Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phạm Trường Giang

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phạm Trường Giang

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:

- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

- Sau gần 10 năm bôn ba ở hải ngoại, người đã tìm tháy chân lý cứu nước, sau đó người tích cực chuẩn bị về tư tưởng chíng trị và tổ chức cho sựu ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

 

doc 86 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1137Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phạm Trường Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19
Bài 16
Hoạt động của nguyễn ái quốc ở nước ngoài 
trong những năm (1919 - 1925)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
- Sau gần 10 năm bôn ba ở hải ngoại, người đã tìm tháy chân lý cứu nước, sau đó người tích cực chuẩn bị về tư tưởng chíng trị và tổ chức cho sựu ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục cho hs lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ, phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
B. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích ...
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Lược đồ Nguỹen ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Tài liệu và tranh ảnh về hoạt động của Nguyễn ái Quốc.
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan.
2. Học sinh: 
 	- Học bài củ
- Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa 
D. Tiến trình lên lớp:
I. ốn định:
II. Kiểm tra bài củ: Lòng vào bài mới.
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: 
Cuối thế kỉ XI X, đàu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ đã tìm đường cứu nước nhưng không thành công. Nguyễn ái Quốc rất khâm phục các chiến sĩ đó nhưng không đi theo con đường của họ. Người quyết tam ra đi tìm đường cứu Nguyễn ái Quốc nước vào 5/6/1911. Sau một thời gian bôn ba khắp năm châu bốn bể. Cuối 1917 - 1925 người trở về Pháp, sang Liên Xô, TQ... ở đó ngưòi có những hoạt động như thế nào hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài 16...
Triển khai bài:
Cách thức hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Gv: Em hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp 1917 - 1920?
Hs: - Chiến tranh kết thúc các nước thắng trận họp ở Véc xai để chia phần. Nguyễn ái Quốc gửi đến hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền tự do, bình đẳng, tự quyết của Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, làm các bài tập ở sách bài tập.
- 7/1920 người đọc sơ thảo luận cuơng vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin, người nhận biết ngay đó là chân lý của cách mạng.
- 12/ 1920, người tham gia đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp ở Tua.
+ Bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ ba.
+ Gia nhập Đảng cộng sản Pháp.
+ Ngưòi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản.
Gv giới thiệu H 28.
Gv: Sau khi tìm thấy chân ký cứu nước người tiếp tục làm gì ở Pháp trong thời gian 1921- 1923?
Hs: - Năm 1921, lập ra hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa -> đoàn kết lực lượng đấu tranh và truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào thuộc địa.
- 1922, người sáng lập ra báo "người cùng khổ" -> truyền bá những tư tưởng mới vào các nước thuộc địa (VN)
("người cùng khổ" là cơ quan ngôn luận của hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, số đầu tiên 1/4/1922 đến năm 1926 phát hành được 38 số) gửi đi thuộc địa Pháp ở châu Âu và Đông Dương.
- Trong thời gian nỳa người con viết bài cho nhiều tờ báo: "Nhân đạo", "Đời sống công nhân", và cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp"..
Gv: Mục địch của việc cho ra đời của các tờ báo?
Hs: -> Truyền bá về trong nước, thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh.
Gv: Theo em con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác lớp người đi trước?
Hs: - Các bậc tuyền bối đi trước sang các nước phương Đông (NB, TQ). PBC đối tượng gặp gỡ là tầng lớp trên, dựa vào NB để đánh Pháp, chủ trương bạo động vũ trang chống Pháp. PCT dựa vào Pháp muốn cải cách duy tân...Họ không thành và không tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Nguyễn ái Quốc đi sang phương Tây để tìm hiểu đằng sau các từ tự do, bình đẳng, bác ái, nơi có nền khkt, nền văn minh phát triển. Người sống và làm việc cùng với người dân lao động. Ngưòi bắt gặp chân lí cứu nước là chủ nghĩa Mác Lênin, người chọn con đường cứu nước theo cách mạng tháng mười Nga.
Gv: Em hãy trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô 1923 - 1924?
Hs: - 6/1923, người từ Pháp đi Liên xô dự hội nghị quốc tế nông dân, được bầu vào ban chấp hành hội
- năm 1924, người dự đại hội V của quốc tế cộng sản: 
 + đọc bản tham luận về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc đại
+ Trình bày mối quan hệ giữa phong trào công nhân chính quốc và thuộc địa.
+ Vai trò to lớn của nông đân thuộc địa.
GV: Những quan điểm mà Nguyễn ái Quốc dã tiếp nhận được truyền về trong nước có vai trò như thế nào đối với cách mạng VN?
Hs: Có vai trò rất lớn đối với c/m VN, là bước chuẩn bị quan trọng về mặt tư tưởng, chính trị cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở VN ->nhân tó quyết định mọi thắng lợi cho cm Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, làm các bài tập ở sách bài tập.
Gv: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
Hs: -> Phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ có những bước tiến mới.
- Sau một thời gian ở Liên Xô học tập, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Đảng kiể mới, 12 - 1924 Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu (TQ) tiếp xúc với các nhà cách mạng VN, một số thanh niên yêu nước trên cơ sở đó để thành lập " Hội Việt nam cách mạng thanh niên" trong đó tổ chức cộng sản đoàn làm nồng cốt gồm có 7 đồng chí: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quang Đạt, Lâm Đức Thụ nhằm đào tạo những cán bộ cm đem chủ nghĩa Mác Lênin truyền bá vào trong nước chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng vô sản.
Gv: Những hoạt động chủ yếu của tổ chức Việt nam cách mạng thanh niên?
Hs:->
Gv: Vai trò của HVNCMTN?
Hs: ->
I. Nguyễn ái Quốc ở Pháp 1917 - 1923:
- 18/6/1919, Nguyễn ái Quốc gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách đòi quyền tự do, bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc VN.
- 7/1920 người đọc sơ thảo luận cuơng vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin, người nhận biết ngay đó là chân lý của cách mạng.
- 12/ 1920, người tham gia đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp ở Tua.
+ Bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ ba.
+ Gia nhập Đảng cộng sản Pháp.
+ Ngưòi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Năm 1921, sáng lập "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa" ở Pari
- Năm 1922, người sáng lập ra báo người cùng khổ
- Người tiến hành viết bài cho nhiều tờ báo khác.
-> Truyền bá về trong nước, thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh.
II. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924):
- 6/1923, người từ Pháp đi Liên xô dự hội nghị quốc tế nông dân.
- ở Liên Xô người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết báo, tạp chí 
- Năm 1924, người dự đại hội V của quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận 
-> là bước chuẩn bị quan trọng về mặt tư tưởng, chính trị cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở VN.
III. Nguyễn ái Quốc ở TQ 1924 - 1925:
1. Sự thành lập Hội Việt nam cách mạng thanh niên:
2. Hoạt động:
- Mở các lớp huấn luyện và xuất bản báo chí: Báo thanh niên (6/1925), tác phẩm "Đường cách mệnh" (1927) bí mật truyền về trong nước
- đưa hội viên vào hoạt động thực tĩên trong các đồn điền, nhà máy, hầm mỏ để truyền bá chủ nghĩa Mác lênin.
- chọn một số người đị học trường quân sự ở LX và TQ
- Đầu năm 1929 HVNCMTN đã có cơ sởt khắp toàn quốc.
-> Có vai trò quan trọng chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
IV. Củng cố: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
 ? Em hãy trình bày tóm tắt những hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc ở P, LX, TQ?
 ? Con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có già khác so với các bậc tuyền bối trước?
V. Dặn dò:
1. Bài củ:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- làm các bài tập ở sách bài tập 
- Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1911 - 1925
2. Bài mới:
- Tìm hiểu trước bài 17 và trả lời các câu hỏi sau:
? Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926 - 1927?
? Theo em phong trào cách mạng nước ta trong thời gian này có gì mới so với thời gian trước?
? Em hãy trình bày sự ra dời của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng?
Tiết 20
Bài 17
Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Bước phát triển mới cảu phong trào cách mạng VN.
- Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức cách mạng: Tân Việt Cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Đảng.
2. Thái độ:
- Giáo dục cho hs lòng kính yêu và khâm phục các bậc tuyền bối, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận định, đánh gia, phân tích kháh quan những sự kiện lcịh sử.
B. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích ...
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ khởi nghĩa Yên bái.
- Một số hinhd ảnh về TVCMĐ, VNQDĐ và 3 tổ chức cộng sản.
- Chân dung các nhân vật lcịh sử liên quan đến bài dạy.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.
2. Học sinh:
- Học bài củ.
- Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa .
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. kiểm tra bài củ:
? Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc ở Pháp và Liên Xô, TQ?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Năm 1925, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng VN, 3 tổ chức c/m đã lần lượt ra đời: HVNCMTN, TVCNĐ, VNQDĐ phát triển và tan ra cụ thể ntn......
2. Triển khai bài:
Cách thức hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Gv: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926 - 1927?
Hs: Phong trào nổ ra liên tiếp, mạnh mẽ: Công nhân dệt Nam Đinh, đồn điền cao su Phú Riềng, đồ điền cà phê Rayna, nhà máy cưa Bến Thuỷ.....
Gv: Em có nhận xét gì về các phong trào đấu tranh đó?
Hs; Phong trào phát triển với quy mô toàn quốc, có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra từ bắc chí nam.
- Cuộc đấu tranh mạng tính chính trị, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương, trình độ giác ngộ được nâng lên một bước
Gv phân tích thêm: Trong 2 năm 1926 - 1927 toàn quốc đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh.
Gv: Mục đích chung của các cuộc đấu tranh ?
Hs: - Tăng lương 20 -> 40%.
- Đòi ngày làm 8 giờ.
Gv: Phong trào yêu nươc thời kì này phát triển như thế nào?
Hs: Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân thì phong trào đấu tranh của nông đân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân khác củng phát triển và kết thành một làn sống cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước.
Gv: Theo em phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1926 - 1927 có gì khác so với trước?
Hs: Các phong trào đấu tranh đã kết thành làn sóng rộng khắp cả nước có tính giác ngộ cao, giai cấp công nhân đã trưởng thành trở thành lực lượng chính trị độc lập.
-> phong trào cách mạng phát triển đó là điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức cách mạng ra đời...
Gv: Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức TVCMĐ?
Hs: - Đầu thế kỉ XX phong ...  nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn /ha
* Công nghiệp: 
- Nhiều cở sở được khôi phục
- Một số ngành điện, than, cơ khí...phát triển, sản lượng tăng 142% (1968)
* GTVT: Được khôi phục nhanh chóng
* Văn hoá, giáo dục, y tế: phục hồi và phát triển.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương:
a. Mĩ:
- 6/4/1972, ném bom từ Thanh Hoá -> QB.
- 16/4/1972, Ních xơn chính thức tuyên bố cuộc chiến tranh phá hoịa MB lần thứ hai.
- 9/5/1972, phong toả cảng Hải Phòng và các cửa sông.
b. Ta:
- Đánh địch ngay từ đầu, vẫn giữ vững sản xuất.
- Ta lập nên Điện Biên Phủ trên không 
(18 -> 29/12/1972).
- Buộc mĩ phải kí hiệp định Pari
III. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam :
1. Tiến trình của hội nghị:
- 13/5/1968, hội nghị bắt đầu họp (2 bên Mĩ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)
- 25/1/1969 hội nghị 4 bên (Mĩ, Việt Nam, Việt Nam Cộng hoà, MTDTGPMNVN).
- Lập trương của hai bên không thống nhất, cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ trên không, ngày 27/1/1973 Mĩ phải kí hiệp định Pari.
2. Nội dung :
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam.
- Mĩ rút hết quân viến chinh và đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, không dính líu quân sự, nội bộ của MN Việt Nam
- Nhân dân MN Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ
- Công nhận MN Việt nam có hai chính quyền, hai quân độ, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn, trao trả tù binh, dân thường.
3. ý nghĩalịch sử của hiệp định Pari:
- Kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
- Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc của ta, rút hết quân về nước.
- Tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn MN Việt Nam
IV. Củng cố:
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Những thành tựu mà nhân dân MB đạt được trong việc khôi phục kinh tế phát triển Văn hoá?
? Trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai củađế quốc Mĩ dối với MB?
? Trình bày tiến trình, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pari?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, 
- Làm các bài tập ở sách bài tập .
- Soạn trước bài mới vào vở soạn.
? Tình hình nước ta sau hiệp định Pari.
? Tình hình ta địch ở miền Nam sau hiệp định Pari và cuộc đấu tranh chống lấn chiếm tràn ngập lãnh thổ của ta từ 1973 - đến đầu 1975?
Tiết 44.	Ngày soạn: 22/4
Bài 30
Hoàn thành giải phóng miền nam,
 thống nhất đất nước (1973 - 1975) (t1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu 
- Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam trong thời kì mới sau hiệp định Pari nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Nguyễn nhân và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Tư tưởng:
 Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, tin tường vào sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng và tương lai của dân tộc.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: - phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai miền Nam Bắc, kĩ năng sử dụng bản đồ.
B. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, đánh giá, nhận định, tường thuật....
C. Chuẩn bị:
1. GV:
 - Pho to tranh ảnh trong sách lịch sử Việt Nam tập III
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 
- Bản đồ "Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975", "chiến dịch Tây Nguyên", "Chiến dịch Huế - đà Nẵng, "Chiến dịch Hồ Chí Minh"
2. HS:- Học bài củ 
- Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa 
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn đinh:
II. Kiểm tra bài củ: 
? Trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ đối với MB?
? Trình bày tiến trình, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pari?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề 
	Sau hiệp định Pari, ở mối miền thực hiện những nhiệm vụ cách mạng khác nhau, nhằm chuẩn bị tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam thóng nhất đất nước. Miền Bắc khăc phục hậu quẩ chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho MN. MN vẫn trong tình trạng chiến tranh, đẩy mạnh đấu tranh chống địch bình định lấn chiếm, tạo thế vả lực tiến tới giải phóng hoàn toàn MN. Cụ thể ntn cô và trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài....
2. Triển khai bài:
Cách thức hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
a. Hoạt động 1:
Gv: Tình hình nước ta sau hiệp định Pari như thế nào?
Hs: - 
Gv: Sự thay đổi lực lượng ở MN ntn mà nói là có lợi cho ta?
Hs: - Quân Mĩ rút về nước, quân nguỵ mất chổ dựa. Mĩ viện trợ cho nguỵ không còn như trước. (1.614 triệu đô la năm 1972 - 1973 còn 1.062 triệu đô la năm 1973 - 1974 và 701 tr đô la 1974 - 1975), quân đội của chúng liên tiếp bị quân giải phóng trừng trị, vùng giải phóng bị thu hẹp, kinh tế hoàn toàn lệ thuộc Mĩ.
- ta: MB hoà bình có điều kiện đẩy mạnh, tăng tiềm lực kinh tế, tăng cường chi viện sức người, sức của cho MN.
MN: Vùng giải phóng được mở rộng, lực lượng cách mạng lớn mạnh, nhân dân ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược.
Gv: Sau hiệp định Pari MB thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hs:
Gv dẫn với nhiệm vụ đã được giao, nhân dân MB đã đạt được những thành tựu đáng kể...cụ thể chúng ta qua phần 2
Gv: Những thành tựu mà nhân dân MB đã đạt được từ năm 1973 - đầu 1975?
Hs: - Cuối 1973, MB căn bản tháo gỡ xong bom, mình, thuỷ lôi đảm bảo đi lại bình thường.
- Từ năm 1973 - 1974, khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông, các công trình văn hoá- >kinh tế có bước phát triển.
- Cuối 1974, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng CNXH ở MB, đời sống nhân dân được cải thiện.
- 1973 - 1974 đưa vào chiến trường MN 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xun phong, cán bộ kỉ thuật.
- Trong hai tháng đầu 1975 chi viện: 5,7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.
Gv: Rút ra ý nghĩa của từng nhiệm vụ đó ?
Hs: - Vết thương chiến tranh được hàn gắn, kinh tế phục hồi, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên.
- Chi viện cho MN nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản MN sau khi chiến tranh kết thúc.
b. Hoạt động 2:
Gv: Tình hình ta và địch ở MN sau hiệp định Pari như thế nào?
Hs: Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Mĩ
Nhóm 2; Nguỵ
Nhóm 3: Ta
=> Với hiệp định chúng ta đã đánh cho Mĩ cút. 29/3, Mĩ cuốn cờ về nước, chúng ta phải tiếp tục đánh cho Nguỵ nhào.
- Mĩ: Nhưng vì muốn giữ "danh dự" uy tín và vì quyền lợi Mĩ vẫn chữa chịu từ bỏ VN, sau hiệp định Mĩ giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền SG. 
- Nguỵ: Được Mĩ viện trợ chúng ra sức phá hoại hiệp định "lấn chiếm" và "tràn ngập lãnh thổ" của ta, tiến hành bay vây kinh tế, đẩy mạnh hoạt động gián điệp, chiến tranh tâm lý. Mục đích chiếm đất, giành dân, mở rộng vùng kiểm soát, thu hẹp đi đến xoá bỏ vùng giải phóng. Chúng ra sức đôn quân bắt lính, cướp bốc của nhân dân, giết hại những người yêu nước....
- Ta: sau hiệp định lực lượng trên chiến trường thay đổi, có lợi cho ta: Mĩ rút quân về nước, ta có hậu phương không ngừng lớn mạnh, lực lượng cách mạng trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng...-> nhân dân MN đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch "lẫn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" đã đạt được kết quả nhất định, những một số nơi không đánh giá đúng âm mưu địch, đã bị chúng lấn chiếm trở lại, ta bị mất đất, mất dân ở một số vùng quan trọng.
Gv: Trước tình hình đó Đảng ta phải đưa ra chủ trương đối phó ntn?
Hs: 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 của TW Đảng họp xác định;
- Kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn tay sai Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhiệm vụ: tiếp tục cuộc c/m dân tộc dân chủ nhân dân bằng con đường c/m bạo lưc.
Kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao.
Gv dẫn: cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm diẽn ra ntn chúng ta qua tìm hiểu phần 2....
Gv: Cuộc đấu tranh chống lại địch lấn chiếm, tràn ngập lãnh thổ diễn ra như thế nào?
Hs: Bắt đầu từ cuối 1973, ta kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng.
- Cuối 1974 đầu 1975 ta mở cuộc tấn công địch vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiên dịch đánh đường 14 - Phước Long, giải phóng dường 14, và toàn tỉnh Phước Long với 5 vạn dân.
Gv: Sau khi vùng giải phóng được mở rộng, nhân dân ở vùng giải phóng đã đạt được những thành tích sx gì để chi viện cho c/m MN?
Hs: - Nhân dân ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất:
+ Năm 1973, diện tích gieo trồng khu giải phóng đồng bằng sông Cửu Long tăng 20% so với 1972.
+ Đóng góp của nhân dân ngày càng tăng: 1973, nhân dân khu Tây Nam Bộ 34.000 tấn lúa; 6 tháng đầu 1974, 48.000 tấn lúa.
+ Các ngành sx CN, TCN, TN, các hoạt động văn hoá - xã hội, giáo dục y tế được đẩy mạnh.
I Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá, ra sức chi viện cho MN:
1. Tình hình nước ta sau hiệp định Paris:
- Quân Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta.
- Lực lượng ở miền Nam thay đổi, có lợi cho cách mạng.
- MB: Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, ra sức chi viện cho MN.
2. Thành quả của cách mạng miền Bắc (1973 - đầu 1975):
- Nhân dân MB về cơ bản đã khôi phục xong nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện.
- MB đã đưa vào MN hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, lượng thực..., hàng chục vạn cán bộ, bộ đội cho chíên trường.
=> Những chi viện của MB đã chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công Xuân 1975 và tiếp quản vùng giải phóng
II. Đấu tranh chống "bình định - lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn MN:
1. Tình hình ta, địch ở MN sau hiệp định Pari:
a. Tình hình Mĩ - Nguỵ:
* Mĩ: 
- Để lại 2 vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền SG. 
* Nguỵ:
- Ra sức phá hoại hiệp định, "lấn chiếm" và "tràn ngập lãnh thổ" của ta,
b. ta:
- Lực lượng trên chiến trường thay đổi, có lợi cho ta.
- Nhân dân MN đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch đã đạt được kết quả nhất định.
=> 7/1973, ta kiên quyết đánh trả sự "lấn chiếm" của địch, đánh chúng trên cả ba mặt trận.
2. Cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm:
- Cuối 1974 đầu 1975, ta giành thắng lợi lớn, giải phóng toàn tỉnh Phước Long,
- Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sx về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho c/m MN.
IV. Củng cố:
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Tình hình nước ta sau hiệp định Pari.
? Tình hình ta địch ở miền Nam sau hiệp định Pari và cuộc đấu tranh chống lấn chiếm tràn ngập lãnh thổ của ta từ 1973 - đến đầu 1975?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, 
- Làm các bài tập ở sách bài tập .
- Soạn trước bài mới vào vở soạn.
? Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN?
? Trình bày chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh bằng lược đồ?
? Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử cuả cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su lop 9(1).doc