Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 45 - Tuần 32 - Bài: 30: Hoàn thành giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 45 - Tuần 32 - Bài: 30: Hoàn thành giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)

 1. Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

· Miền Nam đấu tranh chống sự “lấn chiếm” của địch, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

· Cuộc tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 (chủ trương, diễn biến của 3 chiến dịch: Tây nguyên, Huế – Đà Nẵng, và chiến dịch Hồ Chí Minh).

· Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ( 1954 –1975)

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 45 - Tuần 32 - Bài: 30: Hoàn thành giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14 / 04 / 2008 TUẦN 32
Tiết 45	 Từ ngày 20 / 04 / 2008
	 25 / 04 / 2008
Bài: 30
 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤTNƯỚC
(1973 – 1975)
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
Học sinh cần nắm được:
Miền Nam đấu tranh chống sự “lấn chiếm” của địch, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Cuộc tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 (chủ trương, diễn biến của 3 chiến dịch: Tây nguyên, Huế – Đà Nẵng, và chiến dịch Hồ Chí Minh).
Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ( 1954 –1975)
 2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tự hào vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ cách mạng. 
 3. Kĩ năng: 
 Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết chiến đấu chủa nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc nhằm tiến tới giải phòng hoà toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc và ý nghĩa thắng lợi trên ; kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
 1. Thầy: 
 + Lược đồ tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, lược đồ các chiến dịch Tây nguyên, Huế –Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
 + Tranh ảnh 
 2. Trò:
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
 Hỏi: Sau Hiệp định Paris tình hình nước ta như thế nào?.
 Đáp án: 
 3. Bài mới: 37 phút
 a. Giới thiệu: 1 phút 
 Sau Hiệp định Paris, miền Bắc tiếp tục khôi phục kinh tế, cuối 1974 – đầu 1975, tình hình chiến trường chuyển biến có lợi cho ta, Đảng đã quyết định tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. 
 b. Giảng bài mới: 36 phút
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cơ bản
6’
8’
Họat động 1: Tìm hiểu quá trình chiến đấu giành lại toàn vẹn lãnh thổ của quân và dân miền Nam 
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc 
GV yêu cầu đọc SGK
H: Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng ta?
Gv treo lược đồ
Giới thiệu lực lượng địch
H: Mục đích đóng quân của địch?
H: Tại sao trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ta lại mở chiến dịch Tây nguyên đầu tiên?
H: Em hãy tường thuật diễn biến chiến dịch Tây nguyên trên lược đồ
 HS đọc SGK
Mục1
Hs: Từ cuối 1974 đến đầu 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi rất nhanh chóng có lợi cho cách mạng. 
Hs:
+ Sau Hiệp định Paris, quân đội Mĩ – chổ dựa của chính quyền Sài Gòn đã rút về nước -> so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi rất nhanh chóng có lợi cho cách mạng. 
-> đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là đúng đắn
+ Trong kế hoạch giải phóng miền Nam, Bộ chính trị quyết định: Nếu thời cơ đến vào đầu hoạch cuối 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 để đỡ thiệt hại về người và của-> linh hoạt
 Hs quan sát
Hs:
+ lực lượng địch
+ Vị trí chiến lược
Hs:
- 10. 3. 1975
- 12. 3. 1975
- 14. 3. 1975
- 24. 3. 1975
1. Chủng trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. 
- Cuối 1974®đầu 1975 tình hình cách mạng miền Nam chuyển biến nhanh chóng®Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm: 1975 – 1976.
- Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 sẽ lập tức giải phóng miền Nam ngay 1975 để đỡ thiệt hại về người và của.
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
a. Chiến dịch Tây nguyên (10. 3 – 24. 3. 1975)
- Tây nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng.
- 10. 3. 1975, ta dội bão lửa vào Buôn Ma Thuột, nhanh chóng thắng lợi.
- 12. 3. 1975, địch phản công quyết liệt chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.
- 14. 3. 1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho tư lệnh trưởng chiến dịch Tây nguyên rút khỏi Tây nguyên.
- Ta chặn đánh kịch liệt con đường rút lui của địch, 
- 24. 3. 1975, chiến dịch kết thúc. 
5’
7’
H: Vì sao ta mở chiến dịch Huế – Đà Nẵng? 
Gv giới thiệu tranh ảnh
H: Em trình bày chiến dịch Huế – Đà Nẵng bằng lược đồ.
Gv giới thiệu tranh ảnh
H: Em hãy trình bày chiến dịch Hồ Chí Minh bằng lược đồ?
Gv giới thiệu tranh ảnh
Gv: - Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kéo dài hơn 2 thập kỉ, chống lại đế quốc Mĩ lớn mạnh nhất thế giới. 5 đời tổng thống Mĩ, điều hành 4 chiến lược chiến tranh ở miền Nam, chúng đã trực tiếp chi cho cuộc chiến tranh này 676 tỉ USD, chúng huy động lúc cao nhất là 55 vạn quân Mĩ với 5 nước chư hầu tham gia (7 vạn), cộng với hơn 1 triệu quân ngụy, dội xuống 2 miền Nam Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom. Nhưng chúng vẫn thất bại thảm hại .
Hs: Vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Tây nguyên, ta phát hiện địch chuẩn bị rút khỏi phòng tuyến Quảng TRị, có khả năng bỏ cả Huế, co về giữa Đà Nẵng. Quân uỷ trung ương chỉ thị cho quân dân Trị Thiên và quân đoàn II giải phóng Huế nhanh hơn dự kiến.
Hs:
- 21. 3. 1975, ta đánh Huế và chặn đường rút chạy của địch.
- 10 giờ 30 phút ngày 25. 3. 1975, ta tiến vào cố đô Huế.
- 26. 3. 1975 ta giải phóng Huế.
- 28. 3. 1975 ta bắt đầu đánh Đà Nẵng.
- 15 giờ ngày 29. 3. 1975 Đà Nẵng giải phóng.
- Từ 29. 3®3. 4. 1975 ta lấy nốt các tỉnh ven biển miền trung
Hs:
- Từ 9. 4. 1975, ta bắt đầu đánh Xuân Lộc.
- 16. 4. 1975, phòng tuyến Phan Ran của địch bị chọc thủng.
- 18. 4. 1975, tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn.
- 21. 4. 1975, ta chiến thắng Xuân Lộc, Thiệu tuyên bố đầu hàng.
- 17 giờ ngày 26. 4. 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 
- 11 giờ 30 phút ngày 30. 4. 1975, Sài Gòn giải phóng.
- Từ 30. 4 ®2. 5. 1975 các tỉnh còn lại của Nam Bộ giải phóng.
b. Chiến dịch Huế –Đà Nẵng (21. 3®3. 4. 1975)
- Chiến dịch Tây nguyên gần kết thúc, Bộ Chính trị quyết định tiến hành chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
- 21. 3. 1975, ta đánh Huế và chặn đường rút chạy của địch.
- 10 giờ 30 phút ngày 25. 3. 1975, ta tiến vào cố đô Huế.
- 26. 3. 1975 ta giải phóng Huế.
- 28. 3. 1975 ta bắt đầu đánh Đà Nẵng.
- 15 giờ ngày 29. 3. 1975 Đà Nẵng giải phóng.
- Từ 29. 3®3. 4. 1975 ta lấy nốt các tỉnh ven biển miền trung.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Từ 9. 4. 1975, ta bắt đầu đánh Xuân Lộc.
- 16. 4. 1975, phòng tuyến Phan Ran của địch bị chọc thủng.
- 18. 4. 1975, tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn.
- 21. 4. 1975, ta chiến thắng Xuân Lộc, Thiệu tuyên bố đầu hàng.
- 17 giờ ngày 26. 4. 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 
- 11 giờ 30 phút ngày 30. 4. 1975, Sài Gòn giải phóng.
- Từ 30. 4 ®2. 5. 1975 các tỉnh còn lại của Nam Bộ giải phóng.
10’
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
H: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
H: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? 
Hs:
a. Trong nước:
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
b. Quốc tế:
- Tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và thế giới.
- Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chiến thắng này có tính thời đại sâu sắc, là một trong những chiến công vĩ đại của thế kỉ XX.
Hs:
a. Chủ quan
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối chính trị, quân sự đúng đắn.
- Chúng ta đã tạo được khối đoàn kết dân tộc đến mức cao nhất.
- Có hậu phương miền Bắc chi viện đầy đủ nhất.
b. Khách quan
- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình, có hiệu qủa của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng hoà bình dân chủ thế giới. 
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
1. Ý nghĩa lịch sử 
a. Trong nước:
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
b. Quốc tế:
- Tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và thế giới.
- Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chiến thắng này có tính thời đại sâu sắc, là một trong những chiến công vĩ đại của thế kỉ XX.
2. Nguyên nhân thắng lợi 
a. Chủ quan
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối chính trị, quân sự đúng đắn.
- Chúng ta đã tạo được khối đoàn kết dân tộc đến mức cao nhất.
- Có hậu phương miền Bắc chi viện đầy đủ nhất.
b. Khách quan
- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình, có hiệu qủa của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng hoà bình dân chủ thế gới. 
3’
4. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: 
 GV treo bảng phụ
 -> HS làm bài tập trace nghiệm vào bảng
Dặn dò:
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
5. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 45.doc