Kiến thức
- Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 qua hai giai đoạn.
- Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Liên Xô công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950).
- Những thành tựu xây dựng CNXH
Ngày giảng :...../....../2011 Phần I LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Chương I LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Bài 1(2 tiết ) LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX. Tiết 2 :LIÊN XÔ I .MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 qua hai giai đoạn. - Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. - Liên Xô công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950). - Những thành tựu xây dựng CNXH 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử 3. Thái độ - Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. 1.Thầy: Giáo án , bản đồ Liên Xô, tranh ảnh SGK. 2. Trò: Đọc trước nội dung bài SGK. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 2 . Bài mới : Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt đông 1 Tìm hiểu Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945- 1950. HS: Theo dõi SGK mục 1. GV: Treo bảng phụ khái quát số liệu trong SGK. Gv:So sánh với các nước đồng minh ( Anh, Pháp, Mĩ) hoặc so sánh ngay thiệt hại chung của nhân loại sau chiến tranh thế giới thứ hai em có nhận xét gì ? HS: 60 triệu ngời bị chết, 90 triệu ngời bị thương thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất bằng tất cả các cuộc chiến tranh 1000 năm trước cộng lại. GV: để khắc phục những tổn thất đó ND Liên Xô đã làm gì để khôi phục kinh tế ? HS: Hoàn thành kế hoạch 5 năm để XD kinh tế và hoàn thành trước kế hoạch là 9 tháng GV: Việc hoàn thành kế hoạch trước thời hạn nói lên điều gì? HS: Sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của XH Liên Xô, tinh thần tự lập tự cường , cần cù quên mình của nhân dân Liên Xô. GV: Cho biết những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế giai đoạn 1946- 1950? HS: - Khôi phục kinh tế trước thời hạn. - Công nghiệp: phát triẻn tăng 73%. - Nông nghiệp:khôi phục và phát riển. - KHKT: Chế tạo thành công bom nguyên tử 1949. Hoạt động 2 HS: Theo dõi SGK phần 2 GV: Em hiểu CSVC-KT của CNXH là gì? HS: CSVC-KT của CNXH là nền SX đại cơ khí công-nông nghiệp hiện dại, KHKT tiên tiến. GV: LX trong những năm 50 đến đầu những năm 70 XDCSVC kinh tế trong hoàn cảnh nào? HS: Các nước tư bản phương tây chống phá. LX phải chi phí lớn cho quốc phòng an ninh. GV: để khắc phục tình trạng khó khăn đó LX đã phải làm gì? HS: Đa ra những kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm,7 năm ( chủ yếu tập chung phát triển kinh tế nhát là công nghiệp và KHKT.) GV: Nêu những thành tựu về công nghiệp và KHKT của LX 1950- 170 ? HS: KT đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ. KHKT: 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. 1961 phóng con tàu vũ trụ vòng quanh trái đất. Quốc phòng: Cân bằng quân sự và hạt nhân. LX có uy tín chính trị và địa vị quốc tế cao, là chỗ dựa cho hoà bình thế giới. GV: bên cạnh những thành tựu to lớn LX còn mắc phải một số sai lầm, thiếu sót: - Duy trì mở rộng nhà nứoc bao cấp về kinh tế tạo sự trì trệ của XH Liên Xô. - ĐCS Liên Xô chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn XD thành công CNXH trong vòng 15-20 năm không tuân theo quy luật khách quan về kinh tế. I. Liên Xô 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945- 1950. * Thành tựu : - Khôi phục kinh tế trước thời hạn - Công nghiệp: phát triẻn tăng 73%. - Nông nghiệp:khôi phục và phát riển. - KHKT: Chế tạo thành công bom nguyên tử 1949. 2. Liên Xô tiếp tục XDCSVCKT của CNXH từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. * Hoàn cảnh : - Các nước tư bản Phương Tây chống phá. - Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng và an ninh. * Thành tựu : - Kinh tế : Công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. - Khoa học kĩ thuật : + Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. + 1961 phóng con tàu vũ trụ vòng quanh trái đất. + Quốc phòng: Cân bằng quân sự và hạt nhân. 3 . Củng cố: - Các nước DCND Đông âu ra đời trong hoàn cảnh nào? - XD CNXH ở các nước này được tiến hành ra sao? - Những thành tựu KT- XH mà các nước Đông Âu đã đạt được nói lên điều gì? - Vì sao các nước DCND lại liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ thống