Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 42 - Tuần 30 - Bài: 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 42 - Tuần 30 - Bài: 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

1. Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

· Cuối 1964đầu 1965, đế quốc Mĩ đã gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhằm chặn đứng từ gốc những đòn tấn công của ta ở miền Nam, nhưng với nổ lực cao nhất, quân và dân ta đánh trả quyết liệt, buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc (1/11/1968)

· Miền Bắc thực sự là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.

· Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong “Việt Nam hoá chiến tranh” quân và dân ta đã đánh bại chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Paris (27/1/1973), chấm dứt về danh nghĩa cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 42 - Tuần 30 - Bài: 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29 / 03 / 2008 TUẦN 30
Tiết 42	 Từ ngày 07 / 04 / 2008
	 12 / 04 / 2008
Bài: 29
	 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC 
 (1965 – 1973)
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
Học sinh cần nắm được: 
Cuối 1964®đầu 1965, đế quốc Mĩ đã gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhằm chặn đứng từ gốc những đòn tấn công của ta ở miền Nam, nhưng với nổ lực cao nhất, quân và dân ta đánh trả quyết liệt, buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc (1/11/1968)
Miền Bắc thực sự là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.
Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong “Việt Nam hoá chiến tranh” quân và dân ta đã đánh bại chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Paris (27/1/1973), chấm dứt về danh nghĩa cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
 2.Tư tưởng:
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, quyết tâm phấn đấu cho độc lập dân tộc.
Khâm phục tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3.Kĩ năng: 
Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, và so sánh các sự kiện lịch sử.
Kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử để phục vụ cho nội dung của bài. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
 1.Thầy: 
 + Tranh ảnh SGK
 + Tài liệu 
 2.Trò: 
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
 Hỏi: So sánh điểm giống và khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
 Đáp án: - Giống nhau: Đề là chiến tranh thực dân kiểu mới. 
 - Khác nhau: + Lực lượng chủ yếu tham chiến trong “Chiến tranh đặc biệt” là ngụy quân và cố vấn Mĩ.
 + Trong “Chiến tranh cục bộ” lực lượng chủ yếu là lính viễn chinh Mĩ, chư hầu cùng với lính ngụy. .
 3. Bài mới : 36 phút
 a. Giới thiệu: Trong “Chiến tranh cục bộ” ngoài việc gây chiến ở miền Nam Mĩ còn đưa chiến tranh ra miền Bắc. Vậy tình hình lúc này ra sao, hôm nay ta cùng tìm hiểu điều đó
 b. Giảng bài mới: 35 phút
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cơ bản
7
5
5
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất .
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất (1965 –1968)
GV yêu cầu đọc SGK
H: Sau thất bại chiến tranh cục bộ Mĩ có âm mưu gì mới? 
H: Mĩ đưa quân ra miền Bắc nhằm mục đích gì?
H: Mĩ lấy cớ gì để gây chiến tranh ra miền Bắc?
GV giới thiệu sự kiện lịch sử
H: Nhân dân miền Bắc đã tổ chức cho cuộc chiến đấu như thế nào? Kết qủa?
H: Nhân dân miền Bắc đã đạt được những thành tích gì?
GV giới thiệu tranh ảnh
H: Trong thời gian phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ, Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương như thế nào? đạt thành tích gì ? 
HS đọc SGK
Hs: Đưa quân ra miền Bắc 
Hs: Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc và phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
Hs: Sự kiện vịnh Bắc Bộ®5. 8. 1964 Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá ... (SGK)
HS lắng nghe và ghi nhớ sự kiện
