Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 4)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 4)

1.Kiến thức

- Biết và hiểu được tình hình Liên Xô:

+ Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950)

+ Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hoá - giáo dục.từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

2.Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét ảnh, sử dụng bản đồ

3.Thái độ

- Bồi dưỡng tinh thần kiên định mục tiêu CNXH.

 

doc 56 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I. liên xô và các nước đông âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Tiết 1- Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945
đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
I.mục tiêu 
1.Kiến thức
- Biết và hiểu được tình hình Liên Xô:
+ Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950)
+ Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hoá - giáo dục...từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét ảnh, sử dụng bản đồ 
3.Thái độ
- Bồi dưỡng tinh thần kiên định mục tiêu CNXH.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bản đồ thế giới, tư liệu
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. Phương pháp
 Quan sát, phân tích, đánh giá, nhận xét, vấn đáp
IV.Tổ chức giờ học
1.ổn định tổ chức(1p)
2.Kiểm tra đầu giờ (1p) Sự chuẩn bị của học sinh
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và hoc
* Giới thiệu bài (2p)
GV treo bản đồ giới thiệu vị trí địa lí Liên Xô
Hỏi: Em biết gì về Liên Xô và Liên bang Nga hiện nay?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên khái quát giới thiệu vài nét về Liên Xô và mối quan hệ Việt Nam và Liên Xô
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính
*Hoạt động1.Tìm hiểu công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.(17p)
- Mục tiêu:
+ Hiểu được công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh ( 1945- 1950) và những thành tựu đạt được.
- HS đọc mục 1, sgk(tr 3-4)
H.Tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2?
H.Nhân dân Liên Xô đã làm gì để hàn gắn vết thương chiến tranh? Nêu những thành tựu đạt được?
- GV giảng ( tư liệu LS 9- tr 3-4)
H.Nhìn vào những số liệu tổn thất trong chiến tranh và những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đã đạt được, em có nhận xét gì ? Vì sao có thành tựu đó?
- Thành tựu vĩ đại, lớn lao có ý nghĩa lớn.
- Vì: 
+ Có đường lối đúng đắn.
+ Tinh thần quyết tâm cao của nhân dân Liên Xô.
H.Việc phát triển KHKT có tác hại gì?
- Sản xuất ra vũ khí huỷ diệt.
- Ô nhiễm môi trường.
 Kết luận: Từ đống đổ nát sau chiến tranh với đương lối lãnh đạo đúng đắn và sự quyết tâm cao độ nhân dân Liên Xô đã bước lên xây dựng đất nước đạt những thành tựu tốt đẹp
*Hoạt động 2.:Tìm hiểu Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH(22p)
- Mục tiêu: Thấy được những thành tựu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH về công nghiệp, khoa học- kĩ thuật, đối ngoại
 GV giảng phần đầu sgk.
- Giải thích khái niệm “cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH” :là một nền sản xuất hiện đại được áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật
- Điều kiện quốc tế: hết sức khó khăn các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu phát động “ chiến tranh lạnh”nhằm bao vây kinh tế, cô lập chính trị, tích cực chạy đua vũ tranh, chuẩn bị 1 cuộc chiến tranh tổng lựcnhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN khác.
H. Nêu phương châm chính của các kế hoạch này và em có nhận xét gì về phương châm đó?
- Phương châm hoàn toàn đúng đắn phù hợp với tình hình đất nước.
- Đáp ứng được yêu cầu về CSVC-KT của CNXH.
H.Thành tựu Liên Xô đạt được trong công nghiệp? 
- HS quan sát hình 1( sgk- 5)
H: Việc Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ cho chúng ta biết điều gì? 
- GV miêu tả vệ tinh ( Sách hướng dẫn- tr 162-163)
- Gv giới thiệu một số nhà khoa học nổi tiếng của Liên Xô và nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin( tư liệu LS 9- tr 5-6)
- Thảo luận nhóm ( 5p):(Kĩ thuật động não)
H.Các em có nhận xét gì về những thành tựu khoa học- kĩ thuật ( vũ trụ) mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng của nghĩa xã hội? Tác động của nó với vấn đề môi trường?
- 3 nhóm treo bảng phụ- các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- GV chốt trên bảng phụ
H.Em nhận xét gì về đường lối đối ngoại của Liên Xô?
- Đường lối phù hợp, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới.
+ GV liên hệ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
H.Vì sao Liên Xô giai đoạn này đạt nhiều thành tựu như vậy? Tác động của nó đối với tình hình thế giới lúc bấy giờ?
- Do sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô đã đưa ra những chính sách kinh tế đúng đắn.
- Sự cần cù sáng tạo của nhân dân Liên Xô.
- Có sức ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị- KT thế giới
Kết luận:.Sự phát triển mạnh mẽ của Liên Xô tạo thế mạnh cho hệ thống XHCN, đặc biệt sự thành công trông việc phóng vệ tinh nhân tạo mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Với những thành tựu đật được chứng tỏ Liên Xô là nước hùnh mạnh trên thế giới
I. Liên Xô.
1.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
- Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá nặng nề:hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ
- Thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư ( 1946-1950) trước thời hạn
- Công nghiệp tăng 73%, một số ngàng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Chế tạo thành công bom nguyên tử(1949).
2.Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương châm chính: phát triể kinh tế với ư tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học- kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thành tựu:
+ Công nghiêp: sản xuất bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc đứng thứ 2 thế giới 
+ Khoa học- kĩ thuật: là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vx trụ của con người- năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu “ Phương Đông” đưa con người lần đầu tiên bay vòng quanh thế giới.
+ Về đối ngoại: chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc
 4.Củng cố (4p)
- Bài tập: ( Dùng kĩ thuật khăn trải bàn)
H: Em biết gì về những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH ( từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà(1p)
+ Học nội dung bài cũ
+ Tập chỉ lược đồ H2 và trả lời câu hỏi các phần còn lại của bài 1
Ngày soạn: 24.8.2010
Ngày giảng:25-27.8.2010
Tiết 2- Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945
đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX ( tiếp)
I.mục tiêu 
1.Kiến thức
+ Quá trình thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu
+ Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính 
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, sử dụng bản đồ 
3.Thái độ
- Bồi dưỡng tinh thần kiên định mục tiêu CNXH.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên: Bản đồ thế giới, Bản đồ chính trị thế giới từ 1945 đến 1989
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. Phương pháp:
 Quan sát, phân tích, đánh giá, nhận xét, vấn đáp
IV.Tổ chức giờ học
1.ổn định tổ chức(1p)
2.Kiểm tra đầu giờ(5p)
Hỏi: Nêu những thành tựu nhân dân Liên Xô đạt được trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới 2 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân đạt được thành tựu đó?
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và hoc
* Giới thiệu bài(1p)
H. Em hãy kể tên các nước Đông Âu mà em biết?
- Học sinh trả lời, Gv tổng hợp giới thiệu đôi nét về các nước Đông âu: là các nước XHCN được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nến kinh tế phát triển như thế nào , chúng ta học bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động1.Tìm hiểu sự ra đời của các nước Đông Âu(12p).
Mục tiêu: Biết và hiểu được tình hình các nước dân chủ nhân dân đông Âu sau chiên tranh thế giới thứ 2
 - HS đọc SGK chữ to 
GV:Phân biệt thuật ngữ Đông Âu và các nước Đông Âu
- Đông Âu: phía đông của châu Âu.
- Các nước Đông Âu chỉ các nước ở châu Âu có thể chế XHCN.
H.Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của các nước Đông Âu
- HS lên bảng chỉ tên các nước Đông Âu trên bản đồ
H.Sự ra đời của các nước này có tác động như thế nào tới tình hình cách mạng thế giới?
- Phát triển hệ thống XHCN.
H.Sau khi giành độc lập, các nước này đã làm gì?
GV kết luận: Sự hình thành các nước dân chủ nhân dân Đông Âu không chỉ đưa lịch sử các nước đông Âu sang 1 trang mới, mà lịch sử thế giới có sự thay đổi hình thành 2 phe TBCN và XHCN
*Hoạt động2.Tìm hiểu tiến hành xây dựng CNXH(15p)
Mục tiêu: Biết và đánh giá nhận xét được thành tựu của các nước đông Âu từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
 HS đọc thầm sgk
H.Nêu các nhiệm vụ mà các nước Đông Âu đè ra trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1950-đầu 70 ).Em nhận xét gì về nhiệm vụ này?
- Phù hợp, đạt hiệu quả cao.
H.Nhân dân Đông Âu đã đạt được những thành tựu gì? ý nghĩa của những thành tựu đó?
 - HS đọc phần chữ nhỏ (tr 8)
GV kết luận : Thành tựu các nước đông Âu đạt được làm cục diện châu Âu và thế giới thay đổi có nhiều thuận lơị cho sụ phát triển của phe XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. 
*Hoạt động 3. Tìm hiểu sự hình thành hệ thống XHCN(8p).
Mục tiêu: Hiểu được sự hình thành hệ thống XHCN trên phạm vi thế giới
 HS đọc phần chữ to SGK( tr 8).
H.Nêu cơ sở hình thành hệ thống XHCN?
H.Trình bày mục đích ra đời và thành tựu của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951-1973?
- HS trả lời- GV kết luận:
H.Mục đích của sự ra đời tổ chức này?
- Treo bản đồ chính trị: Giới thiệu hệ thống các nước XHCN trên phạm vi toàn thế giới
- HS lên bảng chỉ cac nước XHCN trên bản đồ
Kết luận: Sự hình thành hệ thống XHCN trên phạm vi toàn thế giới dã làm cục diện thế giới có nhiều thay đổi sau chiến tranh. Sự phồn vinh của hệ thống trong thời gian này cho thấy cộng sản chủ nghĩa thế giới chín muồi hơn so với thời kì đầu thắng lợi Cách mạng tháng Mười. 
II. Đông Âu
1.Sự ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu
-Từ 1944-1946, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, các nước Đông Âu lần lượt được giải phóng.
- Nước Đức bị chia cắt thành Cộng hoà Liên bang Đức ( 9-1949) và Cộng hoà dân chủ Đức(10-1949)
- Từ 1945 đến 1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ:xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất,thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sồng nhân dân. 
2.Tiến hành xây dựng CNXH
- Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội( 1950-1970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô,các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn:
+ Xoá bỏ sự bọc lột của giai cấp tư sản.
+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã.
+ Công ngiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chât- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
=> các nước Đông Âu đã trở thành các nước công - nông nghiệp, bộ mặt kinh tế xã hốđã thay đổi căn bản và sâu sắc
III. Sự hình thành hệ thống XHCN
- Cơ sở hình thành:Cùng chung mục tiêu XHCN và nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê nin.
- Tổ chức tương trợ kinh tế(SEV) ra đời 8/1/1949 
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va(5- 1955)
4.Củng cố (4p)
* Bài tập:( Thảo luận nhóm)
Hỏi:Nêu nhận xét của em về mối quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN? 
 5.Hướng d ... 
Học sinh quan sát H.26(sgk) giáo viên thuyết minh
+ Hiện nay con người đang nghiên cứu những bí ẩn của sao Kim, sao Hoả, sao Thuỷ, sao Mộc.
- Đưa người du lịch vào vũ trụ (Mĩ..)
- Dự kiến đưa con người lên sinh sống ở mặt trăng
H.Xác định nhiệm vụ chủ yếu của em hiện nay là gì để tiến kịp với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kĩ thuật?
Thảo luận (kĩ thuật khăn trải bàn)- trình bầy- nhận xét
*Hoạt động 2:Tìm hiểu ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật ( 12p)
- Mục tiêu: Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật
HS đọc SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi
H. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay đã và đang có tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
-Chỉ trong vòng 20 năm (1970 - 1990), sản xuất thế giới tăng 2 lần, ngang với 2000 lần khối lượng của vật chất sản xuất ra trong khoảng 230 năm của thời đại công nghiệp (1740 - 1970).
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần này dưa loài người bước sang nền văn minh thứ ba - "văn minh hậu công nghiệp", hay còn gọi là "Văn minh trí tuệ". Nền văn minh này đang xuất hiện những ngành khoa học mũi nhọn: tin học, điện lượng tử, sinh học phân tử, đại dương học, kĩ thuật hạt nhân, sinh thái học, khoa học vũ trụ
- Cuộc cách mạng công nghiệp này đã nâng năng suất lao động lên hàng trăm lần, cuộc cách mạng về điện tử và tin học đang tăng năng suất lao động lên hàng triệu lần, trong nền văn minh mới, lao động trí tuệ là phổ biến, giảm lao động cơ bắp.
Hỏi: Em hãy nêu những hạn chế của việc áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất?
Lấy ví dụ thực tế, liên hệ với địa phương
H. Em có suy nghĩ gì về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay? Em sẽ làm gì để đấu tranh bảo vệ môi trường?
H.So sánh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai với cuộc cách mạng khoa học lần 1?
-Thảo luận bàn- trình bầy- nhận xét –bổ sung
I.Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học.
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã diễn ra với những nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển hết sực nhang chóng và những hệ quả nhiều mặt là không thể lường hết được. 
- Những thành tựu chủ yếu: 
 + Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản - Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học ( cừu Đô- li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người)
+ Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động
+ Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sực phong phú như: năng lượng nguyên tử, mặt trời, gió, thuỷ triều
+ Sáng chế những vật liệu mới như: chất dẻo (Polime) , những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng
+ Tiến hành cuộc “ Cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
+ Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc
+ Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ.
II.ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
* ý nghĩa
- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ .
* Hậu quả
- Mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra):chế tạo những loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt cuộc sống.
- Ô nhiễm môi trường,những tai nạn lao động và giao thông, các laọi bệnh dịch mới
4. Củng cố (4p)
Bài tập1:Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng 
A.sự đầu tư vào khoa học cho lãi cao.
B.sự bùng nổ thông tin.
C.nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
D.chẩy máu chất xám.
Bài tập 2:ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai là
A.tạo ra một khối lượng hàng hoá khổng lồ
B.đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ 
C.thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất 
D.sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
 5.Hướng dẫn học bài (1p)
 - Học bài cũ,nắm được trọng tâm của bài
 - Sưu tầm tư liệu ,hình ảnh về những thành tựu của CMKH-KT lần hai
 - Đọc trả lời câu hỏi bài 13
Ngày soạn: 21.11.2010
Ngày giảng: 22- 26.11.2010
Tiết 15.Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: 
+Tình hình thế giới có những chuyển biến phức tạp, nhưng đặc điểm chủ yếu nhất là thế giới chia thành 2 phe : XHCN và TBCN do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.Luôn “đối đầu” nhau trong tình trạng “Chiến tranh lạnh” căng thẳng, quyết liệt.
+ Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại" để loài người đạt được mục tiêu: Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh để HS thấy rõ:
+Mối liên hệ giữa các chương và các bài
+ Bước đầu làm quen với việc phân tích các sự kiện lịch sử theo lôgic: Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
3. Thái độ
- Hs cần nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt với những diễn biến phức tạp giữa một bên là lực lượng CNXH độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ với một bên là CNĐQ và các thế lực phản động.
-HS cần nhận thức được Việt Nam hiện nay ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:Bản đồ thế giới và một số tranh, ảnh, tài liệu phục vụ cho bài giảng.
2.Học sinh:Đọc trả lời câu hỏi sgk
III.Phương pháp: Vấn đáp, so sánh, đánh giá, tổng hợp
IV. Tổ chức giờ học
1.ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Hỏi: Em nãy nêu những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần thứ hai của loài người?
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật này có vị trí, ý nghĩa to lớn như thế nào đối với loài người?
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
* Giới thiệu bài (1p) 
 Chúng ta đã học giai đoạn thứ hai của lịch sử thế giới hiện đại (1945 đến nay) trong vòng nửa thế kỷ, thế giới đã diễn rất nhiều các sự kiện lịch sử phức tạp. Nhưng chủ yếu nhất là thế giới chia thành 2 phe: CNXH và TBCH "đối đấu" sang "đối thoại" để thực hiện mục tiêu "Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tuy vậy, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp. Hôm nay, chúng ta ôn lại các vấnđề đó
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
*Hoạt động 1.Tìm hiểu nội dung chính của lịch sử thế giới từ 1945 đến nay (20p)
- Mục tiêu: Trình bày được những nội dung chính của lịch sử thế giối từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
 GV yêu cầu HS đọc mục I SGK
H. Em hãy cho biết sự ra đời, phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu?
H.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các những XHCN Đông Âu là gì?
Hỏi:Em cho biết phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi và Mĩ la - tinh dành được thắng lợi như thế nào? 
-Sự lớn mạnh của Trung Quốc, ấn Độ và một vài nước ASEAN điển hình là Singapo và Thái Lan
+ Trung Quốc hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và cao vào bậc nhất thế giới khoáng 9%/năm.
+ấn Độ đang vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
+ Singapo là nước có thu nhập bình quân đầu người cao thứ hai thế giới, sau Thuỵ Sĩ (trên 28.000đô la/người/năm).
H.ý nghĩa của phong trào này đối với diễn đàn thế giới?
H.Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai các nước tư bản phát triển như thế nào?
Hỏi: Quan hệ quốc tế (từ 1945 đến nay) như thế nào?
Hỏi: Em cho biết những thành tựu điển hình của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần thứ hai và ý nghĩa lịch sử to lớn của nó?
*Hoạt động 2.Tìm hiểu xu thế phát triển của thế giới ngày nay (12p)
- Mục tiêu: Trình bày và hiểu được những xu thế phát triển của thế gíơi ngày nay
 HS đọc SGK mục II 
H.Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay như thế nào?
Hỏi: Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì?
I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
1. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên, hệ thống XHCN thế giới là một lực lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển của thế giới. Nhưng do phạm phải nhiều sai lầm, hệ thống XHCN đã tan rã vào những năm 1989-1991. 2. Sau chiến tranh, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở châu á, châu Phi và Mĩ la-tinh.Kết quả hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã sụp đổ. Hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời, ngày càng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Nhiều nước đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội.
3. Sau Chiến tranh thế giới hai, những nét nổi bật của hệ thống TBCN là:
- Nhìn chung, nền kinh tế các nước tư bản phát triển tương đối nhanh, tuy không tránh khỏi có lúc suy thoái khủng hoảng.
- Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN và theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới.
- Xu thế liên kết khu vực về kinh tế- chính trị ngày càng phổ biến, điển hình là Liên minh châu Âu( EU)
4. Quan hệ quốc tế, sự xác lập của Trật tự hai cực Ianta với đặc trưng lớn là sự đối đầu gay gắt giữ hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng lớn này là nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX
5.Với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu, cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đã và sẽ đưa lại những hệ quả nhiều mặt không lường hết được đối với loài ngươì cũng như mỗi quốc gia, dân tộc.
II.Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
- Từ 1945 đến 1991, thế giới chịu sự chi phối của trật tự 2 cực I-an-ta.
- Từ 1991 đến nay, trật tự thế giới mới đang hình thành thế giới đa cực.
- Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm để phát triển.
- Một số nơi xung đột, nội chiến kéo dài gây bất ổn khu vực 
- Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ "đối đấu" sang "đối thoại" là: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
4.Củng cố (4p)
 Bài tập:Tại sao nói: "Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc"? (Kĩ thuật khăn trải bàn)
(GV gợi ý Hs trả lời: Kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hoá cao độ, xu thế sẽ hình thành thị trường thế giới, hàng hoá vào các nước sẽ nhiều hơn, hàng hoá chất lượng cao và giá cả hợp lý hơn. Nhưng trong các nước đó không có chính sách đầu tư phát triển cho kinh tế quốc gia thì hàng nhập khẩu làm cho sản xuất trong nước khó khăn, công nghiệp cổ truyền không phát triển được.
Bài tập về nhà:Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay.
5.Hướng dẫn học bài (1p)
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về phần lịch sử thế giới hiện đại. Sưu tầm tư liệu về các vấn đề đã học.
- Đọc chuẩn bị bài 14

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9 cuc hay.doc