XHCN. 4. Hớng dẫn học ở nhà: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Vẽ phóng to lược đồ H2 trang 5 SGK - Đọc nội dung bài “LX và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX.” Và trả lời các câu hỏi trong SGK. * Nắm được : - Vì sao LX phải cải tổ, công cuộc cải tổ diễn ra và kết quả? - Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghiã ở LX diễn ra như thế nào? Ngày giảng:...../...../2011 Phần I LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Chương I LIÊN XÔ VÀ CÁC NỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Bài 1(2 tiết ) LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX. Tiết 3: ĐÔNG ÂU I .MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. - Quá trình xây dựng CNXH và những thành tựu chính. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử 3. Thái độ - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Thầy. Giáo án , bản đồ Liên Xô, tranh ảnh SGK. 2.Trò. Đọc trước nội dung bài SGK. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 2. Bài mới - Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 Tìm hiểu về các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX. HS: Theo dõi SGK. GV: Trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Âu rơi vào hoàn cảnh như thế nào? HS: Trước chiến tranh lệ thuộc vào Tây Âu.Trong chiến tranh GV: Trong chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Âu đã rơi vào tình cảnh như thế nào? HS: Trong chiến tranh bị nô dịch và phát xít chiếm đóng. GV: Các nước DCND Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Liên Xô truy kích phát xít , nhân dân Đông Âu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của những ngời cộng sản = > nước DCND Đông Âu ra đời. GV: Nhìn vào lược đồ em hãy kể tên các nước DCND Đông Âu và thời gian thành lập? HS: Kể tên và thời gian thành lập. GV: Giới thiệu các nước Đông Âu trên bản đồ thế giới. GV: Tại sao gọi là các nước DCND? HS: Chỉ chế độ chính trị XH của các quốc gia theo chế độ dân chủ, giai cấp vô sản lãnh đạo đi theo con đường XHCN (Châu Á: VN, Lào, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ.) GV: Từ năm 1945- 1949 các nước Đông Âu đã làm gì để hoàn thành CM DCND? HS: Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy xí nghiệp của tư bản, thưc hiện các quyền tự do DC cho nhân dân. GV: Sự ra đời và hoàn thành cuộc cm DCN D ở các nước Đông Âu nói lên điều gì? HS: Sự lớn mạnh của giai cấp công nông, thắng lợi này đi lên XD CNXH ( Sự ra đời của nước CH ND Trung Hoa đánh dấu CNXHvượt ra khỏi phạm vi một nước. GV: Những nhiệm vụ chính của các nước Đông âu trong công cuộc XD XHCN là gì ? HS: Xoá bỏ bóc lột, làm ăn tập thể, công nghiệp hoá xoá nghèo, XD CSVC KT của CNXH. GV: Sau 20 năm XD đất nước LX đã giúp các nước Đông Âu đạt được những thành tựu gì? HS: trả lời phần kênh chữ nhỏ. GV: Những thành tựu KT XH mà các nước Đông Âu đã đạt được trong những năm 1950- 1970 có ý nghĩa gì ? HS: Sự nỗ lực của Đảng nhà nước, của nhân dân Đông Âu - thấy được sự đoàn kết hữu nghị giữa các nước DCND. Hoạt động 2 sự hình thành hệ thống XHCN GV: Nêu những nét chung cơ bản của hệ thống các nước XHCN? HS: ĐCS lãnh đạo, chung hệ tư tưởng CN Mác-Lê nin tuy nhiên việc XD CNXH còn tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi nước. GV: Các nước XHCN đã XD một tổ chức đó là tổ chức nào, ra đời trong hoàn cảnh nào, gồm những nước nào tham gia, nhằm mục đích gì? HS: Hội đồng tương trợ kinh tế TL8/ 1/ 1949 bao gồm Ba Lan, LX, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni, CHDC Đức, Mông Cổ, Cu-Ba, VN, với mục đích đẩy mạnh hợp tác giữa các nước XHCN. GV: Hội đông tương trợ kinh tế các nước XHCN trong 40 năm đã giúp đỡ lẫn nhau phát triển và hợp tác kinh tế: LX Giúp ta XD thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình,về dầu khí, Cu-Ba giúp về đường mía còn giúp nhiều nước chậm tiến bộ khác ở Châu âu và châu Mĩ la-tinh. - Ngày nay trong hội đồng SEV có VN và Cu-Ba vẫn đi lên XD XHCN và có mối quan hệ tốt đẹp. GV: Từ năm 1951- 1973 hội đồng tương trợ kinh tế thu được những hành tựu gì ? HS: Đoc kênh chữ nhỏ SGK. GV: Khi hội đồng tương trợ kinh tế ra đời thì TBCN và bọn ĐQ Mĩ có thái độ gì? HS: Thành lập khối quân sự Bắc Đại tây dương ( Na -To) đối lập với Vác- sa- va. GV: Trước tình hình căng thẳng và chính sách hiếu chiến của Mĩ và các nước tư bản Phương Tây LX và các nước Đông Âu đã làm gì ? HS: Thành lập tổ chức Vác- sa -Va. GV: Tổ chức này ra đời nhằm mục đích , và có nhiệm vụ gì ? HS: Giữ gìn an ninh , bảo vệ hoà bình Đông Âu, bảo vệ công cuộc XDXHCN. Duy trì hoà bình an ninh Châu Âu và thế giới.= > Chung mục tiêu , hệ tư tưởng, liên minh chặt chẽ hình thành một hệ thống XHCN. II. Đông Âu. 1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. - Trước chiến tranh : lệ thuộc Tây Âu. - Trong chiến tranh : bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch. => Liên Xô giúp các nước Đông âu giành chính quyền -> nước DCND ra đời. + Nhiệm vụ 1945 - 1949: - XD chính quyền DCND. - Cải cách ruộng đất. - Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ. 2. Tiến hành XD CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). (Đọc thêm) III. Sự hình thành hệ thống XHCN. - Mục tiêu: XD CNXH và bảo vệ tổ quốc. - Do Đảng cộng sản lãnh đạo có chung một hệ tư tưởng chủ nghiã Mác- Lê nin. ơ - Tổ chức hội đồng tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN- SEV( 8/ 1/ 1949). - Mục đích: Nhằm đẩy mạnh hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. - Thành lập tổ chức hiệp ước Vác-sa-va ( 5/ 1955) 3 . Củng cố: - Các nước DCND Đông âu ra đời trong hoàn cảnh nào? - Những thành tựu KT- XH mà các nước Đông Âu đã đạt đợc nói lên điều gì? - Vì sao các nước DCND lại liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ thống XHCN. 4. Hớng dẫn học ở nhà: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Vẽ phóng to lược đồ H2 trang 5 SGK. - Đọc nội dung bài “LX và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX.” Và trả lời các câu hỏi trong SGK. * Nắm được : - Vì sao LX phải cải tổ, công cuộc cải tổ diễn ra và kết quả? - Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghiã ở LX diễn ra như thế nào? Ngày giảng :....../...../2011 Tiết: 4 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIŨA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX I . MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức : - Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX , giai đoạn khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chế ... nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn /ha * Công nghiệp: - Nhiều cở sở được khôi phục - Một số ngành điện, than, cơ khí...phát triển, sản lượng tăng 142% (1968) * GTVT: Được khôi phục nhanh chóng * Văn hoá, giáo dục, y tế: phục hồi và phát triển. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương: a. Mĩ: - 6/4/1972, ném bom từ Thanh Hoá -> QB. - 16/4/1972, Ních xơn chính thức tuyên bố cuộc chiến tranh phá hoịa MB lần thứ hai. - 9/5/1972, phong toả cảng Hải Phòng và các cửa sông. b. Ta: - Đánh địch ngay từ đầu, vẫn giữ vững sản xuất. - Ta lập nên Điện Biên Phủ trên không (18 -> 29/12/1972). - Buộc mĩ phải kí hiệp định Pari III. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam : 1. Tiến trình của hội nghị: - 13/5/1968, hội nghị bắt đầu họp (2 bên Mĩ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) - 25/1/1969 hội nghị 4 bên (Mĩ, Việt Nam, Việt Nam Cộng hoà, MTDTGPMNVN). - Lập trương của hai bên không thống nhất, cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt - Sau thất bại ở Điện Biên Phủ trên không, ngày 27/1/1973 Mĩ phải kí hiệp định Pari. 2. Nội dung : - Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam. - Mĩ rút hết quân viến chinh và đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, không dính líu quân sự, nội bộ của MN Việt Nam - Nhân dân MN Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ - Công nhận MN Việt nam có hai chính quyền, hai quân độ, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. - Các bên ngừng bắn, trao trả tù binh, dân thường. 3. ý nghĩalịch sử của hiệp định Pari: - Kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. - Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc của ta, rút hết quân về nước. - Tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn MN Việt Nam IV. Củng cố: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Những thành tựu mà nhân dân MB đạt được trong việc khôi phục kinh tế phát triển Văn hoá? ? Trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai củađế quốc Mĩ dối với MB? ? Trình bày tiến trình, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pari? V. Dặn dò: - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, - Làm các bài tập ở sách bài tập . - Soạn trước bài mới vào vở soạn. ? Tình hình nước ta sau hiệp định Pari. ? Tình hình ta địch ở miền Nam sau hiệp định Pari và cuộc đấu tranh chống lấn chiếm tràn ngập lãnh thổ của ta từ 1973 - đến đầu 1975? Tiết 44. Ngày soạn: 22/4 BÀI 30 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973 - 1975) (T1) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu - Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam trong thời kì mới sau hiệp định Pari nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. - Nguyễn nhân và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, tin tường vào sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng và tương lai của dân tộc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: - phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai miền Nam Bắc, kĩ năng sử dụng bản đồ. B. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, đánh giá, nhận định, tường thuật.... C. Chuẩn bị: 1. GV: - Pho to tranh ảnh trong sách lịch sử Việt Nam tập III - Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. - Bản đồ "Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975", "chiến dịch Tây Nguyên", "Chiến dịch Huế - đà Nẵng, "Chiến dịch Hồ Chí Minh" 2. HS:- Học bài củ - Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa D. Tiến trình lên lớp: I. ổn đinh: II. Kiểm tra bài củ: ? Trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ đối với MB? ? Trình bày tiến trình, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pari? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề Sau hiệp định Pari, ở mối miền thực hiện những nhiệm vụ cách mạng khác nhau, nhằm chuẩn bị tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam thóng nhất đất nước. Miền Bắc khăc phục hậu quẩ chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho MN. MN vẫn trong tình trạng chiến tranh, đẩy mạnh đấu tranh chống địch bình định lấn chiếm, tạo thế vả lực tiến tới giải phóng hoàn toàn MN. Cụ thể ntn cô và trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài.... 2. Triển khai bài: Cách thức hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Gv: Tình hình nước ta sau hiệp định Pari như thế nào? Hs: - Gv: Sự thay đổi lực lượng ở MN ntn mà nói là có lợi cho ta? Hs: - Quân Mĩ rút về nước, quân nguỵ mất chổ dựa. Mĩ viện trợ cho nguỵ không còn như trước. (1.614 triệu đô la năm 1972 - 1973 còn 1.062 triệu đô la năm 1973 - 1974 và 701 tr đô la 1974 - 1975), quân đội của chúng liên tiếp bị quân giải phóng trừng trị, vùng giải phóng bị thu hẹp, kinh tế hoàn toàn lệ thuộc Mĩ. - ta: MB hoà bình có điều kiện đẩy mạnh, tăng tiềm lực kinh tế, tăng cường chi viện sức người, sức của cho MN. MN: Vùng giải phóng được mở rộng, lực lượng cách mạng lớn mạnh, nhân dân ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược. Gv: Sau hiệp định Pari MB thực hiện những nhiệm vụ gì? Hs: Gv dẫn với nhiệm vụ đã được giao, nhân dân MB đã đạt được những thành tựu đáng kể...cụ thể chúng ta qua phần 2 Gv: Những thành tựu mà nhân dân MB đã đạt được từ năm 1973 - đầu 1975? Hs: - Cuối 1973, MB căn bản tháo gỡ xong bom, mình, thuỷ lôi đảm bảo đi lại bình thường. - Từ năm 1973 - 1974, khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông, các công trình văn hoá- >kinh tế có bước phát triển. - Cuối 1974, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng CNXH ở MB, đời sống nhân dân được cải thiện. - 1973 - 1974 đưa vào chiến trường MN 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xun phong, cán bộ kỉ thuật. - Trong hai tháng đầu 1975 chi viện: 5,7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm. Gv: Rút ra ý nghĩa của từng nhiệm vụ đó ? Hs: - Vết thương chiến tranh được hàn gắn, kinh tế phục hồi, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên. - Chi viện cho MN nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản MN sau khi chiến tranh kết thúc. b. Hoạt động 2: Gv: Tình hình ta và địch ở MN sau hiệp định Pari như thế nào? Hs: Thảo luận nhóm Nhóm 1: Mĩ Nhóm 2; Nguỵ Nhóm 3: Ta => Với hiệp định chúng ta đã đánh cho Mĩ cút. 29/3, Mĩ cuốn cờ về nước, chúng ta phải tiếp tục đánh cho Nguỵ nhào. - Mĩ: Nhưng vì muốn giữ "danh dự" uy tín và vì quyền lợi Mĩ vẫn chữa chịu từ bỏ VN, sau hiệp định Mĩ giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền SG. - Nguỵ: Được Mĩ viện trợ chúng ra sức phá hoại hiệp định "lấn chiếm" và "tràn ngập lãnh thổ" của ta, tiến hành bay vây kinh tế, đẩy mạnh hoạt động gián điệp, chiến tranh tâm lý. Mục đích chiếm đất, giành dân, mở rộng vùng kiểm soát, thu hẹp đi đến xoá bỏ vùng giải phóng. Chúng ra sức đôn quân bắt lính, cướp bốc của nhân dân, giết hại những người yêu nước.... - Ta: sau hiệp định lực lượng trên chiến trường thay đổi, có lợi cho ta: Mĩ rút quân về nước, ta có hậu phương không ngừng lớn mạnh, lực lượng cách mạng trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng...-> nhân dân MN đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch "lẫn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" đã đạt được kết quả nhất định, những một số nơi không đánh giá đúng âm mưu địch, đã bị chúng lấn chiếm trở lại, ta bị mất đất, mất dân ở một số vùng quan trọng. Gv: Trước tình hình đó Đảng ta phải đưa ra chủ trương đối phó ntn? Hs: 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 của TW Đảng họp xác định; - Kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn tay sai Nguyễn Văn Thiệu. - Nhiệm vụ: tiếp tục cuộc c/m dân tộc dân chủ nhân dân bằng con đường c/m bạo lưc. Kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao. Gv dẫn: cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm diẽn ra ntn chúng ta qua tìm hiểu phần 2.... Gv: Cuộc đấu tranh chống lại địch lấn chiếm, tràn ngập lãnh thổ diễn ra như thế nào? Hs: Bắt đầu từ cuối 1973, ta kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng. - Cuối 1974 đầu 1975 ta mở cuộc tấn công địch vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiên dịch đánh đường 14 - Phước Long, giải phóng dường 14, và toàn tỉnh Phước Long với 5 vạn dân. Gv: Sau khi vùng giải phóng được mở rộng, nhân dân ở vùng giải phóng đã đạt được những thành tích sx gì để chi viện cho c/m MN? Hs: - Nhân dân ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất: + Năm 1973, diện tích gieo trồng khu giải phóng đồng bằng sông Cửu Long tăng 20% so với 1972. + Đóng góp của nhân dân ngày càng tăng: 1973, nhân dân khu Tây Nam Bộ 34.000 tấn lúa; 6 tháng đầu 1974, 48.000 tấn lúa. + Các ngành sx CN, TCN, TN, các hoạt động văn hoá - xã hội, giáo dục y tế được đẩy mạnh. I Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá, ra sức chi viện cho MN: 1. Tình hình nước ta sau hiệp định Paris: - Quân Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta. - Lực lượng ở miền Nam thay đổi, có lợi cho cách mạng. - MB: Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, ra sức chi viện cho MN. 2. Thành quả của cách mạng miền Bắc (1973 - đầu 1975): - Nhân dân MB về cơ bản đã khôi phục xong nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện. - MB đã đưa vào MN hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, lượng thực..., hàng chục vạn cán bộ, bộ đội cho chíên trường. => Những chi viện của MB đã chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công Xuân 1975 và tiếp quản vùng giải phóng II. Đấu tranh chống "bình định - lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn MN: 1. Tình hình ta, địch ở MN sau hiệp định Pari: a. Tình hình Mĩ - Nguỵ: * Mĩ: - Để lại 2 vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền SG. * Nguỵ: - Ra sức phá hoại hiệp định, "lấn chiếm" và "tràn ngập lãnh thổ" của ta, b. ta: - Lực lượng trên chiến trường thay đổi, có lợi cho ta. - Nhân dân MN đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch đã đạt được kết quả nhất định. => 7/1973, ta kiên quyết đánh trả sự "lấn chiếm" của địch, đánh chúng trên cả ba mặt trận. 2. Cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm: - Cuối 1974 đầu 1975, ta giành thắng lợi lớn, giải phóng toàn tỉnh Phước Long, - Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sx về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho c/m MN. IV. Củng cố: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Tình hình nước ta sau hiệp định Pari. ? Tình hình ta địch ở miền Nam sau hiệp định Pari và cuộc đấu tranh chống lấn chiếm tràn ngập lãnh thổ của ta từ 1973 - đến đầu 1975? V. Dặn dò: - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, - Làm các bài tập ở sách bài tập . - Soạn trước bài mới vào vở soạn. ? Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN? ? Trình bày chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh bằng lược đồ? ? Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử cuả cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Tài liệu đính kèm: