Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một: lịch sử thế giới (tiết 11)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một: lịch sử thế giới (tiết 11)

Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựngcơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa Xã Hội.

- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nưpức Đông âu sau năm 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

doc 72 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một: lịch sử thế giới (tiết 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một:
Lịch sử thế giới
Tiết 1, 2:
Liên xô và các nước đông âu 
từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của tkxx
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- 	Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựngcơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa Xã Hội.
- 	Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nưpức Đông âu sau năm 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- 	Sự hình thành chủ nghĩa Xã Hội.
2. Về tư tưởng:
- 	Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa XH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc.
- 	Mặc dù ngày nay tình hình đã thay đổi và không tránh khỏi những lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ truyền thống giữa nước ta và nhân dân Liên Bang Nga cũng như với các nước đông Âu, trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển.
3. Về kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện.
II. Chuẩn bị của (G) và (H):
Sách bài tập lịch sử 9.
Tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của G và H
 Học sinh đã chuẩn bị bài:
?. Em hiểu thế nào là khôi phục kinh tế?
?. Liên Xô khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào?
Học sinh nêu một số dẫn chứng.
Giáo viên nêu thêm một số khó khăn:
- Đối phó với các nước phương tây.
- Giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
- Tự lực tự cường.
?. Em hãy nêu những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong thời gian này (1945 – 1950)
Học sinh nêu thêm một số dẫn chứng (như kênh chữ nhỏ)
?. Sự kiện này chứng tỏ điều gì?
(bước phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật)
Tiểu kết mục 1.
?. Em hiểu thế nào là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội?
?. Liên Xô đã làm gì để xây dưng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội?
?. Nêu hướng chính của các kế hoạch này?
- Nêu kết quả mà Liên Xô đã đạt được?
(Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.)
(1957 phóng vệ tinh nhân tạo, 1961 phóng tàu vũ trụ)
? Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào?
(là chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới)
? Những thành tựu mà Liên Xô đạt được chứng tỏ điều gì?
Sơ kết bài học:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
ở lớp: Bài 1,2
ở nhà: Bài 3,4
Kiến thức cơ bản cần đạt
I. Liên xô:
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950):
a. Hoàn cảnh:
- Liên Xô phải chịu tổn thất nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Thành tựu:
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư trong 4 năm 3 tháng.
- Các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự định.
- Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa Xã Hội ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX):
- Nội dung phương pháp:
Thực hiện các kế hoạch dài hạn với phương hướng phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, quốc phòng.
- Kết quả:
+ Về kinh tế
+ Về khoa học kỹ thuật
+ Về đối ngoại
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản cần đạt
Học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà.
? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã ra đời như thế nào?
Học sinh quan sát hình 2: Em hãy kể tên và thời gian thành lập của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?
? Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân các nước đông Âu đã hoàn thành nhiệm vụ nào?
(xây dựng bộ máy chính quyền, cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp)
*Tiểu kết mục 1.
? Em hãy nêu những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH?
(xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản)
? Hãy nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH?
? Những thành tựu mà nhân dân đông Âu đạt được nói lên điều gì?
 Học sinh thảo luận nhóm:
? Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống XHCN?
Học sinh nêu thêm một số ví dụ về sự hợp tác
? Nêu mục đích ra đời của hội đồng tương trợ kinh tế?
Học sinh nêu tên các thành viên trong SEV.
? Em hãy nêu những thành tích mà SEV đã đạt được?
Học sinh nêu như kênh chữ nhỏ
? Nêu hoàn cảnh ra đời của hiệp ước Vac – sa – va(5/1955) ?
? Nêu mục tiêu sự thành lập tổ chức Vac – sa – va?
II. Đông Âu:
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai Đức chiếm đóng các nước Đông Âu.
- Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.
- Cuối năm 1944 đến năm 1966: Một loạt nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập.
- Các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
2. Tiến hành xây dựng CNXH (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
- Những nhiệm cụ chính của các nước Đông Âu?
- Thành tựu : Đầu những năm 70 của thế kỷ XX các nước Đông Âu trở thành những nước công nông nghiệp.
III. Sự hình thành hệ thống XHCN.
- Liên Xô và các nước Đông Âu phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn trong quá trình xây dựng XHCN.
 Hệ thống XHCN ra đời.
- Để xây dựng CNXH đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng Sản à ngày 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (SEV).
- SEV đã thu được những thành tựu to lớn.
- Tháng 5/1955 tổ chức hiệp ước Vac- sa – va thành lập.
* Sơ kết bài học.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 - ở lớp: bài 8, bài 9, bài 10, bài 11.
 - ở nhà: Các bài còn lại 
Rút kinh nghiệm : 
 Ngày dạy..
Tiết 3:
Liên xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70
đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được những nội dung của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Về tư tưởng:
Qua các kiến thức cơ bản của bài học, giúp học sinh thấy rõ tính chất khó khăn , phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu với những thành tựu quan trọng thu được trong công cuộc đổi mới, mở cửa của nước ta trong gần 20 năm qua, bồi dưỡng và củng cố cho học sinh niềm tin tưởng và thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước ta định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Về kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử.
II - Chuẩn bị của G và H:
Tư liệu về Liên Xô và các nước Đông Âu trong thời gian này.
III - Hoạt động của G và H :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt
Học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
?. Tình hình Liên Xô như thế nào khi khủng hoảng thế giới diễn ra (từ năm 1973)?
?. Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm gì trước tình hình đó?
?. Em hãy nêu nội dung cải tổ của Gooc – ba – chôp?
?.Nội dung cải tổ của Gooc-ba- chôp đưa tới hậu quả gì?
?. Kết quả cuối cùng của cuộc cải tổ là gì?
Sử dụng hình 4 để học sinh thấy các nước SNG.
?. Em có suy nghĩ gì về sự tan rã của Liên Bang Xô Viết?
Học sinh trả lời, GV bổ sung thêm.
?. Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX các nước Đông Âu đã lâm vào tình trạng như thế nào?
?. Em hãy nêu một số sự kiện chứng minh các nước Đông Âu khủng hoảng?
( Học sinh trình bày như kênh chữ nhỏ)
Học sinh nêu các sự kiện thể hiện các hình thức chống phá CNXH của các nước thế lực.
?. Em có suy nghĩ gì về những hành động của các thế lực chống pháCNXH?
?. Trước tình hình đó ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải làm gì?
?. Kết qủa của việc khủng hoảng kinh tế, các thế lực chống phá CNXH?
Học sinh nêu chi tiết về chế độ XHCN sụp đổ ở Đông Âu như kênh chữ nhỏ.
?. Nêu hậu quả sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu Và Liên Xô?
?. Hệ thống XHCN sụp đổ có tác hại như thế nào?
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết.
- Đầu những năm 80 của thế kỷ XX Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện.
- Tháng 3/1985 Gooc – ba – chôp đề ra đường lối cải tổ.
- Đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
- Ngày 19/8/1991 tiến hành đảo chính lật đổ Gooc – ba – chôp.
- Ngày 21/ 12/1991 cộng đồng các quốc gia độc lập (SVG). Ngày 25/ 12/1991 tổng thống Gooc – ba – chôp từ chức.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Đông Âu.
a. Diễn biến:
- Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX các nước Đông Âu khủng hoảng kinh tế và chính trị gay gắt.
- Cuối năm 1988 khủng hoảng lên tới đỉnh cao.
- Các thế lực chống phá CNXH ra sức kích động quần chúng.
- Các nhà lãnh đạo các nước Đông Âu từ bỏ quyền lãnh đạo của các Đảng cộng sản.
- Cuối năm 1989 chế độ XHCN bị sụp đô ở hầu hết các nước Đông Âu.
b. Hậu quả:
- Ngày 28/ 6/1991 hội đồng tương trợ kinh tế ngừng hoạt động.
- Ngày 1/7/1991 tổ chức hiệp ước Vac – sa – va giải thể.
- Hệ thống XHCN trên thế giới tan rã.
Thảo luận nhóm:
* Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vậy em có suy nghĩ gì khi nước ta vẫn kiên trò đo theo CNXH?
- Sau khi thảo luận xong cho từng nhóm trả lời, nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- ở lớp: bài 1, 2:
- ở nhà: bài 3, 4,5:
- Chuẩn bị bài 3
Rút kinh nghiệm:
 Ngày dạy:.
Tiết 4:
Quá trình phát triển của phong trào giải phóng
Dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
I - Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được:
Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu á, Phi, Mĩ – La – Tinh: Những diễn biến chủ yếu những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này.
2. Về tư tưởng:
- 	Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Châu á, Phi, Mĩ – La – Tinh vì sự nghiệp và giải phóng dân tộc.
- 	Tăng cường tình đoàn kết hưĩư nghị với các dân tộc á, Phi, Mĩ – La – Tinh, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- 	Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Kỹ năng:
Giúp học sinh rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp cũng như phân tích sự kiện, rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở các Châu và trên thế giới.
II - Chuẩn bị của G và H:
Tư liệu về nội dung bài học.
Học bài và làm bài ở nhà
Bản đồ PTGPDT Châu á.
III - Hoạt động của G và H:
Hoạt động của G và H
Kiến thức cơ bản cần đạt
Giáo viên sử dụng bản đồ yêu cầu học sinh quan sát kết hợp đọc SGK.
Giáo viên đặt câu hỏi:
?. Em hãy trình bày đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu á?
Học sinh vừa nêu vừa chỉ bản đồ
?. Em hãy trình bày phng trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi?
?. ở Mỹ- La – Tinh?
Học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà.
?. Em hãy trình bày phong trào đáu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới?
Học sinh xác định vị trí vủa các nước này trên bản đồ.
?.Em hãy trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới (từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX)?
Học sinh chỉ các nưí ... ệt Bắc tuyên dương 7 anh hùng
V- Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường:
- Đông Xuân 1950-1951 ta mở chiến dịch: Trung du, đường số 18, Hà Nam Ninh
- Pháp đánh chiếm Hòa Bình nhằm giành quyền chủ động
- Ta thắng lớn trong chiến dịch Hòa Bình( 11/10/1951- 23/2/1952)
- Ta mở chiến dịch Tây Bắc( Từ 14/10 đến cuối tháng 12/1951)
- Liên quân Lào- Việt mở chiến dịch Thượng Lào
* Củng cố: HS làm bài tập
* Dăn dò: HS làm bài ở nhà
 Ôn tập để làm bài kiểm tra 1 tiết
* Rút kinh nghiệm:
 Ngàysoạn:22/3/2009
 Ngày dạy:.26/3/2009
Tiết 35,36:
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc( 1953- 1954)
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- 	Âm mưu của Pháp- Mỹ ở Đông Dương được thể hiện trong kế hoạch Nava (5/1953) 
- 	Chủ trương chiến lược của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- 	Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954)
- 	ý nghĩa thắng lợi và nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
2. Tư tưởng:
- 	Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương
- 	Giáo dục lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
3.Kỹ năng:
- 	Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày về chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
- 	Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử
II- Chuẩn bị của G và H:
- 	 SGK,SGV,giáo án
III- Hoạt động của G và H:
Tiết 35:
I- Học sinh thảo luận
II- GV chốt vấn đề. Kết luận
III- HS cần phải nắm được những nội dung sau
1. Kế hoạch Nava của Pháp-Mĩ
a. Mục đích:
b. Nội dung kế hoạch Nava
- Bước 1
- Bước 2
2. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954:
a. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954
- Chủ trương của ta
- Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta bắt đầu làm phá sản kế hoạch Nava
b. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
- Cứ điểm Điện Biên Phủ 
- Chủ trương của ta
- Diễn biến
- Kết quả
Tiết 36:
? Hội nghị Giơ-ne-vơ được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
? Quan điểm của ta được thể hiện như thế nào?
? Hội nghị Giơ-ne-vơ diễn ra như thế nào?
? Vì sao cuộc đấu tranh gay gắt quyết liệt?
? Em hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
? Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết có ý nghĩa như thế nào?
Nhóm 1,2 :
? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp?
Nhóm 3,4 :
? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp?
1 nhóm trả lời . Các nhóm nhận xét lẫn nhau . GV kết luận 
III- Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương 1954;
1. Hoàn cảnh và tiến trình hội nghị:
a. Hoàn cảnh:
- Ta vừa chiến đấu với địch tren mặt trận quân sự, vừa đấu tranh ngoại giao.
- Hồ Chủ Tịch tuyên bố: “ Sẵn sàng thương lượng, nếu thực dân Pháp thiện chí
b. Tiến trình hội nghị:
- 8/5/1954 Hội nghị khai mạc
+ Thành phần: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc và 3 nước Đông Dương.
+ Phái đoàn ta do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu
+ Cuộc đấu trnh gay gắt, quyết liệt
- Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết
2, Nội dung hiệp định:
- Tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương
- Ngừng bán, lập lại hòa bình ở Đông Dương
- Lấy vĩ tuyến 17 làm gianh giới quân sự tạm thời
- Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước 21/7/1956
3. ý nghĩa:
- Chấm dứt chiến trnh lập lại hòa bình ở Đông Dương
- Ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương
- Thực dân Pháp rút quân về nước
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội
IV- ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954):
1. ý nghĩa lịch sử:
- Trong nước
- Quốc tế
2. Nguyên nhân thắng lợi:
a. Chủ quan
b. Khách quan
* Củng cố:
- HS làm bài tập
- Tại sao khẳng định : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương
* Dặn dò:
- Làm hết bài tập
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:28/3/2009
 Ngày dạy:2/4/2009
Tiết 37: 
cách mạng vô sản ở thanh hóa 
(1924-1945)
I-Mục tiêu:
1-Kiến thức: 
 HS nắm được:
 - Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa theo con đường Cách mạng vô sản :
 ( 1924 – 1929 ) 
 - Sự thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam ở Thanh Hóa ( 1930 ) 
 - Phong trào Cách mạng Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ và thắng lợi của 
 Cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa ( 1930 -1945 ) 
2-Tư tưởng:
 Giáo dục cho HS lòng kính phục và sự biết ơn các nhà lão thành cách mạng sẵn 
 sàng hy sinh vì phong trào CM của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của nước nhà nói chung 
3- Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử 
II-Chuẩn bị của G và H:
Tài liệu phục vụ nội dung bài 
II- Hoạt động của G và H:
? Tình hình trong nước thời kỳ 
(1924- 1929) có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng Tỉnh ta?
? Những việc làm của đồng chí Nguyễn Hữu Lập có tác dụng như thế nào đối với phong trào CM trong Tỉnh ?
? Nêu vai trò của hai tổ chức này đối phong trào yêu nước của nhân dân Tỉnh ta? 
I- Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa theo con đường cách mạng vô sản (1924-1929)
1- Hoàn cảnh trong nước :
- Phong trào yêu nước đang bế tắc về đường lối 
- Nguyễn áI Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc 
- Nhiều tổ chức cách mạng được thành lập 
2- Phong trào yêu nước của Nhân dân Thanh Hóa :
- Giữa năm 1924 Lê Hữu Lập ( 1892-1934 ) tham gia tổ chức Tâm Tâm Xã 
- Cuối năm 1924 Lê Hữu Lập về Tỉnh truyền bá CN Mác – Lê-nin
- Tháng 5/1926 Hội đọc sách báo CM được thành lập ở số nhà 26, phố hàng than – Thị xã Thanh Hóa 
- Tháng 4 năm 1828 Hội nghị thành lập Tỉnh Hội VNCMTN đã được tiến hành 
- Tháng 7 năm 1928 Đảng bộ Tân Việt Thanh Hóa tổ chức hội nghị đại biểu ,bầu ban chấp hành gồm 7 người 
IV: Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Soạn ngày:28/3/2009
 Ngày dạy:3/4/2009
Tiết 38:
Kiểm tra một tiết
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Qua bài kiểm tra HS thể hiện được:
- 	Việc hiểu, nhớ và hệ thống các sự kiện lịch sử, nội dung kiến thức đã học trong kì I
- 	Trình bày có lôgich, sáng tạo các sự kiện, nội dung kiến thức đã được học
2. Tư tưởng:
Tỏ rõ thái độ, tình cảm của HS qua các sự kiện, nội dung kiến thức đã trình bày
3. Kỹ năng:	
- Biết phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp, so sánh khi làm bài
- Rèn luyện kỹ năng tự lập, trình bày một cách hợp lý, khoa học
II- Chuản bị của G và H:
- 	GV ra đề thi, vi tính, phô tô đủ đề cho khối 9
- 	HS ôn tập để chuẩn bị kiểm tra
III- Hoạt động của G và H:
1. GV phát đề thi cho HS
2. HS làm bài:
IV- Đề thi và đáp án:
Theo bộ “ Đề kiểm tra-Đáp án Lịch sử 9- Học kì II
 Ngày dạy :
Tiết 39,40:
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc mỹ và chính quyền sài gòn ở miền nam ( 1954 - 1965)
I - Mục tiêu bài học :
1- Kiến thức :
Học sinh cần nắm được những kiến thức sau:
- 	Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ và miền Bắc khôi phục kinh tế, cảI tạo quan hệ sản xuất ( 1954- 1960 )
- 	Miền nam đấu tranh chống độ Mỹ-Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng CM, tiến tới “ Đồng khởi ” ( 1954 – 1960 )
-	 Miền Bắc XD bước đầu CSVC – KT của CNXH ( 1961- 1965 )
- 	Việt Nam chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ ( 1961 - 1965 ) 
2- Tư tưởng:
- 	Giáo dục cho HS lòng yêu nước, khâm phục tinh thần chiến đấu vì độc lập tự do của những chiến sĩ CM và đồng bào Miền Nam kiên trung bất khuất 
- 	Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng 
3- Kỹ năng :
 	Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận định các sự kiện lịch sử và sử dụng các tranh ảnh lịch sử để mô tả sự kiện sinh động
II - Chuẩn bị của G và H :
- 	Tài liệu phục vụ nội dung bài giảng 
- 	Tìm hiểu nội dung kênh hình trong SGK 
III- Hoạt động của G và H :
HS quan sát hình 57
? Trình bày suy nghĩ của em về nội dung kênh hình ?
? Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 như thế nào ?
? Vì sao Mĩ đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ?
HS quan sát hình 58
? Nêu suy nghĩ của em qua kênh hình 58
? Nêu kết quả của việc Miền Bắc cải cách ruộng đất ? 
I- Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương
- Đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền 
- Pháp rút khỏi Hà Nội ngày 10/10/1954, rút khỏi Miền Bắc 5/1955
- Mỹ nhảy vào Miền Nam thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền 
II- Miền bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất ( 1954 - 1960 )
1- Hoàn thành cải cách ruộng đất :
a- Kết quả :
Qua 5 đợt cải cách ruộng đất ta đã đạt được kết quả :
- Thu được 81 ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho hơn hai triệu hộ dân 
? Về nông nghiệp chúng ta đã đạt được những thành tựu gì?
? Hệ thống nông giangđược phục hồi có tác dụng gì?
? Công nghiệp thời kì này phát triển như thế nào?
? Thủ công nghiệp thời kì này như thế nào?
? Thương nghiệp đã đạy được nhuwngc thành tựu gì?
? Giao thông thời kì này như thế nào?
? Việc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh có ý nghĩa như thế nào?
? Trong nông nghiệp miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì?
? Những thành tựu đạt được trong công nghiệp?
? Về văn hóa giáo dục ta đạt được thành tựu gì?
? Trong khi thực hiện chúng ta đạt được những thành tựu nhưng cũng có những sai lầm gì?
? Nguyên nhân sai lầm?
- Người cày có ruộng, giai cấp địa chủ bị đánh đổ 
- Tuy vậy trong cải cách ruộng đất còn mắc phảI một số sai lầm
b. ý nghĩa: 
Góp phần tích cực cho chúng ta khôI phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:
a. Nông nghiệp:
- Nông dân hăng hái khai hoang sắm thêm nông cụ
- Hệ thống nông giang, đê đập được phục hồi
- Sản phẩm lương thực vượt năm 1939, nạn đói được đẩy lùi
b. Công nghiệp:
- Khôi phục, mở rộng các cơ sở công nghiệp lớn
- Xây dựng thêm nhiều nhà máy
c. Thủ công nghiệp:
Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất
d. Thương nghiệp:
- Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng
- Năm 1957 đặt buôn bán quan hệ với 27 nước
e. Giao thông:
Khôi phục gần 700km đường sắt, mở rộng nhiều bến cảng
g. ý nghĩa:
- Giảm bớt khó khăn và cảI thiện đời sống của nhân dân
- Tạo tiền đề chúng ta cảI tạo XHCN 
- An ninh quốc phòng được giữ vững
3. Cải tạo quan hệ sản xuất bước đầu phát triển kinh tế văn hóa(1958-1960)
a. Những thành tựu đạt được:
- Nông nghiệp:
+ Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, sản xuất phát triển
+ Hợp tác xã bảo đảm đời sống cho người lao động và chi viện cho miền Nam
- Công nghiệp:
+ Trọng tâm phát triển kinh tế quốc doanh 
+ Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp nông trường
- Văn hóa- giáo dục:
+ Cuối năm 1960 thanh toán nạn mù chữ cho người dưới 50 tuổi
+ Y tế tăng lên 11 lần so với 1955
b. Sai lầm
c. Nguyên nhân sai lầm:
III- Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “ Đồng khởi”
( 1954-1960):

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9.doc