Hs: Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến®vừa sản xuất, vừa xây dựng.
-> Bắn rơi nhiều máy bay và tàu chiến của địch ... 
Hs: 
* Tổ chức chiến đấu:
- Xây dựng hệ thống phòng ngự không quân 
- Nhân dân sơ tán đến vùng an toàn.
- Xây dựng hệ thống hầm, hào dày đặc.
* Tổ chức sản xuất:
- Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Sản xuất phân tán, phát triển công nghiệp địa phương 
Hs: 
Sức người
Sức của 	
1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. 
* Mục đích: Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc và phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
* Biện pháp: Dựng lên sự kiện “vịnh Bắc Bộ” dùng không quân, hải quân ném bom, bắn phá vào nơi quan trọng ở miền Bắc.
- TưØ 8. 1964 Mĩ bắc đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất.
* Tổ chức chiến đấu:
- Xây dựng hệ thống phòng ngự không quân 
- Nhân dân sơ tán đến vùng an toàn.
- Xây dựng hệ thống hầm, hào dày đặc.
* Tổ chức sản xuất:
- Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Sản xuất phân tán, phát triển công nghiệp địa phương 
- Giao thông vận tải đảm bảo 
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
- Chi viện cho miền Nam: vũ khí, lương thực, quân số 
- Mở những con đường chiến lược quan trọng dọc Trường sơn.
6
7
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ . 
III. Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ (1969 –1973)
GV giới thiệu sự kiện lịch sử
Tình hình chính trị Mĩ trước cuộc bầu cử tổng thống
Ních Xơn ra tranhcử tổng thống hứa sẽ rút quân đội Mĩ về nước
-> Năm 1969 khi Ních Xơn lên làm tổng thống đã thay đổi chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ® “Việt Nam hoá chiến tranh”
H: Mĩ dùng biện pháp gì để thực hiện “Việt Nam hoá chiến tranh”?
H: âm mưu này có nguy hiểm thâm độc không? 
GV yêu cầu đọc SGK
H: Trình bày những thắng lợi của ta?
GV sử dụng lược đồ
Chỉ rõ các tháng lợi của ta về quân sự
HS lắng nghe và ghi nhớ sự kiện
Hs:
- Chủ lực ngụy cùng với cố vấn, hoả lực tối đa của Mĩ.
- Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn xâm lược Campuchia, Lào
Hs: Rất nguy hiểm
Muốn thay màu da trên xác chết .
HS đọc SGK
Mục 2
Hs:
* Chính trị: 
* Quân sự
HS quan sát
1. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ
* Hoàn cảnh:
- Sau thất bại “Chiến tranh cục bộ” MĨ lâm vào những khó khăn chồng chất
->Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ra đời
- Chủ lực ngụy cùng với cố vấn, hoả lực tối đa của Mĩ.
- Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn xâm lược Campuchia, Lào.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ 
* Chính trị: 
- 6. 6. 1969 chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam ra đời 
- 4. 1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương cam kết cùng nhau chống Mĩ.
- Quân và dân ở các đô thị lớn, nông thôn diễn ra sôi nổi.
* Quân sự:
- 30. 4®30. 6. 1970 lập chiến thắng lớn ở đông Bắc Campuchia.
- 12. 2®23. 3. 1971 đánh bại cuộc hành quân lớn “Lam sơn 719” của Mĩ –Ngụy trên đường 19 –Nam Lào 
5
 H: Sang 1972 ta có kế hoạch như thế nào? Diễn biến, Kết qủa?
H: Trước tình hình ấy, Mĩ hành động như thế nào? 
H: Việc làm đó của Mĩ nói lên điều gì?
Hs:
Mở cuộc phản công chiến lược
- Từ 30. 3®cuối 6. 1972 ta tấn công vào vùng Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. 
- Kết qủa: Tiêu diệt 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
Hs: 
- Tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 
Hs: Thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- Từ 30. 3®cuối 6. 1972 ta tấn công vào vùng Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. 
- Kết qủa: Tiêu diệt 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
-> Mĩ buộc phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
-> Thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
3
4. Củng cố, dặn dò
Củng cố: 
 GV treo bảng phụ
 -> HS làm bài tập trace nghiệm vào bảng
Dặn dò:
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 42.doc