Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

a. Kiến thức:

Học sinh hiểu được CM tháng 10 Nga và phong trào CM thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

b. Tư tưởng:

Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối

c. Kỹ năng:

 

docx 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 9474Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/12/08 Ngày giảng: 9a: 18/12/08
 9b: 19/12/08
	 9c: 19/12/08
Tiết 17 - Bài 15.
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919-1925)
1/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức:
Học sinh hiểu được CM tháng 10 Nga và phong trào CM thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
b. Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối
c. Kỹ năng:
Rèn kỹ trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và tập đánh giá các sự kiện đó.
2/ PHẦN CHUẨN BỊ:
a. Thầy 
- Giáo án + Sưu tầm chân dung 1 số nhân vật lịch sử. 
b. Trò:	
-Học bài cũ chuẩn bị bài mới.
3/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ:5’
* Hỏi: Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Đáp: 
-Giai cấp địa chủ : Làm tay sai cho thực dân pháp, bóc lột ND.
-Tư sản: Tư sản mại bản làm tay sai cho thực dân Pháp, tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc.a
-Tiểu tư sản: hăng hái cách mạng.
-Nhân dân: Là lực lượng đông đảo của CM.
-Công nhân: Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
b. Bài mới:
Giới thiệu bài: Việt Nam là 1 bộ phận của lịch sử thế giới , chịu ảnh hưởng, tác động của lịch sử thế giới nhất là từ khi CM tháng Mười Nga thắng lợi. Tác động của tình hình thế giới đặc biệt là ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga đến CM VN như thế nào? Phong trào dân tộc, dân chủ công khai trong những năm 1919 -1926 và phong trào công nhân diễn ra ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lý giải các câu hỏi trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giảng: Năm 1917 cách mạng XHCN tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi, có ảnh hưởng lớn đến phong trào CM thế giới trong đó có Việt Nam. Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc đó là con đường CM vô sản đi lên theo Lê Nin và CM tháng 10 Nga
Hỏi: Cách mạng tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới như thế nào?
Giảng: Sau thắng lợi của CM T10 Nga thì phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa có sự gắn bó với nhau vì cùng chung kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc.
Hỏi: Thế giới còn có những sự kiện nào ảnh hưởng đến CM Việt Nam?
Giảng: Phong trào CM thế giới vào VN gắn bó với nhau, Quốc tế cộng sản (QT3) được thành lập, các ĐCS lần lượt ra đời.
Hỏi: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản diễn ra như thế nào? Tại sao?
Giảng: Giai cấp dùng báo chí để bện vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn trong Nam (Đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) đã thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng và đưa ra 1 số khẩu hiệu đấu tranh tranh thủ sự ủng hộ trong quần chúng gây ra áp lực với Pháp Tuy nhiên khi Pháp nhường cho 1 số quyền lợi, họ lại quay sang thoả hiệp.
Hỏi: Nguyên nhân giai cấp tư sản đấu tranh ?
Hỏi: Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức diễn ra như thế nào?
Hỏi: Vì sao họ lại đấu tranh? Các hình thức đấu tranh?
Hỏi: Tác dụng của những cuộc đấu tranh?
Hỏi: Hạn chế của những hình thức đấu tranh trên?
Giảng: Dân tộc dân chủ công khai: Là phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919 - 1925 đòi các quyền tự do dân chủ và các quyền lợi vè kinh tế.
Hỏi: Các phong trào tiêu biểu của gc công nhân giai đoạn này?
Hỏi: Điểm mới của phong trào công nhân là gì?
Hỏi: Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thắng lợi có ý nghĩa gì?
Hỏi: Hãy đánh giá chung về phong trào công nhân 1919 -1925 có bước phát triển gì mới?
Giảng: Như vậy, với sự đấu tranh lan rộng của phong trào công nhân và nhân dân lao động thời kì này đã đánh dấu sự phát triển mới của phong trào cách mạng VN
Thắng lợi CM tháng 10, sự thành lập quốc tế cộng sản, sự ra đời ĐCS Pháp (1920), ĐCS TQ có ảnh hưởng lớn đến Cách mạng Việt Nam.
-Chủ nghĩa Mác-Lê-nin truyền bá vào Việt Nam.
Phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền Cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam kỳ
Muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế.
Với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
Báo chí, ám sát (tiến bom Sa Điên), đòi thả Phan Bội Châu và đưa tang Phan Châu Trinh.
-Đấu tranh chống cường quyền áp bức, đòi tự do dân chủ.
Khuấy động lòng yêu nuớc, chóng sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài.
Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuân khổ thực dân, phục vụ quyền lợi của tầng lớp trên.
-1922 đấu tranh của côn nhân các sở công thương Bắc kỳ đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.
-1924, Nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
-8.1925, cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thắng lợi.
-Cuộc đấu tranh của công nhân Sài gòn - Chợ lớn năm 1920 và cuộc đấu tranh của thợ máy xưởng Ba Son (8.1925) đứng đầu các cuộc đấu tranh là Tôn Đức Thắng.
Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên, đấu tranh mang tính tự giác .
Phong trào công nhân đã chuyển từ tự pháp sang tự giác. Tuy đấu tranh còn lẻ tẻ mang tính chất tự phát, nhưng ý thức giai cáp chính trị ngày càng phát triển
I/ Ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga và phong trào CM thế giới: 10’
-Thắng lợi CM tháng Mười Nga, sự thành lập quốc tế cộng sản, sự ra đời ĐCS Pháp (1920), ĐCS TQ có ảnh hưởng lớn đến Cách mạng Việt Nam.
-Chủ nghĩa Mác-Lê-nin truyền bá vào Việt Nam.
II/ Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919- 1925): 15’
-Tư sản dân tộc: Phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền Cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam kỳ
-Tầng lớp tiểu tư sản: Với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
III/ Phong trào công nhân (1919-1925): 10’
-1922 đấu tranh của côn nhân các sở công thương Bắc kỳ đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.
-1924, Nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
-8.1925, cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thắng lợi.
c.Củng cố: 3’
* Hỏi: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài?
* Đáp án:
-Ảnh hưởng của CM tháng 10 nga đến CM Việt Nam
-Phong trào dân tộc dân chủ công khai và PTCN.
d. Hướng dẫn về nhà.2’
-Học bài.
-Làm bài tập:
	 Lập bảng thống kê theo nội dung sau:
Phong trào
Tư sản dân tộc
Tiểu tư sản
Công nhân
Mục tiêu
Tính chất
Nhận xét
- Ôn tập: Chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 17.docx