Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 26 - Bài 20 - Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (Tiết 2)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 26 - Bài 20 - Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (Tiết 2)

1. Kiến thức.

- Tình hình Việt Nam trong những năm 1882-1884.

- Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kì và Trung Kì trong giai đoạn 1882-1884.

- Bước đầu đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

2. Thái độ, tư tưởng, tình cảm.

- Bồi dưỡng ý thức lòng yêu nước, trách nhiệm với Tổ quốc.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1648Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 26 - Bài 20 - Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/3/2010.
Tiết 26. Bài 20.
Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
 từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
 (Tiết 2).
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Mùi. 
Sinh viên thực tập: Hoàng Phương Thảo.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1882-1884.
- Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kì và Trung Kì trong giai đoạn 1882-1884.
- Bước đầu đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
2. Thái độ, tư tưởng, tình cảm.
- Bồi dưỡng ý thức lòng yêu nước, trách nhiệm với Tổ quốc.
3. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Phát triển tư duy lôgic, kĩ năng lập luận vấn đề.
II. Thiết bị, tư liệu dạy học.
- Lược đồ chiến trường Hà Nội 1882-1884.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì.
III. Tiến trình dạy – học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
Lớp
Ngày dạy
 Sĩ số
Vắng
11A2
11A3
11A4
 2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?
3. Tiến trình dạy – học bài mới.
* Giới thiệu bài mới.
- Trước tình hình khủng hoảng của đất nước ta, thực dân Pháp đã đem quân tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất và gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân ta, nhất là trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (20-11-1873), nhưng triều đình nhà Nguyễn đã bạc nhược kí với Pháp bản Hiệp ước 1874. Với quyết tâm xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Pháp tiếp tục những hành động xâm lăng. Quá trình Pháp đã tiến đánh Bắc kì và Trung Kì như thế nào? Nhân dân ta đã tổ chức kháng chiến ra sao? Nhà Nguyễn có thái độ và hành động gì? Đó là những nội dung chính mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
* Tổ chức dạy – học bài mới.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cả lớp_cá nhân.
- GV nêu câu hỏi: Lí do Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai? 
- HS theo dõi SGK, thảo luận, tìm ý trả lời.
- GV chốt lại, thông qua những nét chính của quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì.
Hình 56: Quân Pháp chiếm thành Hà Nội, xây dựng lô cốt trên nền điện Kính Thiên. GV yêu cầu HS theo dõi hình 56 và giảng: Điện Kính Thiên được xây dựng những năm 1203 dưới thời Lý_Trần ở chính giữa Hoàng thành Thăng Long. Đến thời Lê sơ, Điện Kính Thiên được đặt trên núi Nùng (Nùng sơn chính điện). Năm 1805, nhà Nguyễn cho xây dựng điện Kính Thiên trong thành Hà Nội. Sau khi chiếm được thành, Rivie chiếm hoàng thành làm đại bản doanh. Điện Kính Thiên bị chúng biến thành lô cốt để đối phó với quân ta. => Chứng tỏ hàng động xâm phạm thô bạo đến độc lập, chủ quyền dân tộc, thể hiện hành động tàn bạo của kẻ đi xâm lược.
Hành động 2: Cả lớp_cá nhân
 - GV giảng: Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Kì diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn: Pháp quyết tâm hoàn thành quá trình xâm lược; mặt khác, thái độ nhu nhược, thỏa hiệp, thậm trí phản động của triều đình Huế.
 Hình 57: Hoàng Diệu (1829-1882). GV yêu cầu HS theo dõi hình ảnh và giới thiệu: Chân dung Hoàng Diệu được chụp lại từ ảnh của bảo tàng Việt Nam. Ông sinh năm 1829 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Năm 26 tuổi ông thi đỗ Phó bảng và từng giữ nhiều chức vụ khác nhau ở Bắc Kì, Trung Kì và Kinh thành Huế. Suốt cuộc đời làm quan ông nổi tiếng là người thanh liêm, thẳng thắn, hết lòng vì dân vì nước. Năm 1880, Hoàng Diệu được cử làm Tổng đốc Hà-Ninh (Hà Nội – Ninh Bình).
Khi Hà Nội bị uy hiếp, một mặt ông ra lệnh giới nghiêm, mặt khác thông báo để các tỉnh đề phòng. Sáng 25/4/1882, quân Pháp gửi Tối hậu thư yêu cầu Hoàng Diệu giao nộp thành Hà Nội. Ông không nao núng và ra lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến đấu. Đúng 8 giờ cùng ngày, quân Pháp nổ súng tấn công thành, Hoàng Diệu đích thân lên mặt thành chỉ huy quân ta đánh địch. Do có nội phản, kho thuốc súng trong thành bị nổ làm cho quân ta rối loạn. Giặc Pháp tràn vào thành. Trong thế cùng, Hoàng Diệu đã lấy máu viết Di biểu gửi về triều đình và tự vẫn ở Võ Miếu (dưới chân Cột Cờ Hà Nội ngày nay) để giữ tròn khí tiết.
- GV nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu và hành động tuẫn tiết của Hoàng Diệu.?
- HS trả lời. GV chốt lại: Cái chết của Hoàng Diệu thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chống Pháp của một bộ phận quan lại trong triều đình Huế. Tấm lòng trung kiên của ông có tác dụng giáo dục lòng yêu nước và động viên nhân dân tiếp tục khách chiến chống giặc
+ Quân dân Bắc Kì cũng như quân dân Hà Nội dũng cảm chiến đấu, hình thành nên thế trận bao vây, hạn chế bước tiến của địch.
Hình 58: Cuộc chiến đấu giữa quân Pháp và quân Cờ đen tại Cầu Giấy, tháng 5-1883. GV giới thiệu: Sáng 19/5/1883, một toán lính Pháp gồm 550 tên do Đại tá Rivie chỉ huy cùng 3 đại bác dã chiến từ Hà Nội theo đường Sơn Tây, tiến về Hoài Đức. Quân ta đã có sự chuẩn bị từ trước. Đại quân của ta đóng ở Hoài Đức dưới quyền chỉ huy của Hoàng Tá Viêm. Lực lượng nòng cốt trong trận này là đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, mai phục hai bên đường từ Hà Nội ra Cầu Giấy. Đúng 5 giờ sáng, chờ cho quân Pháp qua cầu, quân ta nổ súng, do bị tấn công bất ngờ, quân Pháp không kịp trở tay, nhiều tên bị chết, quân Pháp liều chết xông lên chiếm lĩnh trận địa hai bên đường. Giữa lúc hai bên đang giao chiến, Lưu Vĩnh Phúc đích thân xuất trận, cùng đội quân Cờ đen tấn công mãnh liệt vào quân địch buộc chúng phải tháo chạy. Chờ chúng qua cầu, quân ta nhất loạt xung phong, tiêu diệt thêm một số quân địch, trong đó có Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Bắc Kì, Đại tá Rivie.
GV nêu câu hỏi: Trận cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883), có ý nghĩa như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV chốt lại: Trận Cầu Giấy lần thứ hai giành thắng lợi đã cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta. Mặt khác làm cho quân Pháp hoang mang, lo sợ.
=> Kết luận: Trước khí thế chiến đấu của nhân dân Bắc Kỳ ngày càng lên cao, tình trạng bi đát của quân Pháp ở Hà Nội, nhất là sau trận Cầu Giấy lần thứ hai, triều đình nhà Nguyễn vẫn ảo vọng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
Hoạt động 3: Cả lớp_cá nhân
GV nêu câu hỏi: Tại sao Pháp quyết định tấn công cửa biển Thuận An?
- HS suy nghĩ kết hợp với đọc SGK trả lời. GV định hướng để HS hiểu được:
+ Quân Pháp bị thất bại thảm hại sau trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ còn khoảng 200 tên hoang mang, lo sợ co cụm về Đồn Thủy. Do đó, khả năng đánh chiếm được Hà Nội và Bắc Kì là rất mong manh. Nhưng lúc này ở Pháp ngoại giao đã ổn định, Chính phủ Pháp tỏ rõ thái độ cương quyết trong việc chiếm Bắc Kì. Pháp quyết tâm hoàn thành việc xâm lược nước ta.
+ Lợi dụng việc vua Tự Đức qua đời (17/7/1883) và sự lục đục trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn, quân Pháp kéo quân vào cửa biển Thuận An để uy hiếp triều đình Huế.
+ Thuận An cách Huế 20km là cổ họng của Kinh thành Huế. Chiếm được Thuận An, quân Pháp nhanh chóng uy hiếp và đè bẹp được Kinh thành Huế
Hoạt động 4: Cả lớp- cá nhân
Gv khái quát về hoàn cảnh kí kết Hiệp ước Hắcmăng. Sau đó yêu cầu một HS đọc to trước lớp tóm tắt nội dung của bản hiệp ước. Gv nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về những điều khoản của Hiệp ước Hăcmăng (Harmand) ?
 - HS suy nghĩ trả lời.
- Gv chốt lại: Bản Hiệp ước 27 khoản này khiến Việt Nam từ đây hoàn toàn là thuộc địa của Pháp, toàn bộ quyền lực chính trị, quân sự, ngoại giao kể cả với nhà Thanh cũng đều do Pháp quyết định. Bản Hiệp ước này đánh dấu sự đầu hàng của triều đình phong kiến Nguyễn đối với thực dân Pháp.
* Trách nhiệm của nhà Nguyễn. 
- Với tư cách là người đại diện cho quyền lợi của dân tộc, nắm vai trò lãnh đạo, nhà Nguyễn phải chịu những trách nhiệm nhất định trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882- 1884.
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882-1884).
- Lí do:
+ Tư bản Pháp chuyển sang đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu được đặt ra cấp thiết. 
+ Các nước Đức, Tây Ban Nha cũng muốn thương thuyết với Triều đình Huế.
- Mục đích: Chiếm toàn bộ Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa.
- Thủ đoạn:
+ Lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để chuẩn bị xâm lược.
+ Năm 1882, vin cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp mang quân ra Bắc.
- Diễn biến_kết quả: 
+ Ngày 3/4, quân Pháp do Đại tá Rivie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.
+ Ngày 25/4, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Bắc Kì.
2. Quân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.
- Tại Hà Nội:
+ Quân triều đình đã chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ thành Hà Nội nhưng không giữ được thành.
+ Nhân dân Hà Nội chủ động, quyết tâm chống Pháp, hạn chế bước tiến của kẻ thù.
- Nhân dân các tỉnh Bắc Kì phối hợp chiến đấu với quân dân Hà Nội, hình thành một thế trận bao vây địch, buộc chúng phân tán lực lượng. Tiêu biểu nhất là trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) => Khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta tiếp tục kháng chiến.
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884.
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Mục đích: Pháp hạ quyết tâm đè bẹp triều đình Huế, hoàn thành quá trình chinh phục nước ta.
- Diễn biến, kết quả
+ 18/8/1883, Pháp đánh Thuận An.
+ Cuộc chiến đấu của quân ta ở của biển Thuận An diễn ra khá quyết liệt, nhưng đến 20/8/1883, quân Pháp đã làm chủ được các pháo đài ở Thuận An.
2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
* Hiệp ước Hăcmăng (25/8/1883).
- Hoàn cảnh kí kết.
+ Phong trào đấu tranh chống Pháp lên cao, đặc biệt là từ sau trận Cầu Giấy lần thứ hai.
+ Pháp quyết tâm đè bẹp triều đình Huế.
+ Trước áp lực của Pháp, triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng.
- Nội dung: SGK
* Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884).
- Hoàn cảnh:
+ Hiệp ước Hăcmăng gây bất bình trong nhân dân và một số quan lại triều đình.
+ Đầu năm 1884, chiến sự càng trở nên quyết liệt hơn. Nhân dân dưới sự chỉ đạo của các quan lại chủ chiến tiếp tục chống Pháp.
- Nội dung: SGK
=> Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn, trở thành tay sai của Pháp.
4. Sơ kết bài học:
* Củng cố:
HS thảo luận về nguyên nhân mất nước để thấy rõ vai trò, trách nhiệm của nhà Nguyễn.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm bài tập 1,2 trong SGK tr.123 và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài mới, bài 21, phần I.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 11.doc