Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một: lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay năm học 2010 - 2011

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một: lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay năm học 2010 - 2011

Mục tiêu:

 - Kiến thức: Nắm được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.

 -Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử

 - Thái độ: Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH của nhân dân Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH,vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết.

 

doc 55 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một: lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 
 Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh 
bài 1 Tiết 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
Ngaỳ giảng: Lớp 9A: 
 Lớp 9B: 9C:
I-Mục tiêu: 
 	- Kiến thức: Nắm được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
 	 -Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử
 - Thái độ: Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH của nhân dân Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH,vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết.
 II-Chuẩn bị :
 GV:bảng phụ 
 HS: Đọc bài ở nhà
III: Các hoạt động dạy và học: ( 45phút)
 1) Tổ chức: ( 1phút)
 Lớp 9A: 9B: 9C:
 2) Kiểm tra: không
 3). Bài mới: ( 38phút)
Các hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
Hoạt động 1
- Gv: gọi 1h/s đọc mục 1 
?:Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào?
- Hs:Bị tổn thất nặng nề về người và của.
-?:Dựa vào những thông tin trong sách gk,em hãy cho biết sự thiệt hại to lớn của Liên Xô trong chiến tranh?
- Hs:Căn cứ phần in nghiêng trong sgk trả lời.
- Gv:Nhấn mạnh và chốt ý.
Lưu ý thêm về âm mưu thù địch của các nước đế quốc đối với Liên Xô.
?: Để khắc phục những tổn thất nặng nề do chiến tranh để lại, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã có những biện pháp gì?
- Hs: dựa vào sgk trả lời.
?: Công cuộc khôi phục kinh tế đã diễn ra ntn?
- Hs: khí thế sôi nổi, nhân dân lao động quên mình.
?: Kết quả của công cuộc khôi phục kinh tế?
- Gv: yêu cầu hs nêu các số liệu cụ thể.
- Hs: hoạt động nhóm
?: nhận xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô và nguyên nhân của sự tăng trưởng đó
- Hướng trả lời:
+ tốc độ khôi phục và phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
+ nguyên nhân: sự thống nhất về tư tưởng chính trị, tinh thần lao động cần cù sáng tạo tự lực tự cường của nhân dân.
- Gv: giảng, chuyển ý.
Hoạt động 2
- Gv giải thích k/n “cơ sở vật chất”
?: Biện pháp chính của công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật giai đoạn này là gì?
?: Nội dung chủ yếu của các kế hoạch dài hạn?
?: Những thành tựu đã đạt được?
- Gv: yêu cầu HS lấy một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam .
18’
20’
I. Liên Xô
1.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh 
- Hoàn cảnh
+ Chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai.
- Biện pháp: đề ra kế hoạch 5 năn lần thứ 4 khôi phục và phát triển kinh tế.
- Kết quả: kế hoạch 5 năm hoàn thành vượt mức trước thời hạn 9 tháng, nền KHKT phát triển vượt bậc.
2.Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH 
* Biện pháp: thực hiện các kế hoạch dài hạn.
* phương hướng chính: .
* Thành tựu:
+ kinh tế: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
+ khoa học kỹ thuật :phát triển mạnh, đặc biệt là khoa học vũ trụ.
+ quốc phòng tăng lên về sức mạnh đặc biệt là lực lượng hạt nhân.
+ đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình thế giới,tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
4). Củng cố: ( 5’)
- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm .
- Qua sách báo, hãy kể tên một số chuyến bay của các nhà du hành vũ trụ Liên Xô trong thập niên 60 của thế kỷ xx.
5). Dặn dò-Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’)
 - Học bài. - Đọc mục II,III.
Tuần2 
Tiết 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ xx
 Ngày dạy: Lớp 9A: 
 Lớp 9B: 9C:
I.Mục tiêu :
-Kiến thức: . Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945.
-Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
 -Thái độ: Trân trọng mối quan hệ, tình cảm hữu nghị của các nước Đông Âu vối Liên Xô. 
II. Chuẩn bị :
 - Gv: Đọc tài liệu có liên quan, bản đồ châu Âu.
 - Hs: Đọc và tìm hiểu nội dung bài
III. Các hoạt động dạy và học: ( 45phút)
 1) Tổ chức: (1phút)
 Lớp 9A: 9B: 9C:
 2) Kiểm tra bài cũ: ( 5phút)
Câu hỏi: Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ xx? ý nghĩa của nó?
 3)Bài mới: (40phút)
Các hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
 Hoạt động 1
- Hs đọc mục 1 
- Em có nhận xét về hoàn cảnh lịch sử các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai?
- Hs: căn cứ sgk trả lời.
- Gv: nhấn mạnh ,bổ sung.
- Quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu diễn ra ntn?
- 1 hs đọc phần in chữ nhỏ 
- Hãy kể tên các nước DCND Đông Âu?
- 1hs xác định vị trí các nước DCND Đông Âu trên bản đồ châu Âu.
- Gv: Trình bày chi tiết hơn về tình hình nước Đức.
- Để hoàn thành cuộc cách mạng DCND, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
-Kết quả đạt được là gì?
-?: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhân dân Đông Âu đã gặp những khó khăn gì ?
- Hs: + Các thế lực phản động âm mưu đảo chính phá hoại kinh tế chính trị.
+ Các thế lực thù địch nước ngoài
- Gv:Tổ chức hs hoạt động nhóm: Các nước Đông Âu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân có ý nghĩa ntn?
- Đại diện các nhóm trả lời, Gv nhận xét 
- Gv liên hệ đến nhà nước Trung Quốc thành lập năm 1949.
- Gv: yêu cầu Hs đọc thầm thông tin 
- Hăy nêu những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH?
- Những thành tựu đã đạt được là gì?
- Một h/s đọc mục in chữ nhỏ
- Nêu các số liệu cụ thể?
-?: Nhờ đâu mà các nước Đông Âu đạt được những thành tựu trên?
- Hs: +Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù.
 + Sự giúp đỡ của Liên Xô.
Hoạt động 2
- Một h/s đọc thông tin sgk
- Hệ thống XHCN được hình thành trên cơ sở nào?
- Hs: Kể tên các nước tham gia vào khối SEV.
- Mục tiêu của khối SEV là gì?
-HS: Nêu các số liệu cụ thể thành tích của SEV từ 1951đ 1973.
- Gv: Lưu ý vai trò chủ đạo của Liên Xô trong hoạt động của hội.
30’
10’
II. Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Hoàn cảnh lịch sử: Trước chiến tranh là thuộc địa của các nứôc tư bản Tây Âu.
 - Quá trình ra đời:
+ được Hồng Quân giúp đỡ.
+ thời gian: Từ cuối 1944 đến 1946.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất.
+ Thực hiện quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.
- Kết quả: Từ 1945 đ 1949 hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân. 
2. Tiến hành xây dựng CNXH < từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ xx.
- Nhiệm vụ:
+ Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản
+ Làm ăn tập thể 
+ Tiến hành công nghiệp hóa.
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 
- Thành tựu:
+ Đến đầu những năm 70 trở thành những nước công nông nghiệp.
+ Kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục phát triển.
III. Sự hình thành hệ thống XHCN
- Cơ sở: Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH
-Thời gian: 8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.
- Mục tiêu: Đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
-Tháng 5-1955 Hiệp ước Vác sa va thành lập 
ị Hệ thống XHCN hình thành trên thế giới.
4). Củng cố:(3’)
 - Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân và những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu
 - Cơ sở, mục tiêu của hệ thống XHCN.
5) . Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’)
 - Học kỹ bài.
 - Đọc, trả lời câu hỏi.
Tuần 3
 Tiết 3: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ xx.
Ngày giảng: 9A:
 9B: 9C:
I. Mục tiêu :
-. Kiến thức : giúp h/s nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
-kĩ năng:. Rèn luyện cho h/s kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử.
- Thái độ: Thấy rõ tính chất khó khăn và phức tạp, thiếu sót sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, với những thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước. Bồi dưỡng và củng cố cho h/s niềm tin vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước .
II. Chuẩn bị 
	GV: Bảng phụ 
	HS: Đọc kĩ bài, trả lời các câu hỏi/ sgk.
III. các hoạt động dạy và học: ( 45’)
1. Tổ chức : ( 1’)
 9A: 9B: 9C:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Hãy nêu những nhiệm vụ và thành tựu của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH? 
3. Bài mới. ( 36’)
Các hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
HĐ1
- 1h/s đọc thông tin sgk
- Cho biết những biểu hiện của sự khủng hoảng ở Liên Xô?
- Gv: chuyển ý
- Gv: Giải thích khái niệm “cải tổ”
- Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra ntn?
-Cuộc cải tổ đã đưa đến hậu quả gì?
- Trong bối cảnh trên, một số lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô đã làm gì? Kết quả?
- Hs: dựa vào sgk trả lời.
- Kết quả cuối cùng ra sao?
- Gv: Giới thiệu trên lược đồ 11 nước cộng hòa (SNG)
- Gv lưu ý: Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô là một tổn thất to lớn của ptcm thế giới. Nhưng đây không phải là sự kết thúc của CNXH mà là sự thất bại của một mô hình CNXH còn có nhiều thiếu sót, sai lầm.
