Giáo án lớp 9 môn lịch sử - Năm 2010 -2011

Giáo án lớp 9 môn lịch sử - Năm 2010 -2011

. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức :

- Giúp học sinh nắm được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

 2. Tư tưởng :

- Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới.

 

doc 80 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn lịch sử - Năm 2010 -2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 	Ngày soạn : 22/8/2010	
Tiết 1	 	Ngày gang : 25/8/2010
PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠITỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương 1:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1:LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH 
THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức : 
- Giúp học sinh nắm được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
 2. Tư tưởng : 
- Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới.
 3. Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử trong hoàn cảnh cụ thể.
II. Thiết bị :
- Bản đồ các nước Châu Âu
- Một số tranh ảnh về thành tựu của Liên Xô
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài mới : gv tự giới thiệu
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cơng cuộc khơi phục kinh tế.
Gv: Chỉ vị trí của LX trên bản đồ.
Ø Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô phải khôi phục kinh tế ? 
Ø Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô đã chịu những tổn thất như thế nào? 
Ø Em hãy cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật mà Liên Xô đã đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950) ?
ØEm có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kỳ khôi phục kinh tế, nguyên nhân của sự phát triển đó?
GV: Kết luận
Hoạt động 3 :
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
HS: Thảo luận 
Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
HS báo cáo, gv tổng kết.
Ø Nêu phương hướng phát triển của LX giai đoạn 1950-1970?
Ø Nêu những thành tựu chủ yếu của liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1950 đến đầu những 70 của thế kỷ XX? 
GV: Cho học sinh quan sát hình 1/5sgk “vệ tinh nhân tạo dầu tiên của liên Xô”
Ø Ý nghĩa của những thành tựu mà LX đạt được?
Ø Nêu chính sách đối ngoại của Liên Xô?
I. LIÊN XÔ
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
 -Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai Năm 1946 Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch dài hạn lần thứ 4(1946-1950)
-Kết quả:
 + Kinh tế được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao.
 + Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử .
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
*Phương hướng:
-Chú trọng phát triển công nghiệp nặng,
-Thâm canh trong nông nghiệp,
-Phát triển KHKT,
-Củng cố quốc phòng.
*Kết quả:
-Trở thành cường quốùc công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới. 
-KHKT: 
+ 1957 phóng VT nhân tạo
+ 1961 đưa con người vào vũ trụ.
-Đối ngoại: Thực hiện chính sách hoà bình, tích cực ủng hộ PTCM thế giới
3.Củng cố: 
Câu 1. Liên Xô đã tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế ntn?
Câu 2. Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1950 đến đầøu những năm 70 của thế kỷ XX?
4.Dặn dò:
Học bài và chuẩn bị nội dung
-Hoàn cảnh ra đời của các nước Đông âu.
-Thành tựu màg nhân dân ĐÂ đạt được?	
*Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------
Tuần 2	 Ngày soạn : 20/8/2010	
Tiết 2	 Ngày giảng :21/8/2010	 	 	
Bài 1(TT):
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
TỪ NHỮNG NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức : Học sinh nắm được:
- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
 2. Tư tưởng : 
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu với sự nghiệp cách mạng nước ta.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế
 3. Kĩ năng : 
- Biết sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu lịch sử
II. Thiết bị :
 - Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Bản đồ thế giới
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ :
Câu1: Trình bày những thành tựu của nhân dân Liên Xô từ năm 1945-1950 ?
Câu2: Từ năm 1950 đến năm 1970 Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì về kinh tế và khoa học kĩ thuật ?
Bài mới :
 Giới thiệu bài mới :
 Các nước Đông Âu sau khi giành được độc lập đã bắt tay ngay vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên con đường đó họ đã đạt được những thành tựu như thế nào?
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Hs: Đọc mục1/ tr 5sách giáo khoa
Ø Hoàn cảnh nào các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu giành chính quyền?
Ø Thế nào là nhà nước dân chủ nhân dân? 
Gv: Yêu cầu học sinh chỉ và nêu tháng, năm thành lập của các nước (Balan: 7-1944, Rumani: 8-1944, Hunggari: 4-1945, Tiệp Khắc: 5-1945....)
Ø Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu trong những năm 1945-1949 có ý nghĩa như thế nào? 
Gv: Dùng bản đồ thế giới chỉ vị trí các nước Đông Âu.
Ø Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công việc gì? 
Hs: Tiến hành xây dựng CNXH:
- Để hoàn thành CM dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã:
+ Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất
+ Quốc hữu hoá các nhà máy xí nghiệp của tư bản
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
Ø Nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong quá trình xây dựng CNXH là gì?
Hoạt động 2
Hiểu được những thành tựu các nước Đông Âu đã đạt được trong quá trình xây dựng CNXH
Hs: Đọc mục 2
Ø Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện như thế nào?
ØNhiệm vụ chính của các nước Đông Âu sau khi bước vào giai đoạn xây dựng CNXH ? 
Hs: Dựa vào nội dung sgk .
Ø Kết quả mà các nước Đông Âu đạt được từ(1950-1970)?
Gv: Yêu cầu học sinh lập bảng thống kê những thành tựu của các nước Đông Âu theo mẫu:
Tên nước
Những thành tựu chủ yếu
An-ba-ni
Đã điện khí hoá cả nước, sản xuất nông nghiệp phát triển
Balan
Sản xuất c.nghiệp tăng gấp đôi năm 1938
Bungari
Sản xuất c.nghiệp 1975 tăng 55 lần so với 1939, nông thôn đã điện khí hoá
CHDC Đức
Đầu 1972, SX c.ngh. bằng cả nước Đức 1939
Tiệp Khắc
Đầu năm 70 được xếp vào hàng nước c.ngh. trên thế giới, chiếm 1,7 SL c.ngh trên TG
Hoạt động 3
Tìm hiểu sự hình thành hệ thống XHCN
Ø Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời trong hoàn cảnh nào?
Ø Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành trên cơ sở nào?
Ø Sự hợp tác và tương trợ giữa LX và Đông Âu được thể hiện như thế nào? 
Ø Thành tựu và hạn chế của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) trong những năm 1951-1973? 
Hs: Dựa vào phần in nghiêng trả lời.
Gv: mở rộng: Hạn chế là hoạt động khép kín, nặng tính bao cấp, phân công sản xuất chưa hợp lí. 28/6/1991 tuyên bố giải thể.
ØTổ chức hiệp ước Vác-sa-va thành lập nhằm mục đích gì?
Hs: Chống lại sự hiếu chiến của Mĩ và khối NaTo,
Bảo vệ an ninh châu Âu, đồng thời còn là liên minh phòng thủ quân sự.
Gv: Lấy thêm ví dụ minh hoạ mối quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN.
Gv: Kết luận
II. ĐÔNG ÂU
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
-Được sự giúp đỡ của LX,nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền và thành lập nhà nước dân nhân Đông Âu.
2. Tiến hành xây dựng CNXH(từ năm 1950 đến đầu nhữn năm 70 của thế kỷ XX).
-Từ năm 1950-1970- Đông Âu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành cách mạng XHCN.
*Kết quả:
Đông Âu đã trở thành những nước công- nông nghiệp.
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
Cơ sở hình thành: sgk/tr8
Kết quả:
- 8-1-1949 hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời , hình thành hệ thống XHCN.
- 14-5-1955 hiệp ước Vác-sa-va thành lập nhằm giúp đỡ nhau về an ninh quốc phòng.
Củng cố:
Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng:
Câu1: Cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa là gì?
Có cùng vị trí địa lí.
Có cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH.
Có cùng nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cả b và c đều đúng.
Đáp án: 1d
Câu2.Các nước XHCN có mối quan hệ ntn?
Dặn dò : 
Hs về nhà học bài , chuẩn bị bài 3
-Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết và Đông Âu.
-Nguyên nhân của sự sụp đổ đó?
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------
Tuần 3 	 Ngày soạn :31/8/2010
Tiết 3	 Ngày dạy : 01/9/2010	
	 	Bài 2:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỶ XX
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức :
 Giúp học sinh nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
 2. Tư tưởng : 
- Giúp học sinh thấy tính chất khó khăn, phức tạp thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô và các nước Đông Âu.
- Bồi dưỡng cho học sinh niềm tin thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Kĩ năng :
Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề.
II. Thiết bị dạy học :
Bản đồ Liên Xô và Đông Âu
 III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ :
CH1: Trình bày những nhiệm vụ và thành tựu  ... ào.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động1
Tìm hiểu hoàn cảnt thành lập Đảng.
Ø Vì sao lại triệu tập hội nghị thành lập Đảng vào 2/1930?
I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930)
1.Hoàn cảnh.
Hs dựa vào sgk trình bày.
Gv nhận xét và bổ sung.
Gv treo ảnh Nguyễn Aùi quốc. Gới thiệu hình ảnh của Người tại hội nghị thành lập Đảng.
ØNôïi dung chủ yếu của hội nghị thành lập Đảng là gì?
ØHội nghị thành lập đảng đã có ý nghĩa ý nghĩa như thế nào?
ØTrong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt , NAQ đã nêu lên những gì?
Hs dựa vào phần in nghiêng trả lời
Hoạt động 2.
Tìm hiểu luận cương chính trị 10/1930.
Hs đọc mục2.
ØHãy nêu nội dung chính của luận cương 10/1930?
Hs: Dựa vào sgk trình bày.
Ø Luận cương này do ai viết?
ØLuận cương 10/1930 có những hạn chế gì?
Hs thảo luận 5 phút.
Hs báo cáo, nhận xét.
Gv kết luận.
-Đã đề đến những vấn đề cơ bản của cách mạng nhưng còn hạn chế.
+Chưa nêu cao vấn đề dân tộc.
+Nặng đấu tranh giai cấp.
+ Đánh giá không đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản.
Hoạt động 3
 Tìm hiểu ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng..
Ø Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như thế nào?
Hs: thảo luận , báo cáo kết quả.
Ø Tại sao nói “ ĐCS VN ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng VN”
Hs Thảo luận:
-Từ đây chỉ có giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
ØTại sao nói cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới?
Hs: Giai cấp CNVN có đủ khả năng liên kết với công nhân thế giới cùng chống lại chủ nghĩa đế quốc.
Gv: Kết luận.
-Cuối năm 1929,ba tổ chức cộng snả hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng của nhau
=> yêu cầu bức thiết phải thống nhất lại với nhau.
-Từ 3- 7/2/ 1930 Nguyễn Aùi Quốc đã chủ trì hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản lại thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt nam.
b. Nội dung:
-Thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành 1 đảng.
-Thông qua chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt do Nguyễn Aùi Quốc soạn thảo.
c. Ý nghĩa:
Hội nghị ngày 2/ 1930 có ý nghĩa như một hội nghị thành lập Đảng.
II. Luận cương chính trị (10/1930)
-10/1930 ĐCS đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, thông qua luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo:
-Đường lối cách mạng : CM tư sản dân quyền tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN.
-Nhiệm vụ cách mạng : đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ PK.
-Phương pháp cách mạng : Vũ trang bạo động.
-Lực lượng cách mạng: Công –Nông.
Lãnh đạo: Đảng Cộng Sản.
III.Ýù nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
-Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới.
-Là bước ngoặt vĩ đại khẳng định gc công nhân VN đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng.
-Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của CM VN.
-Cách mạng VN trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
-Chuẩn bị cho những bước nhảy vọt về sau.
3. Củng cố.
Câu1. Cho biết sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Câu2. Hãy chọn câu trả lời đúng.
 Vì sao cách mạng Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng VN?
a. Khẳng định gc công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
b. Cách mạng VN từ nay có đường lối đúng đắn.
c. Là kết quả tất yếu của đấu tranh dân tộc và giai cấp trong thời đại mới.
d. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
e. Cách mạng VN trở thành 1 bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Đáp án:1a, e,d
4. Dặn dò.
Hs học bài , soạn trước bài 19:
-Phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1930-1945.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------&-----------------------
Tuần 21 	 	Ngày soạn : 18/1/2010
Tiết 23	 	Ngày giảng : 19/1/2010
Bài 19:
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935.
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: hs nắm được :
-Nguyên nhân , diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết –Nghệ Tĩnh.
-Quá trình phục hồi lực lượng cách mạng (1930-1931)
-Các khái niệm “ Khủng hoảng kinh tế”, Xô Viết Nghệ Tĩnh.
 2. Tư tưởng 
-Giáo dục hs lòng kính yêu , khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng củaquần chúng nhân dân và các chiến sĩ cộng sản.
 3. Kĩ năng : 
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
II. Thiết bị : 
-Lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931)
-Tranh ảnh về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ :
Câu1. Nêu hoàn cảnh và nội dung hội nghị thành lập Đảng?
Câu2. Trình bày nội dung luận cương chính trị 10/1930?
2.Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : 
Cuộc khủng hoảng kinh thế giưói (1929-1933) từ các nước tư bản đã lan rộng sang các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế càng làm cho tình hình Việt Nam trở nêmn rối ren kết hợp với sự đàn áp, khủng bố tàn khốc của thực dân Pháplàm cho nhân dân thêm căm thù , và quyết tâm đấu tranh. Đó là nguyên nhân dân đến bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động1
Tìm hiểu tình hình VN trong những năm 1929-1933.
Hs đọc mục 1. Gv giảng về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới( 1929-1933) ở các nước tư bản.
I. Việt nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
1.Hoàn cảnh.
Ø Cuộc khủng kinh tế thế giới đã có những tác động gì tới tình hình kinh tế- xã hội ở VN?
Hs dựa vào sgk trình bày.
Gv nhận xét và bổ sung.
ØNguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931?
Hoạt động 2.
Tìm hiểu phong trào xô viết nghệ Tĩnh.
Hs đọc “ từ đầu cho đến .in nghiêng”.
ØEm có nhận xét gì về phong trào công nhân trong những năm (1930-1931) ?
Hs: Dựa vào sgk trình bày.
Ø Mục đích của các phong trào đấu tranh này là gì?
Gv : trong các phong trào đấu tranh , tiêu biểu nhất là phong trào 1/5/1930.
ØPhong trào đấu tranh 1/5/1930 diễn ra như thế nào?
Hs : Lần đầu tiên trong lịch sử các tầng lớp công –nông đã có sự liên kết , đấu tranh trên một phạm vi rộng.
Gv nhấn mạnh đến phong trào đấu tranh này.
ØỞ Nghệ Tĩnh các phong trào đấu tranh diễn ra như thế nào?Kết quả ra sao?
Hs: Diễn ra sôi nỏi và thành lập được chính quyền của giai cấp công-nông.
Gv giải thích “ Xô Viết” – các uỷ ban.
Hs đọc đoạn in nghiêng.
ØVì sao nói chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới của giai cấp công-nông?
Hs thảo luận 3 phút
Hs báo cáo kết quả.
Gv nhận xét và kết luận.
-Chính trị; Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện quyền tự do dân chủ.
-Kinh tế; Xoá bỏ các loại thuế, chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xoá nợ.
-Văn hoá, giáo dục cũng có nhiều chính sách tiến bộ.
ØTrước sự lớn mạnh của Xô Viết Nghệ Tĩnh , thực dân Pháp đã làm gì?
Hs; đàn áp.
ØNêu ý nghĩa lịch sử của phong trào XV Nghệ Tĩnh?
Hs thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân, khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.
Hoạt động 3
 Tìm hiểu sự phục hồi của lực lượng cách mạng.
Ø Sau năm 1931 lực lượng cách mạng VN được phục hồi như thế nào?
Hs : dựa vào sgk trình bày.
Ø Các chiến sĩ tranh cử vào hội động nhân dân nhằm mục đích gì?
Hs giành quyền thống trị với bon tay sai của Pháp.
Gv: Kết luận.
-Kinh tế:
+Công, nông nghiệp giảm sút mạnh.
+Xuất nhập khẩu đình đốn.
+Hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ.
-Xã hội:
+Mọi giai cấp đều điêu dứng.
+Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
-Nguyên nhân:
+Aûnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
+Sự đàn áp của thực dân Pháp.
+Sự ra đời của ĐCS VN.
=> Phong trào cách mạng bùng nổ.
II. Phong trào cách mạng 1930-1931. với đỉnh cao xô viết Nghệ Tĩnh.
1. Phong trào công nhân.
-Diễn ra liên tục và sôi nổi.
-Đòi tăng lương giảm giờ làm, chống đàn áp.
2. Phong trào nông dân.
-Lan rộng khắp cả nước.
-Đòi giảm thuế, chia lại ruộng công.
-1/5/1930 phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, xuất hiện truyền đơn, cờ đảng.
3. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
-9/1930 phong trào diễn ra quyết liệt.
-Chính quyền địch bị tê liệt, thành lập chính quyền cách mạng ở 1 số huyện.
-Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh( sgk)
III.Lực lượng cách mạng được phục hồi.
-Trong tù các đảng viên vẫn nêu cao khí phách anh hùng, tìm mọi cách để liên lạc với bên ngoài.
-Bên ngoài: các chiến sĩ tìm cách gây dựng cơ sở,
Tranh cử vào hội đồng.
-Kết quả: Cuối năm 1934-đầu năm 1935 hệ thống tổ chức đảng được phục hồi.
3. Củng cố.
Câu1. Cho biết đặc điểm kinh tế- xã hội VN trước cuộc khủng hoảng kinh tế?
Câu2. Hãy chọn câu trả lời đúng.
 Tại sao nói chính quyền Xô Viết nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới.
a. Đem lại ruộng đất cho người cày.
b. Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
c. Tăng cường sản xuất.
d. Người dân được giải phóng.
Đáp án:1a
4. Dặn dò.
Hs học bài , soạn trước bài 20: Cuộc vân động dân chủ 1936-1939.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-------------------------------&----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai1- bai19.doc