Hoạt động chuẫn bị khởi nghĩa?
=>sắm vũ khí , rèn gươm , luyện võ , tích lương.
-Tại sao khởi nghĩa ở TG nổ ra đúng kế hoạch?
=>khởi nghĩa ở Sài Gòn bị lộ.
Hđ 2 : (15’)Sự phục hồi & / phong trào cách mạng ( 1941-1945). Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở TG:
-Nêu hoạt động cuối 1943?
=> các cơ sở đảng dần khôi phục
- Sau khi Nhật đảo chính Pháp?
=>tất cả chuẩn bị sẳn sàng cho thời cơ khởi nghĩa.
-Nêu sự kiện 17/8/1945?
=> Tỉnh uỷ Mỹ Tho phát lệnh tổng khởi nghĩa
- Diễn biến tổng khởi nghĩa?
=> ta đánh chiếm toà án, kho bạc, bót cảnh sát, bót mật thám. 
1/ Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 ở Tiền Giang:
- Từ 8-11/1940 tại Thạnh Phú – Châu Thành, đảng bộ tỉnh họp bàn khởi nghĩa.
- 0h 23/11/1940 khởi nghĩa bùng nổ & lan rộng.
- Lá cờ đỏ sao vàng được cắm tại đình Long Hưng ( Châu Thành)
-Cuộc khởi nghĩa bị khủng bố dã man
2/ Sự phục hồi & / phong trào cách mạng ( 1941-1945). Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở TG:
-Cuối 1943 các cơ sở đảng dần được khôi phục.
-17/8/1945, nhận thấy thời cơ chín muồi, tỉnh uỷ phát lệnh tổng khởi nghĩa.
=> khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
Nguyên nhân thắng lợi:
+ Lòng yêu nước nồng nàn
+Sự lãnh đạo sáng suốt của đảng
+ Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
IV/ Cũng cố: (5’)
-Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 ở Tiền Giang?
=> Từ 8-11/1940 tại Thạnh Phú – Châu Thành, đảng bộ tỉnh họp bàn khởi nghĩa.
 0h 23/11/1940 khởi nghĩa bùng nổ & lan rộng.
Lá cờ đỏ sao vàng được cắm tại đình Long Hưng ( Châu Thành)
V/ Dặn dò: học bài thật kỹ & đọc trước bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Su 9(6).doc