Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (Tiết 1)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (Tiết 1)

1. Kiến thức:

- Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ II, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội.

- Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và Khoa học – Kỹ thuật (từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX).

2. Tư tưởng:

 

doc 85 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
Tuần 1
Tiết 1
Ngày dạy:
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II
Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ II, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội.
- Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và Khoa học – Kỹ thuật (từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX).
2. Tư tưởng:
- Học sinh cần hiểu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội của Liên Xô từ năm 1945 đến những năm đầu 70 đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của Chủ Nghĩa Đế Quốc.
- Liên Xô thật sự là thành trì của lực lượng Cách Mạng Thế Giới.
3. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong hoàn cảnh cụ thể.
II/ Thiết bị và tài liệu:
- Bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Aâu).
- Một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô và những thành tựu Khoa học điển hình của Liên Xô trong thời kỳ này.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Oån định tổ chức: (1’).
2/ Kiểm tra bài củ: ( Thơng qua )
3. Giới thiệu Bài mới: (2’).
- Sau Chiến Tranh Thế Giới thứ II, Liên Xô đã bị thiệt hại nặng nề, để khắc phục hậu quả, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội.
3. Bài mới:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
15’
20’
- Giáo viên sử dụng bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Aâu), yêu cầu học sinh quan sát, chỉ vị trí của Liên Xô trên bản đồ.
- Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong Chiến Tranh Thế Giới lần II?
- Giáo viên so sánh những thiệt hại to lớn của Liên Xô với các nước đồng minh khác để thấy rõ hơn sự thiệt hại của Liên Xô là vô cùng to lớn.
- Nhiệm vụ to lớn của nhân dân Liên Xô lúc này là phải làm gì?
- Giáo viên phân tích sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước Liên Xô trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế. Quyết tâm này được nhân dân ủng hộ nên đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn chỉ trong 4 năm 3 tháng.
- Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kỳ khôi phục kinh tế? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
- Giáo viên giải thích khái niệm “Thế nào là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ Nghĩa Xã Hội” Ị Đó là nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, Khoa học – Kỹ thuật tiên tiến.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung:
Aûnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, làm giảm tốc độ của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô.
- Học sinh đọc sách giáo khoa về thành tựu của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm, 7 năm.
- Giới thiệu một số tranh ảnh về thành tựu trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô. Hình 1 sách giáo khoa “Vệ Tinh nhân tạo đầu tiên (nặng 83,6kg) của loài người do Liên Xô phóng lên vũ trụ”.
- Hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được?
- Học sinh quan sát, chỉ trên bản đồ vị trí của Liên Xô.
- Dựa sách giáo khoa trả lời:
Đây là sự thiệt hại rất to lớn về người và của của nhân dân Liên Xô, đất nước gặp muôn vàn khó khăn, tưởng chừng như không vượt qua nổi.
- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
- Học sinh thảo luận nhóm về thành tựu khôi phục kinh tế: về công nghiệp, nông nghiệp, Khoa học–Kỹ thuật.
- Tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ này tăng lên nhanh chóng.
- Nguyên nhân: Là do sự thống nhất về Tư tưởng, chính trị của Xã Hội Liên Xô, tinh thần độc lập, tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô.
- Học sinh thảo luận nhóm:
. “Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật trong hoàn cảnh nào”?
. “Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô”?
- Học sinh đọc.
- Lấy một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao.
- Liên Xô trở thành chỗ dựa cho hoà bình thế giới.
I. Liên Xô 
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến Tranh Thế Giới thứ II (1945-1950).
- Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong Chiến Tranh Thế Giới thứ II.
- Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế.
* Kết quả:
- Công nghiệp: Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6000 xí nghiệp được phục hồi.
- Nông nghiệp: Bước đầu khôi phục, một số ngành nghề phát triển.
- Khoa học – Kỹ thuật: Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) phá vỡ thế độc quyền của Mỹ.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ Nghĩa Xã Hội (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX):
- Các nước tư bản phương tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả kinh tế, chính trị và quân sự.
- Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ II thế giới (sau Mỹ), một số ngành vượt Mỹ.
- Về Khoa học – Kỹ thuật: Các ngành đều phát triển, đặc biệt là Khoa học vũ trụ.
- Về quốc phòng: Đạt được thế cân bằng chiến lược quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mỹ và phương tây.
- Về đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại, hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào Cách Mạng Thế Giới.
* Sơ kết bài học: (1’)
- Những thành tựu của nhân dân Liên Xô trong việc khôi phục kinh tế và công cuộc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ Nghĩa Xã Hội là rất to lớn không thể phủ nhận được.
- Nhờ những thành tựu đó mà Liên Xô trở thành trụ cột của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa của phong trào Cách Mạng Thế Giới.
4. Củng cố: (4’)
Hãy điền tiếp thời gian về những thành tựu trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội của Liên Xô:
† Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
† Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin đầu tiên bay vào vũ trụ (1961).
† Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957).
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, đọc trước bài mới - Trả lời câu hỏi cuối bài.
CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
Tuần 2
Tiết 2
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Aâu.
- Các nước Dân chủ nhân dân Đông Aâu tiến hành xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội đã được những thành tựu to lớn, hầu hết các nước này đã trở thành các nước công nông.
- Sự hình thành hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa trên thế giới.
2 . Tư tưởng:
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Aâu trong việc xây dựng hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Aâu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
3. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ thế giới.
- Biết khai thác tranh ảnh.
II. Thiết bị và đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước Đông Aâu.
- Một số tranh ảnh tiêu biểu của các nước Đông Aâu (1945 – 1970).
III. Tiến trình dạy học:
1. Oån định
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
a. Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển Kinh tế – Khoa học của Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX?
b. Hãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam?
3. Giới thiệu bài mới: (2’)
- Chiến Tranh Thế Giới thứ I kết thúc đã sản sinh ra một nước Xã Hội Chủ Nghĩa duy nhất là Liên Xô. Thế thì sau Chiến Tranh Thế Giới thứ II kết thúc đã có những nước Xã Hội Chủ Nghĩa nào ra đời? Quá trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sau? Để có câu trả lời Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Ghi bảng
10’
10’
15’
- Giáo viên giới thiệu các nước Đông Aâu bằng bản đồ các nước Đông Aâu.
- Các nước Dân chủ nhân dân Đông Aâu ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ tên các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu?
- Giáo viên phân tích sự ra đời của nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: “Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Aâu cần tiến hành những công việc gì?”
- Giáo viên nhấn mạnh: Việc hoàn thành nhiệm vụ trên là trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đã đập tan mọi mưu đồ của các thế lực đế quốc phản động.
- Giáo viên nhấn mạnh sự nổ lực của Nhà nước và nhân dân Đông Aâu cũng như sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước này.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận: “Các nước Đông Aâu xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội trong điều kiện nào?”
- Giáo viên gợi ý: Những thuận lợi khó khăn về kinh tế, về chính trị, ?
- Giáo viên nhấn mạnh: Sau Chiến Tranh Thế Giới thứ II, Chủ Nghĩa Xã Hội trở thành hệ thống thế giới “Tại sao hệ thống Chủ Nghĩa Xã Hội lại ra đời?”
- Có cần giúp đỡ, hợp tác với nhau không?
- Về quan hệ kinh tế, văn hoá, Khoa học – Kỹ thuật các nước Xã Hội Chủ Nghĩa có những hoạt động gì?
- Trình bày sự ra đời và vai trò của khối VACXAVA.
- Dựa vào nội dung sách giáo khoa và vốn kiến thức đã học (chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang của Hồng quân Liên Xô ).
- Đọc mục 1 sách giáo khoa.
- Học sinh lên bảng chỉ.
- Dựa sách giáo khoa t ... phát động toàn quốc kháng chiến (18-19/12/1946).
- Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946).
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta û:
- Đường lối kháng chiến chống Pháp là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện và tự lực cánh sinh.
- Tính chất kháng chiến:
. Toàn dân: Tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
. Toàn diện: Diễn ra trên các mặt: Quân sự, kinh tế, 
III. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16:
- Trả chủ động tiến công quân Pháp ngay từ những ngày đầu ở các đô thị.
- Tại Hà Nội: Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Hàng Bông
- Tại các thành phố khác: Nam Định, Huế,  quân trả tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực của địch, giam chân địch.
- Giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của quân địch, tạo điều kiện cho Đảng, chính phủ rút về căn cứ để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài:
- Di chuyển máy móc, thiết bị, hàng hóa đến nơi an toàn.
- Đưa cơ quan trung ương Đảng, chính phủ lên căn cứ Việt Bắc.
- Tích cực lực lượng về mọi mặt chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
IV. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947: 
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc:
- Để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc.
- Aâm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bắt sống Hồ Chí Minh, phá tan căn cứ địa, tiêu diệt bộ đội chủ lực.
- Cuộc tấn công của Pháp:
- 7/7/1947 Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc với hai đường thủy bộ và quân nhảy dù tạo thành thế gọng kềm bao vây căn cứ Việt Bắc.
2. Quân dân chiến đấu bảo vệ căn cứ Việt Bắc:
- Tại Bắc Cạn: Quân ta chủ động phản công, bao vây chia cắt địch.
. Ở hướng đông:
. Ở hướng tây.
- Kết quả: Pháp phải rút khỏi căn cứ Việt Bắc.
- Ý nghĩa:
. Căn cứ Việt Bắc được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với trả.
V. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện:
- Quân sự:
. Thực hiện vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh du kích.
- Chính trị – ngoại giao:
. Củng cố ủy ban hành chính các cấp.
- Đầu 1950 Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đặt quan hệ ngoại giao với trả.
- Kinh tế: Phá hoại kinh tế với địch, xây dựng kinh tế tự chủ, tự túc.
- Văn hóa – Giáo dục: Cải cách giáo dục phổ thông.
4. Củng cố:
- Ta chuẩn bị gì cho cuộc chiến đấu lâu dài?
- Aâm mưu của thực dân Pháp tấn công lên căn cứ Việt Bắc?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, trảû lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Xem trước bài mới.
Bài 26: 
BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953)
Tuần 26
Tiết 33 + 34 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được hoàn cảnh ta mở chiến dịch biên giới thu đông 1950. Năm được diễn biến chiến dịch, kết quả, ý nghĩa.
-Nắm được bước phát triển mới của cuộc kháng chiến sau chiến dịch biên giới về mọi mặt chính trị – ngoại giao, kinh tế – tài chính, văn hóa – giáo dục.
- Hiểu được lúc này Mỹ đã can thiệp sâu vào Đông Dương.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết ba nước Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng:
- Phân tích, nhận định, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1947.
- Lược đồ chiến dịch Tây Bắc.
- Lược đồ chiến dịch Thượng Lào.
III. Tiến trình dạy học:
1. Oån định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phân tích ý nghĩa chiến dịch Việt Bắc 1947?
3. Bài mới:
- Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc của ta có những thuận lợi mới, ta đã tranh thủ những thuận lợi mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Từ đó cuộc kháng chiến chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công và phản công, cả tiền tuyến và hậu phương kháng chiến được đẩy mạnh giành thắng lợi toàn diện. Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới diễn ra như thế nào? Những thắng lợi toàn diện ra sao? Đó là nội dung bài học hôm nay 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
10’
15’
15’
10’
10’
15’
- Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 trả có những thuận lợi gì?
- Điều này tạo điều kiện thuận lợi gì cho ta?
- Đối với Pháp và Mỹ chính là mối lo sợ, vì sự lớn mạnh của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Từ đó Pháp lệ thuộc Mỹ.
- Trước hoàn cảnh mới, âm mưu của thực dân Pháp. Ta có chủ trương gì?
- Quan sát hình 46, hãy cho biết mục tiêu của chiến dịch?
- Tường thuật diễn biến các mặt trận phụ: Tảû ngạn Sông Hồng, Tây Bắc, đường số 6, Bình Trị Thiên, 
- Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến dịch biên giới?
- Giới thiệu: Sau thất bại trong Chiến dịch biên giới thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động. Đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp.
- Sự kiện nào chứng tỏ Mỹ can thiệp vào Đông Dương?
- Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có âm mưu gì ở Đông Dương?
- Đại hội Đảng lần II diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào?
- Nội dung của Hội nghị?
- Quan sát hình 48 cho biết ý nghĩa của Đại hội?
Thảo luận: Những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương.
- Giáo viên nhận xét Ị Kết luận,
- Giới thiệu hình 49 sách giáo khoa.
- Giới thiệu: Sau Chiến dịch biên giới ta chủ động mở các chiến dịch ở Đông Bắc và Trung du: Chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà – Nam – Ninh
- Thảo luận: 
- Giáo viên nhận xét Ị Kết luận.
- Giáo viên chia 4 nhóm thảo luận hai vấn đề:
- Giáo viên nhận xét Ị Kết luận
- Dựa sách giáo khoa trả lời: Nước ta lúc này được Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đặt quan hệ ngoại giao.
- Thoát ra khỏi thế bao vây, nối liền cách mạng Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ khác.
- Mở Chiến dịch biên giới để tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh mới đó.
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Dựa sách giáo khoa.
- Mỹ và Pháp đã ký hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (23/12/1950). Sau đó Mỹ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Dựa sách giáo khoa trả lời.
 - Trong hoàn cảnh cách mạng nước ta có những thuận lợi ngoại giao đầu 1950 Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác đặt ngoại giao giúp đỡ cuộc kháng chiến của ta û. Trả vừa mở chiến dịch biên giới thuận lợi.
- Dựa sách giáo khoa.
- Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng.
- Nhóm I: Tìm hiểu thành tựu về chính trị.
- Nhóm II: Về kinh tế.
- Nhóm III: Văn hóa – giáo dục.
- Nhóm I: Tìm hiểu cuộc tấn công đánh chiếm Hòa Bình của Pháp diễn ra như thế nào?
- Nhóm II: Cuộc chiến đấu của ta û chống lại cuộc đánh chiếm của Pháp.
- Nhóm I + II: Tường thuật diễn biến chiến dịch Tây Bắc.
- Nhóm III+IV: Tường thuật diễn biến chiến dịch Thượng Lào.
- Đại diện học sinh trình bày kết quả.
I. Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950:
1. Hoàn cảnh lịch sử mới:
- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1/10/1949) trả thoát khỏi thế bao vây, nối liền với Trung Quốc, Liên Xô, 
- Pháp liên tiếp bị thất bại, lệ thuộc Mỹ nhiều hơn, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.
2. Quân ta tiến công địch ở Biên Giới phía Bắc:
- Aâm mưu của Pháp: Đề ra kế hoạch Rơve với mục đích khóa chặt biên giới Việt Trung.
- Ta quyết định mở Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950.
- Diễn biến:
. Sáng 18/9/1950 ta tiêu diệt Đông Khê, hệ thống đường số 4 lung lay,
. 22/10/1950 quân Pháp rút khỏi đường số 4.
- Kết quả: Giải phóng tuyến biên giới dài 750 km với 35 vạn dân.
- Ý nghĩa: Thế bao vây căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản.
II. Aâm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp:
- Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương thay chân Pháp.
- Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất với việc đề ra kế hoạch Đơ Lát dờ Tát xi nhi (12/1950).
- Nội dung: Ra sức xây dựng lực lượng, bình định vùng trảïm chiếm, kết hợp phản công với tiến công lực lượng của ta.
III. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951):
* Hoàn cảnh:
- Cuộc kháng chiến của ta û có những bước phát triển toàn diện.
- Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.
- Nội dung:
. Đề ra những chính sách cơ bản về xây dựng và củng cố chính, tăng cường sức mạnh quân đội, phát triển kinh tế, văn hóa.
. Đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.
- Ý nghĩa: Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp thuận lợi.
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt:
- Về chính trị: Thống nhất Việt Minh và Hội LV thành MTLV (3/3/1951).
- Kinh tế: Tăng gia sản xuất, chấn chỉnh thế, xây dựng nền Tài chính, thương nghiệp, cải cách ruộng đất đợt I và giảm tô.
- Văn hóa – Giáo dục: Cải cách giáo dục.
V. Các chiến dịch giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường:
- Trả chủ động mở hàng loạt chiến dịch nhằm phá tan âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp Mỹ.
- Chiến dịch ở Trung du và đồng bằng Trung du, đường số 18, Hà – Nam – Ninh, hiệu suất chiến dịch không cao.
- Chiến dịch Hòa Bình nối lại hành lang Đông Tây.
- Chiến thắng Tây Bắc, căn cứ mở rộng.
- Chiến thắng Thượng Lào nối liền với Tây Bắc Việt Nam.
4. Củng cố:
- Tường thuật chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
- Đảng ta mở chiến dịch trong hoàn cảnh lịch sử mới nào?
- Hoàn cảnh, nội dung Đại hội lần II toàn quốc của Đảng?
- Sự phát triển hậu phương về mọi mặt phục vụ cho cuộc kháng chiến.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN Su 9 t1134.doc