HĐ2
- Hs đọc thầm thông tin.
- Biểu hiện của sự khủng hoảng của CNXH ở các nước Đông Âu là gì?
- Hs: Nêu các số liệu cụ thể.
- Trước những khó khăn trên ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã làm gì?
- Kết quả ra sao?
- Gv: Tổ chức cho hs hoạt động nhóm
- Câu hỏi: Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
- Gv: Dẫn các phương án trên bảng phụ.
- Hs: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày. 
- Gv sơ kết bài
20’
16’
I.Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết.
1. Biểu hiện.
- Lương thực, thực phẩm khan hiếm.
- Nông nghiệp, công nghiệp trì trệ.
- Mức sống nhân dân thấp.
- Tệ quan liêu tham nhũng càng trầm trọng.
2. Công cuộc cải tổ của Goóc- Ba – Chốp
- Nội dung: Thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ dần vai trò của Đảng cộng sản.
- Hậu quả: Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
3. Kết quả:
- 21/12/1991 cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
- 25/12/1991 chế độ XHCN ở Liên Xô chấm dứt.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
1.Biểu hiện:
-Từ đầu những năm 80 các nước Đông Âu khủng hoảng kinh tế, chính trị gay gắt.
- Các thế lực chống CNXH đẩy mạnh chống phá.
2. Kết quả:
- Cuối 1989 chế độ XHCN bị sụp đổ ở Đông Âu.
- 28/6/1991 SEV chấm dứt hoạt động.
4. Củng cố: ( 2’)
- Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu diễn ra ntn?
5. Dặn dò- hướng dẫn hoạ bài ở nhà: (1’) 
- Học kỹ bài, đọc trước bài 3
Tuần 4 Chương II
 Các nước á, phi, mĩ la-tinh từ năm 1945 đến nay 
Tiết 4 bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giảI phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
Ngày giảng: lớp 9A: 9B: 9C:
I. Mục tiêu 
- Kiến thức: Giúp hs nắm được quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu á, Phi và Mỹ – la-tinh
.-Kĩ năng: Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp.
 - Thái độ: tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các dân tộc á, Phi, Mĩ- la tinh, nâng cao lòng tự hào dân tộc
II.Chuẩn bị 
	 ... Các hoạt động dạy và học: (45’)
Tổ chức: (1’)
 9A 
Kiểm tra : ( Không ) 
Bài mới : ( 38’)
 Các hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
 Hoạt động 1
GV: tóm tắt hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc, nhắc lại những nét chính về hành trình cứu nước của Người từ năm 1911- 1917.
GV: Sử dụng lược đồ “ Hành trình cứu nước của nguyễn ái Quốc” trình bày 
- Gv lưu ý : Trước năm 1919 Nguyễn ái Quốc đã tham gia hội những người Việt Nam yêu nước và trở thành người lãnh đạo của Hội
( Nội dung của bản yêu sách gồm 8 điểm - đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ , bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam)
- Mặc dù bản yêu sách không được chấp nhận nhưng nó đã gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp.
- Tại đại hội Đảng xã hội Pháp năm 1920 Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì?
- ý nghĩa của những hoạt động đó ?
HS: lựa chọn đáp án đúng( bảng phụ gv)
Tạo tiếng vang với nhân dân Việt Nam.
Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản .
Là sự chuẩn bị quan trọng về chính trị , tư tuởng và tổ chức để Người đứng ra thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Gv tiếp tục sử dụng lược đồ “ hành trình cứu nước của Nguyễn ái Quốc” trình bày thông tin 
Hoạt động 2
- GV tiếp tục sử dụng lược đồ “ hành trình cứu nước của Nguyễn ái Quốc” trình bày thông tin 
- ý nghĩa của những hoạt động ở Liên Xô?
Hoạt động 3
- GV tiếp tục sử dụng lược đồ “ hành trình cứu nước của Nguyễn ái Quốc” trình bày thông tin 
- Nguyễn ái Quốc đã làm gì để Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời? Việc thành lập “ Cộng sản đoàn” làm nòng cốt cho Hội có ý nghĩa gì?
18’
10’
10’
I. Nguyễn ái Quốc ở Pháp ( 1917-1923)
- 1919: Gửi tới hội nghị Véc Xai bản yêu sách.
- Tháng 7 / 1920 đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin
- Tháng 12/ 1920 tham gia đảng xã hội Pháp ở Tua, quyết định ra nhập quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp.
- Năm 1921 tham gia sáng lập “ Hội liên hiệp thuộc địa” ở Pa-ri.
- Năm 1922 ra báo “ Người cùng khổ” tích cực viết bài cho các báo “ nhân đạo” “ đời sống công nhân” và cho in tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân pháp”
II. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô ( 1923-1924)
- Tháng 6/ 1923 ròi Pháp đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân. Viết bài cho báo “ Sự thật”. tạp chí “ Thư tín quốc tế”
- 1924 dự đại hội V quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận.
- Là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
III . Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc
( 1924-1925)
- Cuối năm 1924 Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu ( Trung Quốc)
- Tháng 6/1925 thành lập Hội VNCMTN trong đó tổ chức “ Cộng sản đoàn” làm nòng cốt 
- Năm 1928 VNCMTN có chủ trương “ vô sản hoá” đưa các hội viên vào các nhà máy , hầm mỏ , đồn điền cùng sống , lao động với công nhân để tự rèn luyện , đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin 
Củng cố: ( 5’) 
 - HS trình bày ngắn gọn hoạt động cứu nước của Nguyễn ái Quốc( bằng lược đồ)
 - GV hệ thống lại bài
Dặn dò: (1’)
Lập niên biểu về hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ năm 1911-1925
Thời gian
 Những hoạt động chính
Tuần 19
 Tiết 20 bài 17
 cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời
 Ngày giảng: 9A 
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước . Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức cách mạng thành lập ở trong nước . Sự khác nhau giữa các tổ chức này với hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn ái Quốc sáng lập ở nước ngoài.
- Kỹ năng: Biết so sánh chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng
- Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu , khâm phục các vị tiền bối 
II. Chuẩn bị
 Thầy: Bản đồ Việt Nam 
 Trò: Học bài, đọc bài mới 
III. Các hoạt động dạy và học: (45’)
 1.Tổ chức: (1’ 9A 
 2.Kiểm tra: (7’)
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về hoạt động của Nguyễn Aí Quốc từ năm 1919- 1925?
 3.Bài mới : ( 33’)
Các hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
Hoạt động 1
- Gv sử dụng bản đồ Việt Nam tường thuật, giới thiệu các địa bàn địa điểm xảy ra các phong trào đấu tranh 
- Nhận xét về phong trào đấu tranh của công nhân những năm 1926-1927?
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó ?
( Nhờ sự xuất hiện và tăng cường hoạt động của hội VNCMTN trong quần chúng )
- Liên hệ kiến thức bài 16
- Điểm mới của phong trào thời kỳ này?
- GV yêu cầu hs dẫn chứng minh hoạ 
- Trong bối cảnh trên , tình hình cách mạng Việt Nam diễn ra như thế nào?
( các tổ chức cách mạng nối tiếp nhau ra đời)
Hoạt động 2
- HS đọc thông tin sgk/65
- Gv giới thiệu: Tân Việt cách mạng Đảng là một tổ chức cách mạng được thành lập ở trong nước , sau nhiều lần đổi tên đến tháng 7/ 1928 lấy tên là Tân việt cách mạng Đảng . Tiền thân của Tân Việt là Hội phục việt ( 14/7/1925)
- Thành phần Tân Việt ?
- Địa bàn hoạt động ?( chủ yếu ở Nghệ An- Hà Tĩnh)
- Trong hoạt động Tân Việt có quan hệ như thế nào với Thanh Niên?
- Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa trong hoàn cảnh nào?
( Tân Việt bị phân hoá trong hoàn cảnh Hội VNCMTN đang phát triển mạnh, tư tưởng Mác- Lê nin có ảnh hưởng lớn , cuốn hút nhiều Đảng viên trẻ ...)
- HS thảo luận nhóm ( nhóm bàn ) : so sánh tổ chức Tân Việt với Thanh niên về Địa bàn , thành phần , chủ truơng
- Đại diện một số nhóm trình bày đáp án , các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
( So với Thanh niên , Tân Việt còn có nhiều hạn chế, song Tân Việt cũng là một tổ chức cách mạng mới) 
15’
18’
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam( 1926-1927)
1. Phong trào công nhân
- Phát triển mạnh mẽ khắp Bắc , Trung, Nam và mang tính thống nhất trong toàn quốc
- Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập 
2. Phong trào nông dân, tiểu tư sản, và các tầng lớp yêu nước khác: cũng phát triển , kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước
II. Tân Việt cách mạng đảng( 7/1928)
1. Sự thành lập
- Tháng 7/ 1925 tổ chức chính trị Hội phục việt được ra đời . sau nhiều lần đổi tên và cuối cùng quyết định lấy tên là Tân Việt cách mạng đảng ( 7/1928)
2. Thành phần : Những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước
3. Hoạt động 
- Địa bàn: Chủ yếu ở Trung kì
- Cử người sang dự các lớp huấn luyện của Thanh niên và vận động hợp nhất với Thanh niên
- Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư tưởng : Vô sản và tư sản. Nhiều đảng viên Tân Việt chuyển sang Thanh niên
4. Củng cố: ( 3’)
Phong trào cách mạng ( 1926-1927)/
Tổ chức Tân Việt: Sự ra đời, hoạt động , sự phân hoá?
5. Dặn dò- hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
Học kĩ bài , Đọc mục III, IV
 .....................................................................................................
Tuần 20
 Tiết 21 bài 17 
 cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời
 ( tiếp theo)
Ngày giảng: 9A 
I. Mục tiêu 
- Kiến thức: Giúp hs hiểu được sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và cuọc khởi nghĩa Yên Bái. Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nông dẫn tới sự ra đời cảu ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa , biết so sánh chủ trương hoạt động của các tổ chức, đánh giá nguyên nhân ý nghĩa.
- Thái độ: Giáo dục hs lòng yêu nước, lòng kính yêu và khâm phục các vị tiền bối .
II .Chuẩn bị
 Thầy : Bản đồ Việt Nam ( trống) 
 chuẩn bị các kí hiệu ,địa danh của khởi nghĩa Yên Bái
 Trò : Học bài, đọc bài mới
III. Các hoạt động dạy và học: (45’)
 1.Tổ chức: (1’)
 Lớp 9A 
 2.Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong bài giảng)
 3.Bài mới: ( 40’)
 Các hoạt động của thầy và trò
 Tg
 Nội dung
 Hoạt động 1
- Gv tóm tắt nội dung tiết 1 của bài 
- Trình bày thông tin- điều kiện thành lập ( tiền thân là tổ chức “ Nam đồng thư xã”
- Giải thích thêm chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn 
- Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng có gì khác so với hai tổ chức trước đó ?
- Gv sử dụng lược đồ tường thuật kết hợp với việc gắn các kí hiệu , địa danh trong cuộc khởi nghĩa
- HS thảo luận nhóm ( nhóm bàn) : nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
- đại diện các nhóm trình bày đáp án , nhận xét bổ sung.
- Gv thống nhất 
Hoạt động 2
- 1 hs đọc thông tin
- Hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự thành lập ba tổ chức cộng sản ?
- HS quan sát hình 30/ sgk
- GV lưu ý: 7 người trong chi bộ cộng sản đầu tiên là: ( Trần văn Cung, Trình Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự , Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính, ) Hiện ngôi nhà số 5D được xếp hạng là “ Di tích cách mạng” của Hà Nội
- Gv trình bày quá trình ra đời của ba tổ chức cộng sản 
- ý nghĩa?
25’
15’
I. Việt Nam Quốc dân đảng ( 1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái 
1. Việt Nam quốc dân đảng( 1927)
a, Sự thành lập
- 25/12/1927 Việt Nam Quốc dân đảng ra đời 
- Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu
- Xu hướng cách mạng: dân chủ tư sản
- Thành phần: Tiểu tư sản tri thức, thân hào địa chủ, phú nông , binh lính
b, Hoạt động 
- Địa bàn: Chủ yếu ở Bắc kì
- Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp , thiết lập dan quyền
- Hoạt động : xem nhẹ công tác tuyên truyền, thiên về hoạt động quân sự.
2. Khởi nghĩa Yên Bái ( 1930)
* Diễn biến: 
- Bùng nổ đêm 9/2/1930
- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp
- 10/2/1930 khởi nghĩa thất bại
* Nguyên nhân thất bại
- Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh
- Chủ quan: Lãnh đạo không thống nhất, non yếu, thiếu cơ sở quần chúng 
* ý nghĩa: 
- Cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bọn cướp nước và tay sai.
- Đánh dấu sự phá sản của đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối năm 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh
- Tháng 3/ 1929 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập gồm 7 người tại số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội
2. Quá trình phát triển 
- Tháng 6/ 1929 Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc kì, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo “ Búa liềm”
- Tháng 8/1929 An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam kì
- Tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập ở Trung kì
3. ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản 
- Đánh dấu bước trưởng thành của giai cáp công nhân 
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
4.Củng cố : (3’)
 - Chủ trương , hoạt động của Việt Nam Quốc dân đản
 - Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
 - Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn , ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
5. Dặn dò- hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
 - Học bài theo câu hỏi sgk
 Nội dung
Tổ chức
 Thời gian
 Thành phần 
 Địa bàn 
Chủ trương
 Mục đích

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Lich su 9 ca nam(1).doc