Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 41 - Tuần 30 - Bài: 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 41 - Tuần 30 - Bài: 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

1. Kiến thức:

Cung cấp cho hs những hiểu biết về:

- Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam, đánh bại liên tiếp hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của quân dân ta ở miền Bắc, hai lần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ.

- Sự phối hợp giữa cách mạng hai miền Nam – Bắc, giữa tiền tuyến và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 41 - Tuần 30 - Bài: 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29 / 03 / 2008 TUẦN 30
Tiết 41	 Từ ngày 07 / 04 / 2008
	 12 / 04 / 2008
Bài: 29
	 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC 
 (1965 – 1973)
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
Cung cấp cho hs những hiểu biết về:
Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam, đánh bại liên tiếp hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của quân dân ta ở miền Bắc, hai lần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ.
Sự phối hợp giữa cách mạng hai miền Nam – Bắc, giữa tiền tuyến và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.
 2.Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, tinh thần đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đông Dương, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ cách mạng. 
 3 .Kĩ năng: 
Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch trong hai chiến lược chiến tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, tinh thần cchiến đấu, sản xuất, lao động xây dựng miền Bắc và ý nghĩa thắng lợi của quân dân ta ở hai miền đất nước; kĩ năng sử dụng bản đồ chiến sự, tranh ảnh trong SGK. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
 1. Thầy: 
 - Lược đồ trận Vạn Tường (8/1965) 
 - Lược đồ chiến thắng Mậu Thân 1968 
 2.Trò: 
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
 Hỏi: Những thắng lợi lớn của ta trong “Chiến tranh đặc biệt”.
 Đáp án: - Quân sự: 
 + Phá nhiều “ấp chiến lược” 
 + Đánh thắng nhiều trận: Aáp Bắc –Mĩ Tho (1963) 
 + 1. 1. 1963 lật đổ chính quyền anh em Diệm –Nhu .
 + Cuối 1964 –1965 ta mở 1 loạt các chiến dịch: Chiến dịch Đông –xuân 
 ®Giữa 1965 “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị thất bại.
	3. Bài mới: 34 phút
 a. Giới thiệu bài mới: 1 phút
 Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, để gỡ thế bí về chiến lược, đế quốc Mĩ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam lên mức cao hơn là “Chiến tranh cục bộ”. 
 b. Giới thiệu bài mới: 33 phút
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cơ bản
10
Họat động 1: Nhân dân miền Nam đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ 
I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 –1968)
GV yêu cầu đọc SGK
H: Tại sao lúc này Mĩ trực tiếp xâm lược Việt Nam?
H: Mĩ có âm mưu gì mới trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
H: Với âm mưu trên, Mĩ có thủ đoạn gì ? 
H: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ có điểm gì giống và khác ?
HS đọc SGK mục 1
Hs: Sau 10 tiến hành không đem lại kết qủa®, thất bại liên tiếp “Chiến tranh 1 phía”® “Chiến tranh đặc biệt”®Mĩ nôn nóng chiếm miền Nam Việt Nam.
Hs: Dưạ vào ưu thế quân sự, với số quân đông, vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh, đế quốc Mĩ đã ào ạt đưa quân vào miền Nam cùng với quân đồng minh là quân ngụy Sài Gòn.
Hs: Thủ đoạn: 
+ Chúng đánh vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965 –1966 và 1966 –1967.
Hs thảo luận nhóm
- Giống nhau: Đề là chiến tranh thực dân kiểu mới. 
- Khác nhau: 
+ Lực lượng chủ yếu tham chiến trong “Chiến tranh đặc biệt” là ngụy quân và cố vấn Mĩ.
+ Trong “Chiến tranh cục bộ” lực lượng chủ yếu là lính viễn chinh Mĩ, chư hầu cùng với lính ngụy.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam.
a. Hoàn cảnh:
Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”
b. Âm mưu:
“Tìm diệt quân giải phóng” và bình định” miền Nam.
c.Thủ đoạn: 
+ Chúng đánh vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965 –1966 và 1966 –1967.
10’
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chiến thắng Vạn Tường và chiến thắng mùa khô (1965 –1966), (1966 –1967)
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ 
Gv: 
Sử dụng lược đồ chiến thắng Vạn Tường
Giới thiệu: Vạn Tường là vùng nông thôn nhỏ dài không quá 6 km rộng 3 km. Mĩ huy động 9000 quân, 70 máy bay, 6 tàu chiến, 105 xe tăng bọc thép, 40 khẩu đại bác 
H: Tường thuật diễn biến trên lược đồ?
H: Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa như thế nào ?
H: Sau chiến thắng Vạn Tường quân và dân ta còn lập nên những chiến thắng nào?
H: Tại sao Mĩ lại phản công vào mùa khô? Diễn biến.
H: Ta có kế hoạch đối phó như thế nào? Kết quả?
HS quan sát lược đồ
Hs: + Sáng 18. 8. 1965 Mĩ huy động lực lượng lớn 9không quân, hải quân, lục quân) tấn công vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) 
+ Ta: Bằng chiến tranh nhân dân, quân chủ lực cùng du kích chiến đấu.
Sau 1 ngày đã đánh bại cuộc hành quân của Mĩ
Hs: Giải toả được nổ lo của nhân dân: có đánh được Mĩ hay không®mở đầu cho phong trào “tìm diệt” MĨ –ngụy trong cản nước.
 Hs: 2 mùa khô 1965 –1966 ,1966 –1967 
Hs: Thuận lợi cho việc hành quân của Mĩ 
+ Lần 1 (1965 –1966) đánh vào miền Đông Nam Bộ và khu V 
+ Lần 2: (1966 –1967) đánh vào bắc Tây Ninh ®tạo ra bước ngoặc cho chiến tranh.
 Hs: Aùp dụng cuộc chiến tranh nhân dân: Phối hợp các lực lượng công phá 2 cuộc phản công của Mĩ . 
®đánh bại 2 cuộc hành quân mùa khô của Mĩ 
a. Chiến thắng Vạn Tường (8. 1965)
+ Sáng 18. 8. 1965 Mĩ huy động lực lượng lớn 9không quân, hải quân, lục quân) tấn công vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) 
+ Ta: Bằng chiến tranh nhân dân, quân chủ lực cùng du kích chiến đấu.
Sau 1 ngày đã đánh bại cuộc hành quân của Mĩ .
b. Chiến tranh mùa khô (1965 –1966 và 1966 –1967) 
+ Lần 1 (1965 –1966) đánh vào miền Đông Nam Bộ và khu V 
+ Lần 2: (1966 –1967) đánh vào bắc Tây Ninh ®tạo ra bước ngoặc cho chiến tranh. 
Ta: Phát động chiến tranh nhân dân®đánh bại 2 cuộc hành quân mùa khô của Mĩ 
10’
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968)
3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968)
H: Vì sao ta quyết định mở cuộc tổng tiến công?
H: Chủ trương của ta là gì? Mục đích?
Sử dụng lược đồ 
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968)
H: Trình bày diễn biến, ý nghĩa.
Gv: Hạn chế 
- Ta còn mắc 1 số thiếu sót sai lầm về đánh giá lực lượng địch chưa chuẩn xác cho nên dẫn đến tổ thất nhất định .
Hs: Quan sát tình hình địch có lợi cho ta®ta quyết tổng khởi nghĩa, tổng công kích Mĩ ở miền Nam 
Hs: Diệt ngụy, đuổi Mĩ 
Đánh vào cơ quan đầu não của Mĩ -> Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam, giành chính quyền về tay nhân dân
HS quan sát lược đồ
Hs: Diễn biến: - Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh: 4/6 đô thị lớn ; 64/242 quân lỵ; ở hầu khắc các “ấp chiến lược” và vùng nông thôn.
- Ta tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
+ Toà đại sứ Mĩ.
+ Dinh “độc lập”
+ Bộ tổng tham mưu ngụy.
+ Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất. 
* Chủ trương của ta:
Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam, giành chính quyền về tay nhân dân tiêu diệt lực lượng ngụy 
* Kế hoạch: Đánh vào cơ quan đầu não của địch từ thành thị ®nông thôn
* Diễn biến: - Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh: 4/6 đô thị lớn ; 64/242 quân lỵ; ở hầu khắc các “ấp chiến lược” và vùng nông thôn.
- Ta tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
+ Toà đại sứ Mĩ.
+ Dinh “độc lập”
+ Bộ tổng tham mưu ngụy.
+ Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất. 
* Ý nghĩa:
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
- Buộc chúng phải tuyên bố “Phi Mĩ hoá chiến tranh”.
- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris. 
5
4. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: 
 GV treo bảng phụ
 -> HS làm bài tập trace nghiệm vào bảng
Dặn dò:
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 41.doc