Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 25 - Tuần 22 - Bài: 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 25 - Tuần 22 -  Bài: 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

 1 . Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :

 - Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thỏa hiệp với Nhật, rồi đầu hàng và câu kết với Nhật áp bức bóc lột nhân dân ta, làm cho đời sống của các tầng lớp, các giai cấp vô cùng cực khổ.

 - Những nét chính về nguyên nhân, diễn biến của cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương và ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy này

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1381Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 25 - Tuần 22 - Bài: 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26 – 01 – 2008 	 TUẦN 22
Tiết 25 Từ ngày 12 / 02 / 2008
 16 / 02 /2008
Chương III
	CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI 
	CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
Bài: 21 
 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
I – Mục tiêu bài học : 
 1 . Kiến thức : Giúp học sinh nắm được : 
 - Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thỏa hiệp với Nhật, rồi đầu hàng và câu kết với Nhật áp bức bóc lột nhân dân ta, làm cho đời sống của các tầng lớp, các giai cấp vô cùng cực khổ.
 - Những nét chính về nguyên nhân, diễn biến của cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương và ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy này. 
 2 .Tư tưởng : 
 - Giáo dục cho HS lòng căm thù đế quốc phát xít Pháp – Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. 
 3 .Kĩ năng : 
 - Tập dượt cho HS biết phân tích các thủ đọan thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ. 
II . Chuẩn bị của thầy và trò 
Của Thầy: 
- Bản đồ Việt Nam, Lược đồ: khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kì và binh biến Đô Lương
 - Các biểu tượng gắn trên lược đồ
 - Tài liệu : Đại cương lịch sử Việt Nam trang 161, 345, 349
 2 . CủaTrò: + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
III . Hoạt động dạy và học :
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 H: Đảng ta trong thời kì đấu tranh dân chủ công khai 1936 – 1939 có chủ 
: 	trương gì khác so với giai đoạn 1930- 1931 ?
 Đáp án
 - Kẻ thù: Bọn phản động thuộc địa
 - Nhiệm vu:ï chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do cơm áo hoà bình 
 - Hình thức: Đấu tranh công khai ... 
 3. Giới thiệu bài mới : 1 phút
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình thế giới và Đông Dương có nhiều thay đổi ? Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương nhân dân vùng lên đấu tranh mạnh mẽ tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn Nam kì và binh biến Đô Lương. Bài học hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu về các cuộc nổi dậy này.
 4. Hoạt động dạy và học: 33 phút
15’
 GV yêu cầu đọc SGK
H: Sau chiến tranh thế giới 2 tình hình thế giới diễn ra như thế nào ?
H: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình Đông Dương diễn ra như thế nào ?
GV nêu vấn đề
 9.1940 Nhật vào Đông Dương 
H: Tình hình Pháp lúc này ra sao? Trước tình hình đó Nhật đối phó như thế nào ?
H: Pháp phản ứng như thế nào ?
Gv: Gọi hs đọc nội dung (SGK-81)
GV nêu vấn đề
Tháng 7.12.1941 Nhật phát động chiến tranh Thái bình dương 
H: Sau hành động này Nhật có mưu đồ gì ?
 Gv: Pháp – Nhật cấu kết chặt chẽ với nhau để thống trị nhân dân Đông Dương 
H: Nhật có thủ đoạn gì ?
H: Còn Pháp có thái độ ra sao? Pháp dùng thủ đoạn gì ?
H: Thực chất của chính sách này là gì ? 
H: Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới 2 có điểm gì đáng lưu ý?
H: Vì sao Pháp Nhật cùng thoả hiệp thống trị Đông Dương 
 Hs đọc SGK mục I
Hs: Châu Aâu: 6. 1940 Đức kéo vào Pháp® Pháp đầu hàng.
Viễn Đông: Nhật xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt Trung 
Hs: Pháp đứng giữa 2 nguy cơ: 
+ Cách mạng giải phóng nhân dân Đông Dương bùng nổ 
+ Phát xít Nhật lăm le hất cẳng Pháp 
Hs: Pháp Suy yếu 
 -> Nhật lấn lước biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chihến tranh 
Hs: Pháp kí kết hiệp ước “phòng thủ chung Đông Dương” (23.7.1941)
Hs: Được phép sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự 
Hs: Buộc Pháp kí thêm một hiệp ước “cam kết hợp tác” về mọi mặt (7.12.1941) 
Hs đọc
 Nội dung hiệp ước ?(SGK-81)
Hs: Nhật buộc Pháp cung cấp nhu yếu phẩm, bắt dân ta nhổ lúa trồng day, vơ vét, bóc lột dân ta và đán áp cách mạng Đông Dương
Hs: - Dùng mọi thủ đoạn gian xảo thu lợi nhuận cao nhất 
 - Thi hành chính sách “ kinh tế chỉ huy”
Hs: Nạn đói nghiêm trọng® hơn 2 triệu người chết đói 
Hs: Pháp không đủ sức chống Nhật, buộc chấp nhận những yêu sách của Nhật, dựa vào Nhật để chống Đông Dương 
+ Nhật lợi dụng Pháp kiếm lời, chống phá cách mạng, vơ vét sức người, sức của vào chiền tranh 
I. Tình hình thế giới và Đông Dương
1. Thế giới 
- 6. 1940 Đức chiếm Pháp
- Nhật xâm lược Trung Quốc, Tiến sát biên giới Việt Trung
2. Đông Dương: 
- Pháp – Nhật cấu kết thống trị Đông Dương 
-> Nhân dân ta “ một cổ 2 tròng” chịu áp bức của Pháp - Nhật
H: Nguyên nhân nào dẫn đền các cuộc nỗi dậy ở Bắc Sơn, Nam kì và binh biến Đô Lương ?
 Gv treo lược đồ
 Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
H: Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
Gv: Nhân dân tự vệ vũ trang giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng 
H: Trước tình hình trên Nhật Pháp đối phó ra sao ?
H: Kết quả, ý nghĩa của phong trào, nguyên nhân thất bại 
 Gv treo lược đồ 
 Khởi nghĩa Nam Kì
H: Khởi nghĩa Nam Kì ra đời trong bối cảnh như thế nào ?
Gv: Trước tình hình đó xứ ủy Nam kì quyết định khởi nghĩa dù chưa được lệnh của trung ương 
 Gv yêu cầu
 Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
H: Nguyên nhân thất bại ?
Hs: Chiến tranh đế quốc bùng nổ, với sự đầu hàng nhục nhã của Pháp đối với Nhật, cùng chính sách phản động của Pháp ở Đông Dương thôi thúc nhân dân đứng lên đánh Pháp- nhật 
Hs: Câu kết với nhau đàn áp phong trào (dồn dân, bắt bớ, chém giết cán bộ, đốt phá nhà cửa)
Hs: - Tuy thất bại nhưng đội du kích vẫn duy trì®đây là lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam
 - Do điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa xuất hiện ở địa phương chứ chưa cả nước, kẻ địch có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp 
Hs: Pháp thua trận ở Châu âu, yếu thế ở Đông Dương®bắt lính Nam kì đi làm bia đỡ đạn cho chúng 
+ Nhật xúi Thái Lan gây chiến tranh Lào Việt Nam Campuchia 
 Hs tường thuật diễn biến
Hs: Khởi nghĩa Nam kì nổ ra tại đây chưa xuất hiện điều kiện thuận lợi như Bắc Sơn, kế hoạch bị lộ ®Pháp chuẩn bị đối phó mạnh mẽ 
II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27.9.1940)
a. Hoàn cảnh:
- Nhật đánh vào Lạng Sơn® Pháp bỏ chạy về Bắc Sơn 
- Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân kháng chiến 
b. Diễn biến:
- 27.9.1940 chính quyền cách mạng thành lập 
- Sau đó Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa khốc liệt
2. Khởi nghĩa Nam kì (23.11.1940)
a. Hoàn cảnh:
- Pháp thua trận, bắt nhân dân Nam kì đi lính cho chúng 
- Nhật xúi Thái Lan gây chiến tranh Lào Việt Nam Campuchia 
®Xứ ủy Nam kì quyết định khởi nghĩa 
b. Diễn biến 
- Đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11.1940 khởi nghĩa bùng nổ 
® Pháp đàn áp cách mạng
20’
H: Binh biến Đô Lương ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 Gv treo lược đồ 
	 Binh biến Đô Lương
H: Kết qủa cuộc binh biến này ra sao ?
H: Những cuộc khởi nghĩa Nam kì và binh biến Đô Lương đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học kinh nghiệm gì?
Những cuộc khởi nghĩa Nam kì và binh biến Đô Lương đãlà bước chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8.1945
Hs: Tư tưởng giác ngộ của binh lính lên cao, tại Nghệ An, 
 Hs tường thuật diễn biến
Hs: Đội cung và 10 đồng chí của ông bị xử tử, nhiều người khác bị kết án tù chung thân 
Cuộc binh biến Đô Lương là cuộc nỗi dậy tự phát, không có sự lãnh đạo của Đảng, không có sự phối hợp của quần chúng® chứng tỏ tinh thần yêu nước của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và khả năng cách mạng của họ nếu được giác ngộ 
Hs 
+ Khởi nghĩa vũ trang 
+ Xây dựng lực lượng vũ trang 
+ Chiến tranh du kích
3.Binh biến Đô Lương (13.1. 1941)
a. Hoàn cảnh: 
- Binh lính Nghệ An bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn® họ căm phẫn đấu tranh 
b. Diễn biến: 
- 13. 1. 1941 khởi nghĩa bùng nổ dưới sự lãnh đạo của đội cung 
® THực dân Pháp Đàn áp khởi nghĩa 
4. Bài học:
- Để lại cho Đảng cộng sản Đông Dương bài học kinh nghiệm quí báu:
+ Khởi nghĩa vũ trang 
+ Xây dựng lực lượng vũ trang 
+ Chiến tranh du kích 
4. Củng cố, dặn dò: 5 phút
 Củng cố: Gv treo bảng phụ 
 -> hs làm bài tập 
	 Dặn dò:
 + Học thuộc bài cũ 
 + Soạn bài mới, bài 22
 + Đọc tư liệu lịch sử 9
 + Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 25.doc