Sau khi học xong bài học, HS cần
1. Kiến thức
- Nắm được những nét chính về công cuộc khô phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.
PHẦN : LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX Tuần 1: ngµy so¹n.. Tiết 1. LIÊN XÔ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, HS cần 1. Kiến thức - Nắm được những nét chính về công cuộc khô phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước. - Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970 của thế kỷ XX. Trọng tâm: Thành tựu công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm - Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết. - Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. II. KỸ NĂNG - Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế ă xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu. - Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Giới thiệu bài mới Phương án 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô 3. Kỹ năng - Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu. - Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên; + Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến những năm 70. + Bản đồ Liên Xô + Đèn chiếu - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Giới thiệu bài mới Phương án 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của. Để khôi phục và phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Phương án 2: Giáo viên đưa ra một bức tranh mô tả cảnh làng mạc, thành phố các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá sau chiến tranh và một bức tranh mô tả về những thành phố, nhà máy điện hay là hình ảnh về tàu vũ trụ của Liên Xô trong những năm 60 – 70 và nêu câu hỏi nguyên nhân của sự thay đổi to lớn trên là do đâu? Có thể gọi một học sinh trả lời câu hỏi sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Để hiểu rõ hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. 2. Dạy và học bài mới Hoạt động của thầy Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp Trước hết, GV dùng đèn chiếu các số liệu về sự thiệt hại của Liên Xô trong SGK lên bảng. Sau đó GV nêu câu hỏi: “Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai?” HS dựa vào các số liệu về sự thiệt hại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai để trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung nội dung HS trả lời và nhấn mạnh: Đây là sự thiệt hại rất to lớn về người và của của nhân dân Liên Xô, đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi. GV có thể so sánh những thiệt hại to lớn của Liên Xô với các nước Đồng minh khác để thấy rõ hơn sự thiệt hại của Liên Xô là vô cùng to lớn còn các nước Đồng minh là không đáng kể. GV nhấn mạnh cho HS thấy nhiệm vụ to lớn của nhân dân Liên Xô là khôi phục kinh tế. Hoạt động 2: Cá nhân/ Nhóm Trước hết, GV phân tích sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước Liên Xô trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế. Quyết tâm này được sự ủng hộ của nhân dân nên đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn chỉ tỏng 4 năm 3 tháng. Tiếp theo, GV cho HS thảo luận nhóm về những thành tựu khôi phục kinh tế qua các số liệu trong SGK và nêu câu hỏi: “Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kỳ khôi phục kinh tế nguyên nhân của sự phát triển đó?” HS dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi theo nội dung: - Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kỳ này tăng lên nhanh chóng. - Có được kết quả này là do: Sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập, tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô. Hoạt động 1: Nhóm Trước hết, GV giải thích rõ khái niệm “Thế nào là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH”: Đó là nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời GV nói rõ đây là việc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH mà các em đã được học đến năm 1939. GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm: “Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong hoàn cảnh nào?” HS dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình. GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung HS trả lời. GV hỏi: “Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?” Gợi ý: Ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, làm giảm tốc độ của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Hoạt động 2: Cả lớp/ Cá nhân Cho HS đọc các số liệu trong SGK về thành tựu của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm và 7 năm nhằm xây dựng cơ sở vạt chất - kỹ thuật của CNXH. Sau đó GV làm rõ những nội dung chính về thành tựu của Liên Xô đạt được tính đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX để HS nắm được. GV: Có thể giới thiệu một số tranh ảnh về những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô, giới thiệu hình 1 SGK “Vệ tinh nhân tạo đầu tiên (nặng 83,6 kg) của loài người do Liên Xô phóng lên vũ trụ”. GV yêu cầu HS lấy một ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. GV nêu câu hỏi: “Hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được?” Gợi ý: Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Liên Xô trở thành chỗ dựa cho hoà bình thế giới. 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1950) - Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế * Kết quả: - Công nghiệp: Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6000 xí nghiệp được phục hồi. - Nông nghiệp: Bước đầu khôi phục, một số ngành phát triển. - Khoa học - kỹ thuật: Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyền của Mỹ. 2. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX) - Các nước tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá, Liên Xô cả kinh tế, chính trị và quân sự. - Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng CNXH. - Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ), một số ngành vượt Mỹ. - Về khoa học – kĩ thuật: Các ngành KH – KT đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ. - Về quốc phòng: Đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mỹ và phương Tây. - Về đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. 4. Sơ kết bài học - Những thành tựu của nhân dân Liên Xô trong việc khôi phục kinh tế và công cuộc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là rất to lớn không thể phủ nhận được. - Nhờ những thành tựu đó mà Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa của phong trào cách mạnh thế giới. Làm bài tập sau; 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. - Iu ri Gagarin là người A. Đầu tiên bay vào vũ trụ B. Thử thành công vệ tinh nhân tạo. C. Bay vào vũ trụ đầu tiên. D. Đặt chân lên mặt trăng đầu tiên. - Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong hai thập niên 50, 60 của thế kỷ XX là: A. Đức đầu thế giới. B. Đứng thứ hai thế giới C. Đứng thứ ba thế giới D. Đứng thứ tư thế giới. 2. Hãy điền tiếp thời gian về những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô Thời gian 1. Chế tạo thành công bom nguyên tử 2. Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trọ Gagarin đầu tiên bay vào vũ tru 3. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. 5. Dặn dò, ra bài tập - HS học bài cũ, đọc trước bài mới. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài. Tiết 2 ngµy so¹n.. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông âu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX). - Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Trọng tâm: Những thành tựu của công cuộc xây dựng CHXH ở các nước Đông Âu. 2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ - Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. - Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS. 3. Kỹ năng - Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của từng nước Đông Âu. - Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình. II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh về các nước Đông Âu (từ năm 1944 đến những năm 70) - Tư liệu về các nước Đông Âu - Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới - Đèn chiếu III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX. Câu hỏi 2: Hãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam? 2. Giới thiệu bài mới. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước xã hội chủ nghĩa duy nhất đó ở Liên Xô, thế thì sau Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng XHCN ở các nước này diễn ra và đạt được kết quả ra sao? Để có câu trả lời chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay. 3. Dạy và học bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ... ản được khôi phục, nhiều nhà máy được xây dựng, đường sắt Bắc - Nam được khôi phục. + Cải tạo XHCN ở vùng giải phóng được đẩy mạnh, giai cấp tư sản bị xoá bỏ. + Những biểu hiện văn hoá phản động bị xoá bỏ. 2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985) - Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu: sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo XHCN, ổn định tình hình kinh tế xã hội, giảm nhẹ mất cân đối nền kinh tế. - Kết quả: Đất nước có chuyển biến tiến bộ đáng kể. + Công nghiệp, nông nghiệp chặn được đà giảm sút, có bước phát triển tiến bộ. + Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hoàn thành hàng trăm công trình lớn. + Khoa học - kĩ thuật được triển khai đẩy sản xuất phát triển. . Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 - 1979) 1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam - Tập đoàn Pôn Pốt mở cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây - Nam (22 - 12 - 1978). - Quân dân ta tổ chức phản công quét quân xâm lược Pôn Pốt khỏi nước ta. 2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc - từ 1978 Trung Quốc cho quân đội khiêu khích, cắt viện trợ. Mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc (17 - 2 - 1979) Quân và dân ta chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc phải rút quân (18 - 3 - 1979) 4. Sơ kết bài học - thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 - 1985 - Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc 5. Dặn dò, ra bài tập về nhà - Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập SGK - Đọc trước bài mới, sưu tầm tranh ảnh về thời kỳ đổi mới. BÀI 33: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TỪ 1986 ĐẾN NĂM 2000) Tiết 48 Ngµy so¹n: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được hoàn cảnh, yêu cầu dẫn đến việc chúng ta cần phải đổi mới. - Hiểu được nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới. 2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tinh thần và tư duy đổi mới trong lao động, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào công cuộc đổi mới. 3. Kĩ năng Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá con đường tất yếu phải đổi mới đi lên CNXH và quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới. II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh trong SGK - Sưu tầm một số hình ảnh về thành tựu của công cuộc đổi mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Sau 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã đạt những thành tựu gì? Còn có những khó khăn nào? Câu hỏi 2: Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía bắc và Tây Nam diễn ra như thế nào? 2. Giới thiệu bài mới. Trong 10 năm cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều yếu kém, cần phải đổi mới để đưa đất nước đi lên. Hoàn cảnh nào dẫn đến việc chúng ta phải đổi mới? Đường lối của công cuộc đổi mới là gì? Những thành tựu của công cuộc đổi mới ra sao? Bài học hôm nay lý giải các câu hỏi trên. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Cá nhân GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi;Nguyên nhân tại sao chúng ta phải đổi mới? HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung cho bạn. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và kết luận. Đồng thời nhấn mạnh thêm: Đổi mới là yêu cầu cấp thiết và tất yếu, nếu không đổi mới chúng ta sẽ gặp những khó khăn và suy yếu về mọi mặt. Để khắc phục những hạn chế thiếu sót và đưa đất nước ta vượt qua khỏi khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (12 - 1986) là mốc quan trọng đánh dấu quá trình đổi mới. Mặt khác, tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thế giới nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, cũng đặt ra yêu cầu Đảng ta phải đổi mới. Hoạt động 2; Cả lớp/ Cá nhân Trước hết GV trình bày cho HS thấy rõ sự đổii mới của đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghãi xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiệnc ó hiệuq ủa bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Sau đó GV hỏi; Theo em chúng ta đổi mới trên lĩnh vực nào? HS dựa vào SGK trả lời. GV bổ sung và kết luận: Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá, đổi mới kinh tế phải gắn liên với đổi mới về chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. GV giới thiệu hình 83 trong SGK "Đại diện hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng" Hoạt động 1: Nhóm GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi, nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm như sau: Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1990? Nhóm 2: Tìm hêỉu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 - 1995? Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000? HS dựa vào SGK thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày kết quả của mình, HS bổ sung cho bạn. Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và chốt ý. Đồng thời giới thiệu một số hình ảnh trong SGK và sưu tầm được về những thành tựu trong công cuộc đổi mới của nhân dân ta trong việc thực hiện đổi mới. . Đường lối đổi mới của Đảng - Nguyên nhân đổi mới + Nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng. + Tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ. + Đại hội Đảng V (12 - 1986) đã đề ra đường lối đổi mới. - Nội dung đổi mới: Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá, trọng tâm là đổi mới về kinh tế. . Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) - Trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990: Đáp ứng được nhu cầu lương thực, hàng hoá thị trường dồi dào, kinh tế đối ngoại phát triển. - Kế hoạch 5 năm 1990 - 1995: Kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát được đẩy lùi, kinh tế đối ngoại phát triển. - Kế hoạch 5 năm 1996 - 2000: Kinh tế tăng trưởng khá cao, vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng. 4. Sơ kết bài học - Nguyên nhân và đường lối đổi mới - Những thành tựu của công cuộc đổi mới 5. Dặn dò, bài tập về nhà - Học bài cũ - Ôn tập hệ thống hoá lại toàn bộ phần lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000. BÀI 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000 Tiết 49 Ngµy so¹n: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, HS cần: 1. Kiến thức Nắm được một cách hệ thống quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000 qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn. đồng thời giúp HS hiểu rõ nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó. 2. Tư tưởng Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của cách mạng và tiền đồ của tổ quốc. 3. Kỹ năng Rèn luyện HS khả năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. giới thiệu bài mới GV khái quát lại những nội dung lịch sử Việt Nam đã học rồi dẫn dắt các em vào học bài tổng kết. 2. Dạy và học bài mới Mục 1: Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử. * Phương án 1: GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến nay và nội dng của từng giai đoạn đó? HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý những những nội dung sau: - Giai đoạn 1919 - 1930; Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam (1919 - 1929) đã tác động, làm biến đổi tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, sự kiện mở đầu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. - Giai đoạn 1930 - 1945: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển qua các phong trào 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945 dẫn tới Cách mạng tháng Tám thắng lợi, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do. - Giai đoạn 1945 - 1954: Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi cuối cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. - Giai đoạn 1954 - 1975: Hai miền đất nước tiền hành hai chiến lược cách mạng khác nhau (cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam) và đã giành thắng lợi hoàn toàn với trận đại thắng Xuân 1975 mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Giai đoạn 1975 đến nay: trong 10 năm đầu 1975 - 1985 chúng ta gặp nhiều khó khăn thử thách, từ Đại hội lần thứ V (12 - 1986) của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, cách mạng nước ta giành thắng lợi to lớn, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. * Phương án 2: GV tổ chức cho HS lập bảng thống kê theo nội dung sau: Các giai đoạn của cách mạng Việt Nam Nội dung chủ yếu và đặc điểm của lịch sử Việt Nam 1919 - 1930 1930-1954 1954-1975 1975 đến nay Để bài học sinh động, GV kết hợp với việc giới thiệu những tranh ảnh lịch sử tương ứng với các giai đoạn để học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung bài tổng kết. Mục 2: Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên. Về nguyên nhân thắng lợi; GV nêu câu hỏi HS thảo luận theo nhóm: hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam? HS thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả của mình. HS nhóm khác có thể bổ sung. Cuối cùng GV kết luận. Chú ý nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của đảng là nguyên nhân quyết định mọi sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Về phương hướng đi lên: GV trình bày: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đất nước độc lập và thống nhất đi lên CNXH theo đường lối đổi mới của Đảng là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam. Về bài học kinh nghiệm: GV cho HS trao đổi, đàm thoại để trả lời câu hỏi: Nêu những bài học của cách mạng Việt Nam? Sau khi HS trả lời, GV chốt ý: - nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH - Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. - Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết. - kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và quốc tế. - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố quyết định mọi sự thắng lợi. 3. Sơ kết bài học. - Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam. - Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam. 4. Dặn dò, bài tập Học theo các giai đoạn để nắm được những nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam Lập bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của cách mạng việt Nam theo nội dung sau: Thời gian Sự kiện chủ yếu Tác động của sự kiện đó đến lịch sử Việt Nam
Tài liệu đính kèm: