I. LIÊN XÔ:
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
a. Hậu quả nặng nề của chiến tranh
Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp 65.000km đường sắt bị tàn phá.
b. Thành tựu.
Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY Chương I LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU NĂM 1945 ĐẾN NAY I. LIÊN XÔ: 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950) a. Hậu quả nặng nề của chiến tranh Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp 65.000km đường sắt bị tàn phá. b. Thành tựu. - Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng. - Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6.200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động. Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. - Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ. 2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). a. Điều kiện - Các nước tư bản phương Tây chống phá vở kinh tế, chính trị, quân sự - Phải lo củng cố quốc phòng, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa b. Thành tựu - Về công nghiệp: tới nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô và cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới. - Về khoa học – kĩ thuật - Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo - năm 1961, phóng tàu vụ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái đất, dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. - Đến đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân với các nước phương Tây. ii. đông âu. 1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. - Những năm 1944 – 1945, trên đường truy kích phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đi qua vùng Đông Âu, nhân dân và lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân, tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Riêng ở Đức, trên ba vùng Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng, nước Cộng hoà liên bang Đức thành lập, trên vùng lãnh thổ Liên Xô quân đội Liên Xô chiếm đóng, ngày 7/10/1949, nước Cộng hoà Dân chủ Đức thành lập. - Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là: Cộng hoà nhân dân Ba Lan (22/7/1944), Cộng hoà nhân dân Rumani (23/8/1944), Cộng hoà nhân dân Hunggari (4/4/1945), Cộng hoà Tiệp Khắc (9/5/1945), Cộng hoà Liên bang Nam Tư (29/11/1945), Cộng hoà nhân dân Anbani (11/12/1945), Cộng hoà nhân dân Bungari (15/9/1946), Cộng hoà dân chủ Đức (7/10/1947). - Để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu tiến hành: + Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân + Cải cách ruộng đất + Quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản lớn trong và ngoài nước + Ban hành các quyền tự do dân chủ, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, lương bổng - Việc hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân phải trải qua đấu tranh giai cấp quyết liệt và phức tạp do âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Đến những năm 1948 – 1949, các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). a. Nhiệm vụ - Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản. - Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể - Tiến hành công nghiệp hoá nhằm xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH. b. Thành tựu cơ bản. Đến đầu những năm 70 của thế kĩ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công nông nghiệp có nền văn hoá, giáo dục phát triển cao. - An-ba-ni: Trước chiến tranh, nghèo và lạc hậu nhất châu Âu nhưng đến năm 1970, đã điện khí hoá cả nước, sản xuất nông nghiệp phát triển. - Bun-ga-ri: Sản xuất công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với năm 1939, nông thôn đã hoàn toàn điện khí hoá. - Cộng hoà dân chủ Đức: Đến năm 1972, sản xuất công nghiệp bằng cả nước Đức năm 1939. - Tiệp Khắc: Đầu những năm 70 được xếp vào hàng các nước công nghiệp thế giới. iii. sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa 1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) - Khi các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thúc đẩy sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, ngày 8/01/1949, các nước Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bungari, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt tham gia: Cộng hoà dân chủ Đức (1950), Cộng hoà nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hoà Cuba (1972), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978) - Vai trò: tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật Liên Xô giữ vai trò quyết định trong Hội đồng tương trợ kinh tế. 2. Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va - Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va: Năm 1955, Cộng hoà liên bang Đức gia nhập NATO. Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước Đông Âu đã nọp ở Vác-xa-va ngày 14/5/1955 quyết định thành lập “Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va” nhằm giữ gìn an ninh cho các nước thành viên, bảo vệ hoà bình ở châu Âu, củng cố tình hình hữu nghị hợp tác giữa các nước thành viên. - Vai trò: Tăng cường sức mạnh quân sự, giữ gìn an ninh cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. i.V : sự khủng hoảng và tan rã của liên bang xô viết a. Bối cảnh. - Khủng hoảng chung của toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. - Mô hình và cơ chế cũ của CNXH đã trở thành vật cản đối với sự phát triển của đất nước. Kinh tế lâm vào khủng hoảng: sản xuất công nghiệp trì trệ, lượng thực, thực phẩm khan hiếm, mức sống người dân giảm sút, thua kém người dân các nước phương Tây. - Những vi phạm pháp chế, thiếu dân chủ và các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng, đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện. b. Công cuộc cải tổ. Năm 1985, M Goóc-ba-chốp nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô Viết, thực hiện cải tổ. - Mục đích: Sửa chữa những thiếu sót sai lầm trước kia, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng một chủ nghãi xã hội dân chủ, nhân văn đúng với bản chất của nó. - Về chính trị: Tập trung quyền lực vào tay tổng thống, đa nguyên chính trị. - Về kinh tế: Chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường. - Kết quả: Kinh tế suy sụp, chính trị, xã hội rối loạn, xung đột dắc tộc, nội bộ Đảng cộng sản bị chia rẻ, một số nước cọngo hoà li khai. c. Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 Ngày 19/8/1991 một số người lãnh đạo Đảng và Chính phủ Liên Xô tổ chức đảo chính M.Goóc-ba-chốp nhưng thất bại dẫn đến hậu quả. - Đảng Cộng sản, Liên Xô bị đình chỉ hoạt động - Chính phủ Xô Viết bị giải thể. - Làn sóng chống Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết Lan tràn khắp nơi. Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hoà lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), 25/12/1991 cờ đỏ búa lòên trên róc điện Kremly hạ xuống, chấm dứt sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. V:. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước đông âu. - Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện. Đến năm 1988, khủng hoảng lên đến đỉnh cao. Khởi đầu ở Ba Lan sau đó lan sang các nước Đông Âu khác. - Biểu hiện: quần chúng mít tinh, biểu tình đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị, tổng tuyển cử tự do. Lợi dụng thời cơ, với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc, bên ngoài các thế lực chống chủ nghĩa xã hội, ra sức kích động quần, đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận các yêu cầu trên. - Kết quả: Qua Tổng tuyển cử, các Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạp các nước Đông Âu quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa, Cộng hoà dân chủ Đức sát nhập vào Cộng hoà liên ban Đức. Hầu hết các nước đề thay đổi tên nước Quốc kỳ, Quốc huy cùng ngày Quốc khánh. Như vậy đến cuối năm 1989, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu. Chương II Các nước á, phi. Mỹ la tinh từ năm 1945 đến nay Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rả của hệ thống thuộc địa 1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, mở đầu là Đông Nam á, tiêu biểu là Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945). - Phong trào đấu tranh lan rộng sang Nam á, Bắc Phi, Mĩ La tinh: ấn Độ (1946 – 1950), AI Cập (1952), Angiêri (1945-1963), Irắc (1958).Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập – “Năm châu Phi”. Ngày 1/1/1959, cách mạng Cuba thành công. - Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản bị sụp đổ, chỉ còn 5,2 triệu km#2 với 35 triệu dân. 2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. - Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân An-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao, nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha. - Kết quả: Bồ Đào Nha trao trả độc lập cho An-gô-la (11/1975) Mô-dăm-bích (6/1975), Ghi-nê Bít-xao (9/1974). 3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX - Chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc. ở miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi. - Sau nhiều năm đấu tranh kiên cường bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, ở Rôđênia (Dim-ba-bu-ê) năm 1980, ở Tây Nam Phi (Cộng hoà Na-mi-bi-a). Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử là ở Cộng hoà Nam Phi, năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Châu á i. tình hình chung. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ, đến cuối những năm 50, phần lớn những nước châu á giành được độc lập. - Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu á không ổn định, bởi các nước đế quốc tiến hành cá cuộc chiến tranh xâm lược nhất là ở Đông Nam á và Tây á. - Sau “Chiến tranh lạnh”, diễn ra những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới hoặc phong trào li khai. - Nhiều nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Vì thế nhiều người dự đoán “thế kri XX, sẽ là thế kỉ của châu á”. ấn Độ thực hiện các kế hoạch dài hạn và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỉ dân, sản phẩm công nghiệp, chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. ấn Độ đang vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. Các nước Đông Nam á 1. Tình hình Đông Nam á trước và sau năm 1945 - Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. - Tháng 8/1945, khi hay tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Inđônêxia, Việt Nam, Lào nổi dậy giành chính quyền, Mã Lai, Miến Điện, Philippin nổi dậy đấu tranh giải phóng được nhiều vùng lãnh thổ. - Các nước tư bản phương Tây trở lại xâm lược, các dân tộ ... ủa cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975). 1. ý nghĩa lịch sử, a. Đối với dân tộc. - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của đế quốc, phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. - Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. b. Đối với thế giới. - Tác động sâu sắc đến nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới. - Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. 2. Nguyên nhân thắng lợi - Được sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị quân sự độc lập tự chủ. - Nhân dân có truyền thống yêu nước, có hậu phương miền Bắc, không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở cả hai miền. - Tình đoàn kết, phối hợp chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương, sự đồng tình giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới. Chương Việt nam từ năm 1975 đến năm 2000 Việt Nam nam đầu sau đại thắng mùa xuân 1975 I. tình hình hai miền nam – bắc sau đại thắng mùa xuân 1975 a. Miền Bắc - Thuận lợi: đã xây dựng được những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. - Khó khăn: chiến tranh đã tàn phá nặng nền, gây hậu quả lâu dài. b. Miền Nam. - Thuận lợi: Đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới đã sụp đổ - Khó khăn: Cơ sở chế độ thực dân và di hại xã hội vẫn còn mù chữ, thất nghiệp, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ phân tán. ii. khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá ở cả hai miền đất nước, 1. ở miền bắc - Đến giữa năm 1976, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. - Miền Bắc còn phải làm tròn nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ đối với Lào và Campuchia trong giai đoạn mới. 2. ở miền Nam. - Khẩn trương tiếp quản các vùng mới giải phóng, thành lập chính quyền cách mạng, giúp đỡ và hướng dẫn đồng bào hồi hương. - Tịch thu tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, xoá bỏ bóc lột phong kiến, điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá ngân hàng, thay tiền cũ bằng đồng tiền cách mạng. - Khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp trở lại hoạt động. iii. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976). a. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. - Hội nghị Hiệp thương đại biểu hai miền Nam – Bức họp từ ngày 15 đến 21/11/1975 nhất trí với chủ trương của Đảng về việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. - Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8%) đã đi bầu, bầu 492 đại biểu Quốc hội. - Quốc hội họp từ ngày 24/6 đến 2/7/1976 quyết định + Chính sách đối nội, đối ngoại thống nhất. + Lấy tên nước là Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca” thủ đô là Hà Nội, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành phố Hồ Chí Minh. + Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến Pháp. b. ý nghĩa- Thể hiện lòng yêu nước tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí thống nhất tổ chức, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam thống nhất của toàn thể nhân dân ta. - Tạo những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế. Việt Nam xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986) I. việt nam sau 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1986) 1. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) Đại hội lần thứ IV của Đảng (12-1976) đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) Trong 5 năm (1976 – 1980) nước ta thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng đất nước, vừa cải tạo quan hệ sản xuất nhằm hai mục tiêu cơ bản: xây dựng một bước cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động. - Thành tựu đạt được. + Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải khôi phục xong và bắt đầu phát triển + Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong cácvùng mới giải phóng ở miền Nam. + Xoá bỏ những biểu hiện của văn hoá phản động xây dựng nền văn hoá mới cách mạng. Năm học 1979 – 1980 cả nước có 15 triệu người đi học. - Hạn chế Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 – 1985). Đại hội V của Đảng (5-1982) khẳng định tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đại hội Vi đề ra với một số điểm bổ sung cụ thể hoá. Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 – 1985). Trong 5 năm (1981 – 1985) phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân, nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nhẹ những mất cân đối nghiêm trọng nhất của nền kinh tế. - Tiến bộ đạt được. + Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,9T (so với 1976 – 1980 là 1,9%), lương thực hàng năm đạt 17 triệu tấn (trước là 13,4 triệu tấn). Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 9,5% (trước đó là 0,6%). Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% (trước đó là 0,4%). + Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Bắt đầu khai thác dầu mỏ, khẩn trương xây dựng công trình thuỷ điện Sông Đà, Trị An. + Hoạt động khoa học – kĩ thuật góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. - Hạn chế Những khó khăn yếu kém của 5 năm trước chưa khắc phục được, thậm chí có phần trầm trọng hơn, chưa ổn định được tình hình kinh tế xã hội. ii. đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 – 1979). 1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tập đoàn Pôn Pốt đại diện cho phái “Khơ -me-đỏ” mở các cuộc hành quân khiêu khích dọc theoi biene giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta. Ngày 22/12/1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta. Quân dân ta tổ chức các cuộc phản công tiêu diệt quân xâm lược khi chúng vừa đặt chân vào nước ta. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nhanh chóng kết thúc, toàn bộ quân xâm lược bị quét sạch khỏi nước ta, hoà bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. 2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Từ năm 1978 Trung Quốc cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bỗng dưng xấu đi. Ngày 17/2/1979, Trung Quốc mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ lãnh tổ tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dự luận trong nước và thế giới. Trung quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5/3/1979 đến 18/3/1979 thì rút hết. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1986 đến năm 2000) i. thực hiện đường lối đổi mới của đảng a. Hoàn cảnh. - Trong nước: đất nước gặp khó khăn yếu kém và lâm vào khó khăn khủng hoảng trước hết là về kinh tế, xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn yếu kém là do ta mắc phải làm sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước, vượt qua khủng hoảng và đẩy cách mạng tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. - Thế giới: Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước thay đổi do tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đòi b. Chủ trương đổi mới. - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI (12-1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển qua các Đại hội VII, VIII, IX. - Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế chính trị đến tổ chức tư tưởng văn hoá, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trong tâm là đổi mới về kinh tế. Ii. việt nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000) Đường mới đổi mới của Đảng được sự hưởng ứng rộng rãi của dư luận xã hội, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. a. Thành tựu - Thành tựu đạt được kế hoạch 5 năm 1986 – 1990. + Đến năm 1990, sản xuất lương thực đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ, xuất khẩu. Sản xuất lương thực năm 1988 là 19,5 triệu tấn, 1989 là 21,4 triệu tấn. + Hàng hoá, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tăng. + Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh. Hàng xuất khẩu tăng ba lần. Từ năm 1989, xuất khẩu gạo, dầu thô, năm 1989 xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo (thứ ba thế giới). - Thành tựu đạt được của kế hoạch 5 năm năm 1991 – 1995. + Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 8,2%. Đẩy lùi nạn lạm phát. + Kinh tế đối ngoại phát triển. Trong 5 năm xuất khẩu 17 tỉ đô la, nhập khẩu 21 tỉ đo la. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng bình quân hàng năm là 50%. + Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. - Thành tựu đạt được của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. + Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 7%. + Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển. Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 51,6% tỉ đô la, tăng bình quân hàng năm 21%, nhập khẩu 61 tỉ đô la tăng bình quân hàng năm 13,3%, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt 10 tỉ đô la, tăng 1,5 lần so với 5 năm trước. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng. b. ý nghĩa của những thành tựu Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế. c. Khó khăn yếu kém - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. - Một số vấn đề về văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết. - Tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Tài liệu đính kèm: