I-Mục tiêu:
-Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc hà gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
-Có cái nhìn đúng đắn về lịch sử
-Trân trọng tình đoàn kết giữa Việt Nam –Liên Xô
-Biết phân tích, nhận định các sự kiện lịch , vấn đề lịch sử
G: Phần một: lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai Tiết 1- Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX I-Mục tiêu: -Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc hà gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. -Có cái nhìn đúng đắn về lịch sử -Trân trọng tình đoàn kết giữa Việt Nam –Liên Xô -Biết phân tích, nhận định các sự kiện lịch , vấn đề lịch sử II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +Nêu vấn đề 2-Phương tiện -Bản đồ LIên Xô và các nước Đông Âu -Tranh, ảnh về Liên Xô, Đông Âu từ 1945 – 1970 III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B: 2-Kiểm tra bài cũ 3-Bài mới +Giới thiệu bài HĐ 1: I-Liên Xô 1-Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) G: CTTG 2 kết thúc với sự thắng lợi và thất bại của những phe nào? G: Tại sao Liên Xô phải khôi phục kinh tế ? -1946: Đảng, Nhà nước Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 1946-1950. G:Kết quả như thế nào? -Kết quả: Vượt mức trước thời hạn 9 tháng -CN, NN vượt chỉ tiêu -1949: Chế tạo đươc bom nguyên tử G: Liên hệ Việt Nam -Sau kháng chiến chống Pháp =>Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh chống đế quốc Mĩ, chính quyền Sài Gòn, thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) (1976-1980) (1986-1990) (1991-1995) (1996-2000) =>Việt Nam có sự tiếp thu, kế thừa. HĐ 3: G: Phương hướng chính trong các kế hoạch dài hạn của Liên Xô? 2-Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH (Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX) -Liên Xô thực hiện: các kế hoạch dài hạn với phương hướng: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh, đẩy mạnh tiến bộ KHKT, tăng cường quốc phòng G: Kết quả mà Liên Xô đạt được? -Kết quả: Trở thành cường quốc công nghiệp Tiếp tục thế giới +1957: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo +1961: Phóng con tàu “phương Đông” đưa Ga-ra-rin đi vòng quanh trái đất G: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? +Trở thành chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. G: Thế nào là cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH? =>Là một nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, KHKT tiên tiến. 4-Củng cố -Công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô (1945-1960) kết quả -công cuộc xây dựng chủ nghãi xã hội của Liên Xô (1950-1970) của thế kỷ XX. -Chính sách đối ngoại 5-HDVN Học thuộc bài Xem phần II ---------------------***--------------------- G:.. Tiết 2- Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX(Tiếp theo) I-Mục tiêu: -Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau 1945. Giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội. -Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới -Khẳng định những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghãi xã hội của Liên Xô, Đông Âu. -Biết phân tích, nhận định các sự kiện các vấn đề lịch sử II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +Nêu vấn đề 2-Phương tiện -Bản đồ LIên Xô và các nước Đông Âu -Tranh, ảnh về Liên Xô, Đông Âu từ 1945 – 1970 III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B:. 2-Kiểm tra bài cũ 3-Bài mới +Giới thiệu bài HĐ 1: I-Đông Âu 1-Sự ra đời của các nước DCND Đông Âu *Hoàn cảnh ra đời G: Các nước DCND Đông âu ra đời trong hoàn cảnh nào? +Hồng quân Liên Xô giúp đỡ +Đảng lãnh đạo nhân dân G: Kể tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu? G: Để hình thành cách mạng dân chủ nhân dân, cá nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì? *Tên các nước: Hung ga ri, Bungari. +1945-1949: Các nước Đông âu đã hoàn thành được những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân =>xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân -QHH XN lớn của tư bản nước ngoài và trong nước. -Thực hiện quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân? HĐ 2: G: Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là gì: 2-Tiến hành xã hội chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX) *Thực hiện nhiệm vụ : Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản Thiết lập các HTX Tiến hành công nghiệp hoa Xây dựng cư vật chất kĩ thuật của CNXH G: Nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt được? *kết quả -Trở thành những nước công, nông nghiệp -KT - XH thay đổi HĐ 3: G: Cơ sở để hình thành sự hợp tác (hệ thống XHCN) giữa LX và các nước ĐÂ là gì? G:Sự kiện nào chứng tỏ hệ thống XHCN đã được hình thành? G: Mục đích ra đời, thành tích của SEV và Vacsava? G chốt: Từ 1945 CNXH từ phạm vi 1 nước đã trở thành hệ thống thế giới. Đây là nhân tố quan trọng có ý nghĩa hàng đầu đối với chiến lược phát triển của TG. III-Sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa +Cơ sở hình thành hệ thống XHCN là: Các nước cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH Do ĐCS các nước lãnh đạo Đi theo chủ nghĩa Mác -Lênin +8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. +5/1955: Tổ chức Hiệp ước Vac –sa-va ra đời nhằm bảo vệ công cuộc xã hội CNXH của các nước Liên Xô, Đông Âu và duy trì HB.AN Châu Âu, thế giới HĐ 4; G: Đối với SEV,Việt Nam là: A: Quan sát viên B: Thành viên chính thức C: Thành viên hưởng quy chế đb D: Không tham gia IV-Bài tập (B) 4-Củng cố -Kể tên các nước DCND Đông Âu -Thời gian, mục đích thành lập SEV, Vac sa va. 5-HDVN Học thuộc bài Xem bài 2 S: G: Tiết 3 - Bài 2: Liên xô và các nước đông âu từ giữa nhứng năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX I-Mục tiêu: -Những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan ra của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu. -Học sinh thấy tính chất khó khăn, phức tạp, thiết sót, sai lầm -Tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản -Kĩ năng phân tích, nhận định, so sánh II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +Nêu vấn đề 2-Phương tiện -Bản đồ LIên Xô và các nước Đông Âu III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B:. 2-Kiểm tra bài cũ -Nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa? -Mục đích ra đời và thành tích của SEV 3-Bài mới +Giới thiệu bài HĐ 1: I-Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô viết G: Sau 1973 đất nước Liên Xô ra sao? G: Biểu hiện của sự khủng hoảng? G: Vì sao đất nước khủng hoảng toàn diện? =>Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới và Ban lãnh đạo LX không cải cách KT-XH. +Sau 1973: Đất nước khủng hoảng toàn diện +Biểu hiện: sản xuất trì trệ, hàng hoá khan hiếm, nhân dân cực khổ, nạn quan liêu tham nhũng G: Biện pháp khắc phục? +3/1985: Giôc ba- chốp tiến hành cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng CNXH G: Mục đích của việc cải tổ, nội dung cải tổ, kết quả của cuộc cải tổ? H: Quan sát H3 G: Tại sao cuộc cải tổ thất bại? G: Biện pháp khắc phục? G: Việc đảo chính có thành công không? H: Kể tên các nước độc lập bằng việc quan sát H4. -Kết quả: cuộc cải tổ thất bại Mâu thuẫn sắc tộc Nhiều nước đòi ly khai -Biện pháp khắc phục: +19/8/1991: Đ, NN LXô đảo chính lật đổ Giooc- ba -chốp nhưng thất bại. Đảng bị ngừng hoạt động, NN tê liệt +21/12/1991: Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập(SNG) +25/12/1991: Giooc ba chôp từ chức =>CĐXHCN ở LX bị tan rã sau 74 năm tồn tại. HĐ 2: G: Cuối những năm 70 đầu những năm 80: Đông Âu ra sao? G: Biểu hiện của sự khủng hoảng G: Thái độ và hành động của CPhủ? G: Hậu quả? II-Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu? +Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX: Các nước Đông âu khủng hoảng toàn diện. +CPhủ đàn áp các phong trào quần chúng, không có cải cách cần thiết +1988: Biểu tình, bãi công từ Ba Lan lan sang các nước khác Các thế lực chống CNXH giành chính quyền =>1989: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông âu sụp đổ +28/6/1991: SEV tan rã +1/7/1991: tổ chức Hiệp ước Vac –sa-va giải thể =>KL: Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu và sự giải thể của hai tổ chức lớn là những tổn thất lớn lao của phong trào cách mạng thế giới, của lực lượng tiến bộ . HĐ 3: 1-Cuộckhủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu diễn ra sớm nhất vào thời gian nào? ở đâu? A: 1991 – BA Lan B: 1988 –Ba Lan C: 1988 –Tiệp D: 1991 –Tiệp III-Bài tập (B) 4-Củng cố -Cuộc khủng hoảng và tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu. -Nhận xét đường lối lãnh đạo của Liên Xô, Đông Âu thế kỷ XX 5-HDVN Học thuộc bài Xem bài 3 ---------------------***--------------------- Chương II: các nước á, phi, mỹ la tinh từ năm 1945 đến nay G:.. Tiết 4 - Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa I-Mục tiêu: -Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở á -phi-Mĩ La Tinh. -Diễn biến chủ yếu, thắng lợi to lớn, những khó khăn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này. -Tinh thần yêu nước, dũng cảm của nhân dân, Anh, Pháp, Mĩ la Tinh -Tăng cường đoàn kết, hữu nghị với các nước này Tự hào dân tộc Biết khái quát, phân tích, sự kiện II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +GQVĐ 2-Phương tiện -Bản đồ châu á, châu phi, Mĩ La Tinh -Tranh ảnh về các nước á, Phi, Mĩ La Tinh từ 1945 đến nay III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B:. 2-Kiểm tra bài cũ -Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa? 3-Bài mới +Giới thiệu bài -Nhắc lại Chương I: Liên Xô và Đông Âu từ 1945 -Chương II: Lịch sử một khu vực mới: Anh, Pháp, Mĩ La Tinh từ 1945 đến nay? HĐ 1: I-Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX G: Sau 1945 nhân dân nhiền nước ĐNA đã làm gì? G: Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở? +1945: Việt Nam, Inđônêxia, lào giành độc lập +1946-1950: ấn Độ +1952: Ai Cập +1954-1962: An –giê -ri +1960: 17 nước châu Phi +1959: Cu Ba *Nhận xét: -Các phong trào diễn ra mạnh mẽ, quy mô lớn -hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ HĐ 2: G: Điểm nổi bật của phong trào đấu tranh thời kì này? G: Kể tên các nước giành được độc lập? II-Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX -Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha +9/1974: Ghi –ne-Bit-xao +6/1975: Mô - dăm – bich +11/1975: Ăng – gô- la HĐ 3: G : Kể tên các nước giành độc lập? G: Nhiệm vụ mới của cách mạng các nước á, Phi, Mĩ La Tinh? III-Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX +1980: Dim –ba-bu-ê +1990: Na –mi-bi-a +1993:Cộng hoà Nam Phi *Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn *Nhiệm vụ mới: Củng cố nền độc lập dân tộc ... hực hiện chiến lược này? hành động của chúng? G: Giải thích : TRực thăng vận, Thiết xa vận? HĐ 3: G: Những thắng lợi mà nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ –Diệm? 2-Chiến đấu chống chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. +1962: Ta thắng lợi ở chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh. +Phá nhiều ấp chiến lược của địch 2/1/1963: Đánh bại 2000 tên địch ở ấp Bắc (Mĩ Tho) +8/5/1963: 2v Phật tử Huế biểu tình +11/6/1963: Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu +16/6/1963: 70v nhân dân Sài Gòn biểu tình +Ta thắng lợi trong chiến lược Đông, Xuân 1964-1965. =>Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản 4-Củng cố Khái quát toàn bài -Học sinh làm câu hỏi và bài tập 1-2-3 5-HDVN Học thuộc bài Xem bài 29 ________________________ S: G: . Tiết 41 Bài 29: Cả nước trực tiếp chống mĩ cứu nước (1965-1973) I-Mục tiêu: -Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam, đánh bại 2 chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hoá chiến tranh” Của quân dân ta ở miền Bắc 2 lần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ. -Sự phối hợp giữa Cách mạng 2 miền Nam –Bắc -Sự phối họp chiến đấu giữ 3 dân tộc Đông Dương -Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, có tinh thần đoàn kết với các nước Đông Dương, tin vào Đảng -Biết phân tích, đánh giá âm mưu thủ đoạn của M, biết sử dụng bản đồ. II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +GQVĐ +kể chuyện +lược đồ trận Vạn Tường +Tranh, ảnh III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B: 2-Kiểm tra bài cũ -Thế nào là chiến lược chiến tranh đặc biệt? -Thắng lợi của nhân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh đặc biệt 3-Bài mới HĐ 1: G: Thế nào là chiến tranh cục bộ? I-Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965- 1968) 1-Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam a-Khái niệm Là chiến lược được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn G: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt” có điểm gì giống và khác nhau? -Tính chất ác liệt (vừa nhằm tiêu diệt quân chủ lực, bđ MN,, phá hoại miền Bắc, quân tham chiến đồng gồm Mĩ) -Quân đồng minh+ quân đội Sài Gòn HĐ2 : 2-Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ G: Quân dân Miền Nam đã giành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” +19/8/1965: Ta thắng lợi ở VTường ở mùa khô thứ 1 (1965-1966) va mùa khô thứ 2 (1966-1967) G: Hãy thuật lại trận chiến ở Vạn Tường? -Cuộc biểu tình của nhân dân Miền Nam dòi Mi rút về nước? HĐ 3: G: Cuộc tổng tuyể cử 1968 được tiến hành trong điều kiện lịch sử như thế nào? H: Trình bày diễn biến,ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử? 3-Cuộc tổng tuyển cử và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) +31/1/1968: Ta nổi dậy ở 37/44 tỉnh -Ta tấn công cơ quan đầu não của địch -Lung lay ý chí xâm lược của mĩ -Chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari. 4-Củng cố Khái quát toàn bài 5-HDVN Học thuộc bài Xem phần II ---------------------***--------------------- S: G: Tiết 42- Bài 29: Cả nước trực tiếp chống mĩ cứu nước (1965-1973) (Tiếp theo) I-Mục tiêu: -Miền bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 1 của Mĩ vừa sản xuất (1965-1968) -Mĩ thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh -Thắng lợi của quân ta trong việc chống lại chiến lược này. -Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, tự hào dân tộc -BIết phân tích,so sánh. II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +GQVĐ +Tranh, ảnh III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B: 2-Kiểm tra bài cũ -Nêu khái niệm “chiến tranh đặc bịêt” của Mĩ ở Việt Nam -Nêu những thắng lợi của quân dân miền Nam chống lại chiến lược“chiến tranh đặc bịêt” của Mĩ. 3-Bài mới HĐ 1: G: Giới thiệu về sự kiện vịnh Bắc bộ? II-Miền Bắc vừa chiến đấu chống CTPH lần T1 của mĩ, vừa sản xuất (1965-1968) 1-Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc G: Mĩ đánh phá miền Bắc nước ta như thế nào? -5/8/1964: Mĩ ném bom Quảng Bình, Nghệ An, Vinh, Thanh Hoá, Quảng Ninh -7/2/1965: Mĩ ném bom thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) G: Mĩ tập ném bom vào những vị trí nào? HĐ 2: G: Nhiệm vụ mới của cách mạng miền Bắc lúc này? G: Đánh giá những chủ trương đó? 2-Miền Bắc vừa chiến đấu chống CTPH, vừa sản xuất . *Chủ trương -Đẩy mạnh kinh tế địa phương -Chú trọng phát triển nông nghiệp G: Miền Bắc đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất ? *Thành tích -Trong chiến đấu: Bắn rơi, phá huỷen 3243 máy bay, loại hơn 1000 tên, 143 tàu chiến -Trong sản xuất : nông nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải -1/11/1968: Mĩ tuyên bố ngừng CTPH miền Bắc HĐ 3: G: Miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến miền Nam? 3-Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn -Miền Bắc chi viện cho miền Nam: cán bộ, bộ đội, vũ khí, đạn dược, quân trang, xăng dầu, LTTP, thuốc men. -Thông qua tuyến đường Hồ Chí Minh HĐ 4: G: Thế nào là chiến lựơc “Việt Nam hoá chiến tranh” G: Âm mưu của mĩ khi thực hiện chiến lược này. =>Dùng người Việt trị người Việt III-Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ 1-Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ” -Được tiến hành: lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực và không quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự HĐ 5: G: Nhân dân 3 nước Việt Nam –Lào- CPC đã giành được những thắng lợi chung nào trên mặt trận quân sự, chính trị trong chống chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh” 2-Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ +6/6/1969: Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN ra đời +2/9/1969: Hồ Chủ Tịch qua đời +1970: Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dâ CPC đập tan cuộc hành quân xâm lược của Mĩ. +1971: Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đạp tan cuộc hành quân Lam Sơn 119 của Mĩ +Ta giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận chính trị. 4-Củng cố Khái quát toàn bài 5-HDVN Học thuộc bài Xem phần còn lại ---------------------***--------------------- S: G: . Tiết 43- Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước (1965-1973) I-Mục tiêu: -Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 làm phá sản hòn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. -Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá đạt nhiều thành tựu và chếin đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ. -Miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam -Hiệp định Pari ký 21/7/1973 có ý nghĩa lịch sử to lớn -Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, tự hào dân tộc, tin vào Đảng -BIết phân tích,so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +GQVĐ +Tranh, ảnh, tài liệu lịch sử III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B: 2-Kiểm tra bài cũ -Nêukhái niệm “Việt Nam hoá chiến tranh” -Những thắng lợi của quân dân 3 nước Đông Dương trong việc chống lại chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ”. 3-Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ 2: G: Cuộc tiến công chiến lược năm 3-Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 +Từ 3-6/1972; Ta chọc thủng 2 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ. +ý nghĩa: Làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” HĐ 3: G: Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá ? IV-Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1969-1973) 1-Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá -Đạt nhiều thành tựu trong nông nghiệp, công nghiệp , giao thông vận tải, văn hoá, giáo dục, y tế. 2-Miền Bắc vừa chiến đấu chốgn chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương G: Quân dân miền Bắc giành được thắng lợi gì trong trận chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ? +16/4/1972: Mi gây chiến tranh phá hoại lần 2 ở miền Bắc. +18-29/12/1972: Mĩ mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 xuống Hà Nôi, Hải Phòng nhưng thất bại +Ta đã làm nên trận Điện Biên Phủ trên không HĐ 4: V-Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam G: Hoàn cảnh kí kết hiệp định Pari? a-Hoàn cảnh Do ta đã làm nên trận Điện BiênPhủ trên không? b-Nội dung +2/7/1973: Hiệp định Pari được kí kết với những nội dung có lợi cho ta c-ý nghĩa -Mĩ phải công nhận cá quyền dân tộc cơ bản của ta, rút hết quân về nước là thời cơ thuận lợi để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. 4-Củng cố Khái quát toàn bài Học sinh làm bài tập SGK tr154 5-HDVN Học thuộc bài Xem bài 30 ---------------------***--------------------- S: G: Tiết 44- Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1973-1975) I-Mục tiêu: -Nhiệm vụ của cách mạng 2 miền trong thời kì mới sau Hiệp định Pari nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. -ý nghĩa và nguyên nhân thắng liựi của cuộc kháng chiến chống Mĩ -Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc,tin vào Đảng. II-phương pháp – phương tiện 1-Phương pháp +Thảo luận +GQVĐ +Lược đồ : Cuộc TTC và nổi dậy mùa xuân 1975 +Chiến dịch Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng +Chiến dịch Hồ Chí Minh III-các bước lên lớp 1-Tổ chức 9A: 9B: 2-Kiểm tra bài cũ Nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Pari 3-Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ 2: G: Sau Hiệp định Pari miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì? kết quả và ý nghĩa của từng nhiệm vụ ? I-Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam. -Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc: khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, chi viện cho miền Nam -Kết quả: -kinh tế có bước phát triển -Đời sống nhân dân ổn định -1973-1974 đưa vào Nam gần20vạn bộ đội, hàng vạn TNXP vũ khí. HĐ3: G: Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari? G: Sau Hiệp định lực lượng giữa ta -địch có sự thay đổi như thế nào? II-Đấu tranh chống địch “bình định –lấn chiếm”, tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toan miền Nam. -Âm mưu của Mĩ, chính quyền Sài gòn: “Tràn ngập lãnh thổ” -Ta:Miền Bắc hoà bình, tăng cường sản xuất chi viện cho miền Nam. -Miền Nam mở rộng được nhiều vùng giải phóng HĐ 4: III-Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc 1-Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam G: Chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn linh hoạt của Đảng trong chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? *Bộ chính trị TW Đảng đề ra kế hoạch giảiphóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976 4-Củng cố Khái quát toàn bài Học sinh làm bài tập SGK tr154 5-HDVN Học thuộc bài Xem phần còn lại ---------------------***---------------------
Tài liệu đính kèm: