Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay năm 2009

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay năm 2009

1. KIẾN THỨC:

- Học sinh hiểu được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.

- Hiểu được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các Đông Âu sau 1945

- Hiểu được quá trình hình thành hệ thống XHCN.

 

doc 74 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2009
Ngày giảng: 19/8/2009
Tiết 1
PhẦN MỘT
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I
Liên xô và các nước Đông âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài 1
 Liên xô và các nước Đông âu
Từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
Học sinh hiểu được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
Hiểu được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các Đông Âu sau 1945
Hiểu được quá trình hình thành hệ thống XHCN.
tHáI Độ
Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu giữa nhân dân Việt Nam với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
đồ DùNG dạy học:
Giáo viên:
Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
Tư liệu về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
 C. Phương pháp: 
- Sử dụng đồ dùng trực quan,phân tích,đàm thoại.
D. Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Bài mới:
Giới thiệu bài mới 
* Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS vào tìm hiểu bài.
*Thời gian: 1'
* Cách tiến hành:
Giáo viên nhắc lại về lịch sử thế giới hiện đại ở lớp 8: Trước đó các em đã được học ở lớp 8 giai đoạn đầu của lịch sử thế giới hiện đại, từ cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 đến năm 1945 khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là bài mở đầu của chương trình lớp 9, các em sẽ học lịch sử thế giới từ năm 1945 đến hết thế kỷ XX - 2000.
Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Liên Xô. ( 38')
* Mục tiêu: hiểu được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
Đ D D H: Tư liệu về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
Thời gian:
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu học sinh đọc tư liệu SGK trang 3 và trả lời câu hỏi:
Hoạt động 1.1 :Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950
? Em đánh giá như thế nào về sự thiệt hại của Liên Xô sau CTTG thứ hai?
Học sinh dựa vào tư liệu SGK trả lời.
GV nhận xét bổ sung: đây là sự thiệt hại rất to lớn về người và của nhân dân LX đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi.
GV liên hệ sự thiệt hại của LX với các nước đồng minh khác để thấy rõ sự thiệt hại của LX là vô cùng to lớn.
GV chốt ghi
GV cung cấp: trong hoàn cảnh đó ngay đầu năm 1946 Đảng và nhà nước LX đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế...
GV chốt ghi
GV phân tích sự quyết tâm của Đảng và nhà nước LX trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế.
Hoạt đông 2: cá nhân /nhóm
GV cung cấp - HS ghi
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung câu hỏi:
(?) Em nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của LX trong thời kì khôi phục kinh tế?
- Hãy cho biết nguyên nhân sự phát triển đó?
HS thảo luận theo nhóm lớn.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
+ Nhóm 1 + 2: Báo cáo nội dung 1
+Nhóm 3 + 4: Báo cáo nội dung 2
Các nhóm nhận xét.
GV kết luận:
- Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kì này phát triển nhanh chóng .
Có được kết quả này là do: sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của LX. Tinh thần tự lập tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù quên mình của nhân dân Liên Xô.
Hoạt động 1.2: Tiếp tục công cuộc XD CS vật chất kĩ thuật của CNXH (Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
GV giải thích những khái niệm “Thế nào là XD CS vật chất kĩ thuật của CNXH”
GV cung cấp - HS ghi
GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức đã học từ lớp 8 khi Liên Xô tiến hành xây dựng CNXH đến 1939. Nêu câu hỏi:
(?) Bước sang giai đoạn này Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trong hoàn cảnh nào?
HS liên hệ kiến thức đã học và những hiểu biết của mình trả lời câu hỏi.
GV kết luận: Xây dựng trong hoàn cảnh các nước TB phương Tây luôn có âm mưu hành động bao vây chống phá LX cả về KT - Chính trị và quân sự, LX phải chi phí lớn cho Quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc XD CNXH.
? Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc XD CNXH ở LX?
ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK từ: “Trong hai thập niên -> vũ trụ”
Hỏi: Hãy nêu những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét kết luận 
GV tích hợp GDMT: thành tựu của Liên Xô trong việc chinh phục vũ trụ.( Liên xô là nướcđầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo,mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người- phóng con tàu "Phương Đông" lần đầu tiên đưa con người bay vòng quanh trái đất. GV kể về chuyến bay của nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin)
? Em đánh giá như thế nào về những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được.
Những thành tựu Liên Xô đạt được có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo uy tín chính trị , và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Từ đó Liên Xô trở thành chỗ dựa cho PT CMTG, là trụ cột của các nước XHCN.
3 Củng cố : ( 3') 
- GV khái quát ND bài .
4 Hướng dẫn học bài ( 2' )
- Học và đọc kỹ phần II / Đông Âu, giờ sau học tiếp .
I. Liên Xô.
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai LX phải chịu tổn thất nặng nề.
 Đảng và nhà nước LX ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế.
Kết quả:
Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước thời hạn.
Công nghiệp: 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
Nông nghiệp: Bước đầu khôi phục và phát triển một số ngành nghề.
KHKT: Chế tạo thành công bom nguyên tử 1949.
2. Tiếp tục công cuộc XD CS vật chất kĩ thuật của CNXH (Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
* Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn.
- Phương hướng chính: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ KHKT, tăng sức mạnh quốc phòng.
* Thành tựu.
+ Kinh tế: Tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai sau Mĩ.
+ Về KHKT: Phát triển đặc biệt là KH vũ trụ.
+ Về quốc phòng: Đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và các nước phương Tây.
+ Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ PT CMTG.
Tiết 2:
Ngày giảng: 26+27/8/2009
Hoạt động 2: Đông âu. ( 18 ')
* Mục tiêu: Hiểu được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các Đông Âu sau 1945
Đ D D H: Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
Thời gian:
Cách tiến hành:
Bước 1:
Hoạt động 2.1 Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
Tích hợp GDBV môi trường: cung cấp cho HS biết về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên và của các nước Đông Âu
GV sử dụng lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu giới thiệu vị trí của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
Yêu cầu HS chú ý quan sát vào lược đồ và chữ in nhỏ SGK TV 6 và hỏi:
GV cung cấp kiến thức.
HS nghe – ghi
(?) Em nhận xét gì về quá trình hình thành của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu? 
Quá trình hình thành của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu diễn ra trong thời gian ngắn dưới sự giúp đỡ của LX. Bởi vậy các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã phát triển theo con đường XHCN.
GV cung cấp – ghi bảng.
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK trang 6 và trả lời câu hỏi:
(?) Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước dân chủ Đông Âu đã thực hiện nhiệm vụ gì?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét kết luận:
Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân
Tiến hành cải cách ruộng đất
Quốc hữu hoá những xí nghiệp lớn...
Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân
-> như thế lịch sử các nước Đông Âu bước sang trang mới.
(?) Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS dựa vào nội dung vừa học trả lời
GV kết luận – chuyển mục
Hoạt động : 2.2: Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
GV cung cấp – ghi
HS nghe – ghi bài
?) Nhiệm vụ trên có ý nghĩa như thế nào?
HS dựa vào nội dung trên trả lời
Xoá bỏ quan hệ người bóc lột người
Xoá bỏ chế độ tư hữu về sản xuất
GV yêu cầu HS đọc phần tư liệu SGK-Tr7 và thảo luận 5 phút câu hỏi với nội dung sau
Nêu thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt trong công cuộc xây dựng CNXH?
Em nhận xét gì về những thành tựu nhân dân Đông Âu đã đạt được?
HS trao đổi thảo luận
Báo cáo kết quả thảo luận
Các tổ nhận xét bổ xung
GV nhận xét – chốt
HS nghe – ghi
GV kết luận – chuyển ý.
Hoạt động 3: Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ( 15')
* Mục tiêu: Hiểu được quá trình hình thành hệ thống XHCN
Thời gian:
Cách tiến hành:
Bước 1:
Hoạt động 3.1: Cơ sở hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
GV cung cấp: “Khi các nước Đông Âu...trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...”
HS chú ý vào phần chữ in nhỏ SGK và trả lời câu hỏi.
(?) Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành trên cơ sở nào?
HS chú ý chữ in nhỏ SGK trả lời
GV nhận xét -> kết luận ghi
Hoạt động 3.2 Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
GV chuyển ý
GV cung cấp. HS nghe - ghi 
Sau khi các nước Đông Âu bắt đầu bước vào xây dựng CNXH để thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau chặt chẽ hơn nữa về kinh tế, văn hoá, khoa học, kĩ thuật.
? Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập có ý nghĩa như thế nào?
HS dựa vào kiến thức SGK và những hiểu biết của mình trả lời.
GV nhận xét, kết luận - ghi.
HS nghe - ghi
GV mở rộng: Như vậy trước chiến tranh thế giới thứ nhất thế giới chỉ có một hệ thống duy nhất là TBCN. Lúc đó họ “làm mưa, làm gió” và quyết định vận mệnh thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ II với sự ra đời của một loạt các nước XHCN đã tạo thành hệ thống XHCN độc lập với hệ thống TBCN. Cuộc đấu tranh trên thế giới lúc này là cuộc đấu tranh giữa hệ thống với “hai cực” Xô - Mĩ
GV yêu cầu học sinh đọc phần chữ in nhỏ SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:
? Nêu những thành tựu nổi bật của SEV và đánh giá vai trò của Liên Xô trong hoạt động của SEV?
GV tổ chức HS làm việc theo kỹ thuật dạy học " lập sơ đồ tư duy" 
HS báo cáo kết quả-> GV kết luận.
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10% năm
+ Thu nhập quốc dân tăng 5,7 lần
+ Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho các nước thành viên vay với lãi suất thấp và viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp
GV mở rộng Bên cạnh những thành tựu đạt được SEV bộc lộ những hạn chế.
Hoạt động không kín, không hoà nhập với nền kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hoá. Nặng trao đổi mang tính bao cấp, phân công chuyên ngành chưa hợp lí.
GV cung cấp: Trước tình hình TG ngày càng căng thẳng của ĐQ Mĩ...
HS nghe - ghi
GV yêu ... cuộc CM KHKT lần thứ 2 lại ảnh hưởng đến môi trường và làm xuất hiện những loại bệnh dịch mới?
HS trả lời
GV nhận xét, liên hệ kiến thức
I. Những thành tựu chủ yếu của CMKHKT.
1. Khoa học cơ bản
- Con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu bước nhảy vọt trong toán học, vật lý, hoá học và sinh học.
- Những thành tựu đó đã được ứng dụng vào kỹ thuật SX phục vụ cuộc sống.
2. Công cụ SX mới
- Sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
3. Năng lượng mới
- Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.
4. Vật liệu mới
- Chất dẻo pôlime quan trọng hàng đầu trong cuộc sống và trong CN
5. "Cách mạng xanh"
- Tạo ra những giống lúa mới, con giống mới, năng suất cao
- Giải quyết được vấn đề lương thực cho nhiều quốc gia.
6. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Con người đã đạt được những thành tựu thần kỳ:
+ Máy bay siêu âm khổng lồ
+ Tàu hoả tốc độ cao
+ Phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.
7. Chinh phục vũ trụ
Đạt được những thanh tựu kỳ diệu
- 1961 con người đã bay vào vũ trụ
- 1969 con người đã bay lên mặt trăng
II. ý nghĩa và tác động của CM khoa học kỹ thuật.
*ý nghĩa
- Cuộc CM KHKT có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá, văn minh của loại người dem lại những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.
- Hậu quả:
+ Tạo ra vụ khí huỷ diệt hàng loạt
+ Ô nhiễm môi trường
+ Xuất hiện loại bệnh dịch mới
+ Tai nạn giao thông và lao động
Củng cố: 3'
GV củng cố bằng bài tập (sử dụng phiếu học tập)
Câu 1: Điền nội dung thích hợp vào các cột cho bên dưới.
Vai trò tích cực của CMKHKT
Tác động tiêu cực của cuộc CMKHKT
Câu 2: Cuộc CMKHKT hiện nay còn được gọi là CMKH công nghệ, đúng hay sai? Nếu đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữ S vào ô trống: 
Hướng dẫn học bài: 1'
Học kỹ bài, soạn tổng kết lịch sử TG hiện đại
Ngày soạn: 30/11/2009
Ngày giảng: 2+3/12/2009
Tiết 15
Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
HS củng cố lại kiến thức đã học về lịch sử TG hiện đại từ sau chiến tranh TG thứ hai đến nay.
HS nắm được những nét nổi bật của nội dung lịch sử TG hiện đại từ sau 1945 đến nay. Trong đó việc TG chia thành 2 phe XHCN và TBCN là đặc trưng bao trùm đời sống chính trị TG và quan hệ quốc tế gần như nửa sau TKXX
Tư tưởng:
HS nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt với những diễn biến phức tạp giữa các lực lượng XHCN, độc lập DT, dân chủ tiến bộ và CHĐQ cùng các thế lực phản động khác.
Thấy rõ nước ta là một bộ phận của TG ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và TG.
Kĩ năng:
HS tiếp tục rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy phân tích và tổng hợp để thấy rõ
MLH giữa các chương, các bài trong SGK
Bước đầu tập dượt phân tích các sự kiện theo quá trình lịch sử: bối cảnh xuất hiện, diễn biến, những kết quả và nguyên nhân của chúng.
Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học, phiếu học tập, biểu bảng, trò chơi giải ô chữ
Học sinh: Bài soạn, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
C. Phương pháp.
- Phân tích- tổng hợp.
d. Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
 Chúng ta đã được học giai đoạn thứ hai của lịch sử TG hiện đại (1945 đến nay). Trong vòng nửa TK, TG đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử phức tạp. Nhưng chủ yếu nhất là TG đã chia thành 2 phe: XHCN và TBCN “đối đầu” nhau, nhất là thời kỳ “chiến tranh lạnh”, tình hình TG rất căng thẳng.
 Từ đầu thập niên 90 đến nay, xu thế của TG chuyển từ “đối đầu” sang đối thoại, để thực hiện mục tiêu: hoà bình độc lập DT, dân chủ và tiến bộ XH. Tuy vậy tình hình TG còn nhiều diễn biến phức tạp. Hôm nay chúng ta học bài tổng kết lịch sử Tg từ sau năm 1945 đến nay.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1:
 * Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học về lịch sử TG hiện đại từ sau chiến tranh TG thứ hai đến nay.HS hiểu được những nét nổi bật của nội dung lịch sử TG hiện đại từ sau 1945 đến nay. Trong đó việc TG chia thành 2 phe XHCN và TBCN là đặc trưng bao trùm đời sống chính trị TG và quan hệ quốc tế gần như nửa sau TKXX
* Đ D D H: tranh ảnh về thành tựu KHKT
* Thời gian: 17'
* Cách tiến hành:
Bước 1: tìm hiểu về lĩnh vưc khoa học cơ bản.
Trên cơ sở những nội dung HS chuẩn bị ở nhà.
GV chia cả lớp thành 4 nhóm hoạt động: tổ chức các hoạt động học tập của HS theo nhóm.
GV: sử dụng phiếu học tập và bảng phụ với nội dung câu hỏi như sau:
 ? Lịch sử TG từ sau 1945 đến nay diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng, theo em trong các ND dưới đây những ND nào là tiêu biểu nhất và có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất. Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đún
 CNXH từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống TG.
 Chế độ XHCN ở LX và các nước Đông Âu bị sụp đổ.
 Phong trào đấu tranh giải phóng DT ở các nước á, Phi, MLT đã giành được thắng lợi to lớn.
 Năm 1960, 17 nước ở Châu Phi giành được độc lập.
 10/1949 nước CH nhân dân TH ra đời
 Sự vươn lên phát triển nhanh chóng về KT của các nước TB chủ yếu: Mĩ, Nhật, Tây Âu.
 Trật tự Tg giới mới sau chiến tranh TG thứ hai.
 Trật tự hai cực Iatan được xác lập.
 Sự tiến bộ của KHKT với những thành tựu kỳ diệu.
HS thảo luận 3/
GV nhận xét, điền vào bảng phụ
GV: yêu cầu mỗi tổ sẽ nêu những sự kiện cơ bản trong các nội dung trên
+ Nhóm 1: Nêu các sự kiện quan trọng trong ND1
+ Nhóm 2: Nêu ND thứ 2
+ Nhóm 1: Nêu ND thứ 3
+ Nhóm 1: Nêu ND thứ 4,5
Đại diện từng nhóm báo cáo
- Nhóm 1:
Hoạt động 1.1
 GV yêu cầu HS nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hệ thống XHCN ở LX và Đông Âu
Hoạt động 1.2
- Nhóm 2 trình bày kết quả
Hoạt động 1.3
Nhóm 3 trình bày kết quả
 GV nhận xét, khái quát lại bằng việc xác định các nước đề trên bản đồ
Hoạt động 1.4
Nhóm 4: trình bày kết quả
GV nhận xét kết luận - MR
Hoạt động 1.5
Nhóm 5 trình bày kết quả
GV nhận xét - khái quát - MR
 Đó là mốc đánh dấu sự tiến bộ của nhân loại
Thay đổi công cụ và công nghệ, nguyên liệu, năng lượng thông tin vận tải.
 Loài người bước sang nền văn minh thứ ba “văn minh hậu công nghiệp” hay còn gọi là “văn minh trí tuệ”
 GV áp dụng làm bài tập bằng trò chơi đoán ô chữ
1. Trò chơi giải ô chữ
GV hướng dẫn cách chơi
 Ô chữ gồm 8 ô hàng ngang với các từ chìa khoá, có một ô từ chìa khoá là chủ đề của các ô chữ trên
 HS lần lượt trả lời các ô chữ hàng ngang, sau đó đoán chữ từ chìa khoá
I. Những nội dung chính của lịch sử TG từ sau năm 1945 đến nay.
1. Hệ thống các nước XHCN
- Sau chiến tranh TG thứ hai hệ thống các nước XHCN được hình thành.
- XHCN có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển của TG
- Cuối những năm 80 đầu năm 90 của TKXX CNXH LX và các nước Đông Âu sụp đổ
2. Phong trào giải phóng DT ở các nước á, Phi, MLT (từ 1945 đến nay)
- PT đấu tranh GPDT giành thắng lợi to lớn.
+ Hệ thống thuộc địa và CNphân biệt chủng tộc bị sụp đổ
+ Hơn 100 quốc gia giành độc lập
+ Một số quốc gia giành thành tựu to lớn trong công cuộc XD đất nước; TQ, ấn Độ, ASEAN
3. Sự phát triển của các nước TB chủ yếu Mĩ, nhật, Tây âu
- Sau khi phục hồi, các nước TB phát triển nhanh về KT, đặc biệt Mĩ, Nhật, CH liên bang Đức
- Sự ra đời của khối cộng đồng KT Châu Âu EEC, nay là liên minh Châu Âu EU
- Mĩ, NB, EU ba TT KT lớn nhất TG
4. Trật tự TG mới sau chiến tranh
- Sự xác lập trật tự TG 2 cực Ianta
- TG chia làm 2 phe trong tình trạng đối đầu căng thẳng, tình trạng “chiến tranh lạnh”
- Xu thế của TG hiện nay là chuyển từ đối thoại sang đối đầu
5. Sự phát triển của cuộc CMKHKT lần thứ hai và ý nghĩa lịch sử
- Đạt thành tựu phi thường và những tiến bộ kỳ diệu
- ý nghĩa lịch sử
TRò chơi giải ô chữ
1. 
L
i
ê
n
X
ô
2. 
Đ
ấ
u
t
r
a
n
h
g
i
ả
i
p
h
ó
n
g
d
â
n
t
ộ
c
3. 
A
p
a
c
t
h
a
i
4. 
A
S
E
A
N
5. 
M
ĩ
6. 
L
i
ê
n
m
i
n
h
C
h
â
u
Â
u
7.
C
h
i
ế
n
t
r
a
n
h
l
ạ
n
h
8.
C
ô
n
g
c
ụ
s
ả
n
x
u
ấ
t
m
ớ
i
i
đ
i
t
h
i
ĩ
ê
n
ế
h
g
ớ
i
T
h
ế
g
i
ớ
i
h
i
ệ
n
đ
ạ
i
Câu hỏi: 
Câu 1: Gồm 6 chữ cái với một từ chìa khoá: Đây là nước XHCN đầu tiên nằm giữa vòng vây của các nước TBCN: - Liên Xô -
Câu 2: Gồm 22 chữ cái với 3 từ chìa khoá: Đây là PT phát triển mạnh mẽ ở các nước á, Phi, MLT sau chiến tranh TG thứ hai: - Đấu tranh giải phóng DT – 
Câu 3: Gồm 8 chữ cái với 2 từ chìa khoá: Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự tồn tại cuối cùng của CN thực dân Nam Phi: - Apacthai-
Câu 4: Đây là tên viết tắt củ hiệp hội các nước Đông Nam á (Gồm 5 chữ cái với 1 từ chìa khoá): - ASEAN-
Câu 5: Gồm 2 chữ cái với 1 từ chìa khoá: Đây là nước khởi đầu cuộc CM KHKT lần thứ hai: - Mĩ – 
Câu 6: Gồm 14 chữ cái với 2 từ chìa khoá: EU là tên viết tắt của tổ chức nào? - Liên Minh Châu Âu – 
Câu 7: Gồm 14 chữ cái với 2 từ chìa khoá: Đây là cuộc không tiếng súng luôn gây ra tình trạng căng thẳng trên TG? - Chiến tranh lạnh – 
Câu 8: Gồm 16 chữ cái với 2 từ chìa khoá: Đây là một trong những thành tựu quan trọng của cuộc CMKHKT lần thứ 2? - Công cụ sản xuất mới –
GV yêu cầu HS tìm từ chìa khoá nếu HS không tìm được GV gợi ý
? Đây là một trong các giai đoạn phát triển của lịch sử TG? - Thế giới hiện đại – 
 2. Bài tập trắc nghiệm đúng sai:
GV giải thích cách chơi, câu hỏi tồn tại dưới dạng đúng, sai. Nếu đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữu S và giải thích vì sao?
1. Sau chiến tranh TG thứu hai Mĩ là nước TB giàu nhất TG.
Đ
2. Ngay sau chiến tranh TG thứ hai kết thúc NB là nước có nền KT phát triển mạnh mẽ
S
3. Bản chất của trật tự TG hai cực Iantan là sự liên minh KT giữa hai phe TBCN và XHCN
S
4. Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các DT
Đ
Hoạt động 2: cả lớp /cá nhân
GV cung cấp
Lịch sử TG hiện đại chia làm 3 thời kì (giai đoạn)
+ Từ 1917 -> 1945: Hệ thống XHCn được hình thành
+ Từ 1945 -> 1991: Thời kì chiến tranh lạnh, trật tự TG được thiết lập theo 2 cực Xô - Mĩ
+ Từ 1991 đến nay: Sua chiến tranh lạnh 
GV sử dụng bảng phụ về các xu thế phát triển của TG.
Theo em xu thế của TG ngày nay là gì? Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời em cho là đúng?
 Xu thế hoà hoãn và hoà dục trong quan hệ quốc tế
 Duy trì thế giới 2 cực đứng đầu là 2 cường quốc Mĩ – Nhật Bản
 Các nước đều tăng cường ngân sách quốc phòng, tiếp tục chạy đua vũ trang
 Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy KT làm trọng điểm
 Tiến tới xác lập một trật tự TG đa cực, nhiều TT
 Những cuộc xung đột quân sự hoặc nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực
HS thảo luận 2’
Đại diện các nhóm báo cáo
GV kết luận ghi
? Xu thế chung của TG ngày nay là gì?
HS trả lời
GV kết luận
III. Các xu thế phát triển của TG ngày nay 
Củng cố
GV củng cố nội dung toàn bài
Hướng dẫn học bài
Học kỹ bài
Soạn bài 14, đọc trả lời các câu hỏi SGK
Chuẩn bị nội dung bài học
---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 9 KI 1 CHUAN.doc