Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 37: Tìm hiểu lịch sử địa phương lịch sử Sơn La 114 năm

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 37: Tìm hiểu lịch sử địa phương lịch sử Sơn La 114 năm

.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

a. Kiến thức

 -Giúp HS nắm được những đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí, dân cư và lịch sử của địa phương mình sinh sống

b. Tư tưởng

 -Tự hào về địa phương mình,

c. Kĩ năng

 -Phân tích đánh giá những sự kiện lịch sử ở địa phương

 

docx 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 37: Tìm hiểu lịch sử địa phương lịch sử Sơn La 114 năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/3/2010 Ngày giảng: 9a: 5/4/2010
 9b: 2/4/2010
Tiết 37
TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
LỊCH SỬ SƠN LA 114 NĂM
1.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
a. Kiến thức
 -Giúp HS nắm được những đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí, dân cư và lịch sử của địa phương mình sinh sống
b. Tư tưởng
 -Tự hào về địa phương mình, 
c. Kĩ năng
 -Phân tích đánh giá những sự kiện lịch sử ở địa phương
2.CHUẨN BỊ : 
a.GV : nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
b.Hs : Học bài, soạn bài 
3.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
a.Kiểm tra bài cũ : 5’
* Hỏi :
* Trả lời : 
+ Ý nghĩa lịch sử
 - Kết thúc ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp trên đất nước ta. 
 - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH làm cơ sở thống nhất nước nhà.
 - Giáng đòn mạnh vào tham vọng, âm mưu nô dịch của CN đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới.
+ Nguyên nhân thắng lợi:
 - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bắc Hồ
 - Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang lớn mạnh, có hậu phương vững chắc.
 - Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước ĐD. 
 - Sự giúp đỡ của TQ, LX, lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
b. Bài mới
 Giới thiệu bài: Sơn La hòn ngọc ngày mai của tổ quốc là một tỉnh miền núi biên giới phía tây Bắc nước ta. Sơn la với bề dày lịch sử đã góp một phần rất lớn trong sự phát triển chung của đất nước.
I/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 10’
- Có kiến trúc khối tảng theo hướng Tây Bắc - Đông nam tạo nên địa hình phức tạp và hiểm trở: có cao nguyên, núi đá vôi, đồi thấp có những lưu vực sông lớn, những cơn mưa lớn tạo nên hiện tượng lũ quét làm địa hình thay đổi theo từng mùa trong năm 
- Sự đa dạng và phức tạp về địa hình tạo cho Sơn La sự phong phú về khoáng sản, Than, Đồng, Sắt, ni ken, vàng , nguồn nước khoáng. Sơn La có hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản là nơi tập chung dân cư đông nhất với khí hậu mát mẻ tạo sự thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Khí hậu: Khá phức tạp: 	
+ Ảnh hưởng gió Tây Nam
+ Gió mùa Đông Bắc
+ Ảnh hưởng gió Đông - Đông nam.
- Có hai lưu vực sông lớn: Sông Đà và Sông Mã tạo cho Sơn La tiềm năng lớn về thuỷ điện. Trong đó có 96 điểm được xây dựng thuỷ điện. Thuỷ điện Mường La là công trình lớn của cả nước.
- Rõ ràng sự phân bố thổ nhưỡng đã tạo cho Sơn La sự phong phú các loại động thực vật.
II/ Dân cư: 5’
Có kết cấu dân số trẻ đang có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu lao động với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Thái, Mông, Tày,Laha, Sinh Mun, Khơ Mú, Lào.các dân tộc có sự đoàn kết tương trợ và giao lưu văn hoá tạo nên sự phát triển bền vững về đời sống kinh tế xã hội cho tỉnh Sơn la.
Trước khi thành lập các dân tộc tỉnh Sơn La luôn gắn bó đoàn kết với nhân dân cả nước cùng làm chủ đất nước việt nam. Trải qua quá trình lịch sử hào hùng nhân dân Sơn La đã có một truyền thống vô cùng tốt đẹp đó là đánh giặc cứu nước.
III/ Thành lập tỉnh và thiết lập bộ máy cai trị: 5’
Thực dân Pháp với thủ đoạn thâm độc vừa đàn áp về quân sự vừa mua chuộc về chính trị đã gấp rút tạo dựng chế độ dân sự để bắt tay vào khai thác.Tỉnh Sơn la ra đời trong hoàn cảnh đó ( 10.10.1895) 
Chính quyền cai trị là người Pháp, ở địa phương thì sử dụng nhân viên giúp việc người bản xứ. Bộ máy hành chính vô cùng phức tạp nhưng Pháp chỉ tổ chức chính quyền có tính chất tự do cho các dân tộc : Mông, Xá, Dao..
1908 nhà tù Sơn La được xây dựng mới đầu gọi là đế lao chủ yếu giam người Kinh, Thái, Hoa. 1930 đổi tên là nhà giam giữ tù chính trị và tù phạm. Những tù án nặng được chuyển từ Hà Nội và Thái Nguyên lên.
IV/ Nhân dân các dân tộc Sơn la tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954): 18’
1, Chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến
Chỉ sau vài ngày dành được chính quyền từ 26 – 8 –> 31 – 8 – 1945 quan đã tràn vào Sơn La chúng ngang nhiên cấu kết với bọn phản động. Bắt một số cán bộ của ta. Bọn quan lại địa phương thừa cơ ngóc đầu chống phá cách mạng.
Ta: Lúc bấy giờ còn thiếu kinh nghiệm nhưng bắt tay ngay vào củng cố bộ máy chính quyền bằng nhiều biện pháp.
+ Tuyên truyền giác ngộ.
+ Củng cố vũ trang, củng cố cơ sở chính trị.
+ Xây dựng đội tự vệ.
+ Vận động ND khôi phục sản xuất, tăng gia chống đói.
+ Bình dân học vụ được thành lập.
- 10 – 1946, hội nghị thành lập chi bộ Đảng được triển khai tại Hát Lót Đ/c Trần Quyết được bầu là bí thư.
- Xây dựng cơ sở quần chúng và căn cứ kháng chiến, mở rộng khu tự do ( 1947 – 1950) ND Sơn La đã dẩy mạnh chiến tranh du kích vận động tác chiến với bộ đội chủ lực. XD hệ thống dân chính Đảng đánh bại âm mưu “Xứ thái tự trị” làm tổn hao sinh lực địch.
- 9 – 1952 ta mở chiến dịch Tây Bắc sau nhiều ngày chiến đấu ta đã phá được Nghĩa Lộ- Phù Yên, giải phóng vùng Tả ngạn sông Đà. Pháp điên cuồng mở nhiều chiến dịch. Quân và dân ta tấn công mãnh liệt. Cuối cùng Pháp về Nà Sản.
- Trên mặt trận Bắc Lào ,Thượng Lào ta được nhiều thắng lợi.
- 1954 được Mĩ tiếp viện Pháp tăng cường gián điệp xây dựng các nhóm, phỉ ở nhiều nơi, Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, khu 99 phù Yên.
- Ta tấn công liên tiếp vào căn cứ Nà Sản của địch. Đến ngày 12 tháng 8 năm 1953 Pháp rút khỏi Nà Sản. Sơn La hoàn toàn giải phóng.
- 12- 1953 Pháp đưa quân lên Điện Biên thực hiện kế hoạch Na Va trong chiến dịch lịch sử nay Sơn La là hậu phương lớn cho tiền tuyến.
c.Củng cố:1’
GV hệ thống lại bài
d.Hướng dẫn học ở nhà:1’
Học bài
Chuẩn bị bài tiếp: Kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 37.docx