1. Kiến thức:
-Nắm được Nhật bản từ một nước bại trận, bì tàn phá nặng nề đã vươn lên trở thành 1 siêu cường kinh tế đứng hàng thứ 2 sau Mĩ.
-Hiểu được chính sách đối nội, đối ngoại của giới cầm quyền Nhật Bản.
-Trọng tâm: Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Ngày soạn 1/11 /2008 Ngày giảng : 9A: 5/11 9B : 5/11 9C : 5/11 tiết 11 Bài 9 NHẬT BẢN A/ PHẦN CHUẨN BỊ: I/ Mục tiêu bài dạy. 1. Kiến thức: -Nắm được Nhật bản từ một nước bại trận, bì tàn phá nặng nề đã vươn lên trở thành 1 siêu cường kinh tế đứng hàng thứ 2 sau Mĩ. -Hiểu được chính sách đối nội, đối ngoại của giới cầm quyền Nhật Bản. -Trọng tâm: Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. 2. Tư tưởng: -Giáo dục ý chí vươn lên, tinh thần lao động hết mình, tôn trọng kỷ luật của người Nhật bản là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đưa tới sự phát triển thần kỳ về kinh tế của nhật Bản. 3. Kỹ năng: Rèn cho học sinh phương pháp tư duy: phân tích, so sánh, liên hệ. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bản đồ Nhật Bản, Châu á. - Một số tranh ảnh về đất nước Nhật Bản trong các lĩnh vực KHKT. Trò: - Học bài cũ – Chuẩn bị bài mới. B/ PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP. I/ Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước TB giàu mạnh nhất thế giới. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc? Gợi ý trả lời: + Không bị chiến tranh tàn phá + Giàu tài nguyên + Thừa hưởng các thành quả KHKT thế giới. II/ Bài mới. *. Giới thiệu bài: Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tưởng chừng không thể gượng dạy được song Nhật Bản đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, trở thành một siêu cường kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới? Công cuộc phát triển KT Nhật Bản diễn ra như thế nào? Tại sao KT Nhật Bản lại có sự phát triển như thế? Để lí giải những câu hỏi trên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài Nhật Bản. *. Tổ chức các hoạt động: T ? H ? GV ? GV ? ? H ? HS T ? GV GV ? H ? H T ? H ? H ? GV ? T Treo lược đồ Nhật Bản, giới thiệu về đất nước Nhật Bản. Hãy cho biết tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2? ( trả lời theo SGK ) Chứng minh nền KT bị chiến tranh tàn phá nặng nề? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật bị tàn phá nặng nề: 34% máy móc 25% công trình, 80% tàu biển bị phá hỏng. -Sản xuất CN năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với chiến tranh. -Chủ quyền của Nhật Bản chỉ còn trên 4 hòn đảo là Hóc cai đô, kiuxiu, xicôcư, hônxiu. (Giáo viên dùng bản đồ Nhật Bản xác định vị trí) Đứng trước những khó khăn về kinh tế Nhật Bản đã có những cải cách gì? -Với sự tin tưởng gần như mù quáng vào chế độ Thiên Hoàng. Điều đáng lưu ý là việc nước Nhật bại trận, phải đầu hàng không điều kiện đã gây lên một sự đổ vỡ, suy sụp về tinh thần và t/c’ trong dân chúng Nhật Bản. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản đã không cai trị trực tiếp mà thông qua bộ máy chính quyền Nhật Bản, vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng. Điều đáng lưu ý chính quyền chiếm đóng Mĩ đã tiến hành một loạt cải cách dân chủ. -Nhờ đó nước Nhật có một chuyển biến to lớn và sâu sắc. ý nghĩa của những cải cách dân chủ dối với Nhật bản? Em hãy nêu những thuận lợi cơ bản dẫn đến sự khôi phục và phát triển thần kỳ của Nhật từ năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX? -Nhờ những đơn đặt hàng béo bở của Mĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên ( 1950-1953 ) và chiến tranh Việt Nam ( những năm 60 của TK XX ) Từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX nền KT Nhật Bản phát triển như thế nào? Tổng SP’ quốc dân năm 1950 Nhật bản chỉ đạt 20 tỉ đô la. Đến năm 1968 đạt tới 183 tỉ đô la vươn lên thứ 2 sau Mĩ. -1990 thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 đô la vượt Mĩ và đứng thứ hai TG. -Về CN, tốc độ tăng trưởng trong những năm 1961- 1970 là 13,5% -NN, có những bước phát triển vượt bậc, nghề cá PT đứng thứ 2 thế giới Tổng sản phẩm quốc dân ( GDP) tăng rất nhanh : 1950 : 20 tỉ usd 1973: 402 tỉ usd 1968 :183 tỉ usd 1989: 2828 tỉ usd Công nghiệp : 1950: Tổng giá trị = 1/28 mĩ 1969: tổng giá trị =1/4 mĩ - Đứng đầu thế giới về tàu biển ( hơn 50% ), ô tô, sắt thép , xe máy , đầu tư -> dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mĩ -> Hàng hoá len lỏi cạnh tranh khắp thế giới kể cả thị trường Mĩ và Tây Âu . Từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề chỉ vài thập kỷ Nhật đã trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Đó là sự thần kỳ của Nhật Bản. Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế nhật bản? Vai trò của nhà nước mà bộ CN và thương mại Nhật Bản viết tắt là mtti là một dẫn chứng tiêu biểu được đánh giá là trái tim của sự thanh công của nhật bản. Ngay sau chiến tranh mtti đã tổ chức lại toàn bộ nền công nghiệp quốc gia nhật bản. Sau đó là theo đuổi một chiến lược CN hướng đến việc phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn. Thông qua hệ thống ngân hàng nhà nước đã cấp những khoản vay với lãi xuất ưu đãi và tài trợ cho những dự án phát triển nhằm tạo nên những nguồn lợi lớn cho các tổ hợp CN và các xí nghiệp lớn. g thiệu H.18 – 19-20 cho hs và giải thích sự thần kì của KT nhật Bản qua các hình trên. (So sánh với VN để HS thấy rõ Việt Nam cần phải vượt lên nhiều xđ to lớn của Thế hệ trẻ.) -Tuy nhiên sau một thời gian tăng trưởng nhanh, kinh tế Nhật cũng gặp khó khăn và hạn chế. Những khó khăn và hạn chế của kinh tế Nhật là gì? Tuy vậy sau một thời gian phát triển nhanh đến những năm 90 KT Nhật lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. Sự suy thoái của kinh tế Nhật biểu hiện như thế nào ? -Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm sút. + 1991 – 1995: 1,4% / năm. + 1996: 2%/năm + 1998: -1%/năm + 1997: -0,7%/năm + 1999: -1,19%/năm -Nhiều công ti bị phá sản. -Ngân sách bị thất hụt. Hiện nay Nhật Bản đã khắc phục được suy thoái và đi lên. Em hãy trình bày về chính sách đối nội của Nhật Bản sau sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay? Đảng cộng sản và nhiều Đảng phái khác được công khai hoạt động. -Phong trào bãi công và dân chủ phát triẻn rộng rãi. -Đảng dân chủ tự do (LDP) đại diện cho giai cấp TS liên tục cầm quyền. -Từ 1993 Đảng LDP mất quyền lập chính phủ phải nhường chỗ hoặc liên minh với các Đảng phái đối lập. Em đánh giá như thế nào về việc Đảng LDP mất quyền lập chính phủ. Đó là biểu hiện của tình hình chính trị không ổn định, đòi hỏi mô hình mới, với sự tham giai cầm quyền của nhiều chính Đảng. Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản? Nhật bản trong thời kì này tập trung mọi cố gắng vào phát triển kinh tế nên đã thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng thậm chí tránh xa những rắc rối quốc tế, chỉ tập chung chủ yếu vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với Mĩ và các nước Đông Nam á. -Sau chiến tranh lạnh Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xoá bỏ các hình ảnh mà thế giới thường nói về Nhật Bản. “Một người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị” Hãy lấy ví dụ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản thể hiện chính sách đối ngoại của Nhật Bản. VD Viện trợ của Nhật Bản lớn nhất, Nhật Bản là 1 trong những nước có số vốn đầu tư lớn nhất vào việt Nam . Þ KL: từ 1945 đến nay Nhật Bản có những bước tiến thần kì về kinh tế hiện nay vị thế của nhật ngày càng cao trên trường quốc tế. I/ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh. - Mất hết thuộc địa, bị Mĩ chiếm đóng - kinh tế bị tàn phá , khó khăn chồng chất - Dưới chế độ quân quản, hàng loạt cải cách dân chủ được tiến hành : -1946 ban hành hiến pháp mới. + 1946 - 1949 thực hiện cải cách ruộng đất. + Giải giáp các lực lượng vũ trang; ban hành các quyền tự do dân chủ. *.ý nghĩa. - Nhân dân phấn khởi - Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển. II/ Nhật Bản khôi phục kinh và phát triển kinh tế sau chiến tranh. 1.Thuận lợi. -Có điều kiện phát triển khi Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên và xâm lược Việt Nam 2. Thành tựu: - Kinh tế tăng trưởng “ Thần kỳ ”Nhất là giai đoạn 1950-1960 ( công nghiệp tăng bình quân 15%/năm) - Tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới ( sau Mĩ ) - Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới . 3. Nguyên nhân phát triển. -Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời -Hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả của các xí nghiệp công ti. -Vai trò quản lý của nhà nước. -Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động tiết kiệm. 4.Hạn chế. -Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng và nguyên liệu đều phải nhập khẩu. -Thiếu lương thực. -Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh ráo riết. -Đầu những năm 90 suy thoái kéo dài. III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh. -Đối nội: - Sau cải cách : từ xã hội chuyên chế -> xã hội dân chủ - Đảng dân chủ tự do (LDP) liên tục cầm quyền ( từ 1955-> 1993) -> Nay phải nhường hoặc liên minh với các lực lượng đối lập . -Đối ngoại. - Trước : Lệ thuộc Mĩ - Nhiều thập kỷ qua : Thực hiện chính sách mềm mỏng về chính trị, tập chung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại. Nay : Đang vươn lên thành cường quốc về chính trị để tương xứng với vị trí kinh tế. * SƠ KẾT BÀI HỌC Mặc dù bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh xong Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và có những bước phát triển thần kì, đứng hàng thứ 2 thế giới, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới. -Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản có sự thay đổi lớn sau chiến tranh thế giới thứ 2. * BÀI TẬP ? Nguyên nhân sự phát triển thần kì của kinh tế nhật (1945 đến nay) theo em trong các nguyên nhân đó, có những nguyên nhân nào chung với các nước TB khác và nguyên nhân riêng. Gợi ý: + Nguyên nhân chung: Thừa hưởng các thành quả KH kĩ thuật của thế giới vào sản xuất. + Nguyên nhân riêng: -Truyền thống tự cường của người nhật. -Mở rộng thị trường. -Cải cách dân chủ -ít chi phí quân sự. III/ Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà. Học bài cũ Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK Tìm các tài liệu nói về EU ............................& & &
Tài liệu đính kèm: