1. Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học trong học kì II.
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong học kì vừa qua.
2. Tư tưởng:
- Học sinh thấy được sự phát triển của cách mạng nước ta từ khi có Đảng ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh đã đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.
Ngày soạn: 11/5/2009. Ngày giảng 9A: /5/2009 9B: /5/2009 Tiết 52 Kiểm tra học kì II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học trong học kì II. - Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong học kì vừa qua. 2. Tư tưởng: - Học sinh thấy được sự phát triển của cách mạng nước ta từ khi có Đảng ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh đã đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. - Thấy được những thành tựu to lớn của đất nước ta trong giai đoạn đổi mới đất nước đi lên CNXH. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm một bài kiểm tra tổng hợp. Nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử; Liên hệ thực tiễn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 1.1. Ma trận Nội dung Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Việt Nam trong những năm 1930 1939 2 1 2 1 Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945. 2 0,75 1 3 3 3,75 Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954. 1 0,5 1 0,5 Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 4 1,25 1 3 5 4,25 Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2000 1 0,5 1 0,5 Tổng 7 2,5 4 4,5 1 3 12 10 1.2. Đề bài Phần I: Trắc nghiệm: Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1.1: Nguyễn ái Quốc tiến hành hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở nước ta vì: A. Các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước. B. Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ. C. Ba tổ chức cộng sản tranh giành đảng viên, tranh giành ảnh hưởng của nhau. D. Các ý B và C đúng. Câu 1.2: Nguyên nhân thất bại của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là: A. Chưa có Đảng lãnh đạo B. Đảng ta còn non trẻ. C. Thực dân Pháp thực hiện nhiều biện pháp đàn áp phong trào. D. Các ý B và C đúng. E. Các ý A và C đúng. Câu 1.3: Những cuộc khởi nghĩa đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 là: A. Khởi nghĩa Bắc Sơn. B. Khởi nghĩa Nam Kì C. Binh biến Đô Lương D. Cả ba ý đúng. Câu 1.4: Ta chọn Điện Biên Phủ là nơi quyết chiến chiến lược vì: A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng. B. Điện Biên Phủ chie có con đường tiếp tế hàng không. C. Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch Na-Va, đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ sẽ làm thất bại kế hoạch Na-Va, mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến. D. Mục đích của ta là tiêu diệt lực lượng địch mà chúng tập trung ở Điện Biên Phủ. Câu 1.5: Đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh miền Bắc và những năm A. 1964 và 1968 B. 1965 và 1972 C. 1966 và 1973 D. 1967 và 1972 Câu 1.6: Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc A. lần thứ V B. lần thứ VI C. lần thứ VII D. lần thứ VIII Câu 2: Hãy điền các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện: Thời gian Sự kiện 1, ..................... a, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập 2, ..................... b, giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế 3, ..................... c, Giải phóng Đà Nẵng. 4, ..................... d, Giải phóng Sài Gòn Phần II: Tự luận Câu1: Hãy so sánh 3 chiến lược mà đế quốc Mĩ đã thực hiện ở Việt Nam ( chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ) ? Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ? 1.3. Hướng dẫn chấm Câu1: ( 3đ. Mỗi ý đúng được 0,5đ ) Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 Đáp án D D D C B B Câu 2: ( 1đ. mỗi ý đúng được 0,25đ ) 1, 2/9/194 2, 26/3/1975 3, 29/3/1975 4, 30/4/1975 Phần II: Tự luận Câu 1: ( 3đ. Mỗi ý đúng được 1 đ) Nêu được các ý: So sánh Chiến lược " Chiến tranh đặc biệt " Chiến lược " Chiến tranh cục bộ " Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh " Giống nhau Đều là các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ. Được sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh do Mĩ cung cấp và do cố vấn Mĩ trực tiếp chỉ huy. Khác nhau - Lực lượng tham chiến chủ yếu là ngụy quân - Mở các cuộc hành quân càn quét, lập ấp chiến lược; phá hoại miền Bắc; phong tỏa biên giới, vùng biển... - Lực lượng tham chiến là quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. - Mở các cuộc hành quân " tìm diệt " và " bình định "... - Lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ. - Mở rộng xâm lược Cam-pu-chia, tăng cường chiến tranh ở Lào, thực hiện âm mưu " dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương "... Câu 2: ( 3đ ) Nêu được các ý: * Trong nước: - Có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam...( 1đ ) - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, kiên cường bất khuất chống ngoại xâm; có khối liên minh công nông vững chắc...( 1đ ) * Nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi...; được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng tiền bộ trên thế giới...( 1đ ) 2. Học sinh: - Ôn tập các kiến thức đã học trong học kì II. - Giấy kiểm tra, đồ dùng học tập. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1.ổn định tổ chức. 2. Giáo viên chép đề Học sinh làm bài 3. GV thu bài, nhận xét về kết quả làm bài của học sinh. 4. Hướng dẫn học bài: Về nhà ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 9. Chuẩn bị tốt cho kì thi học kì II do Phòng giáo dục tổ chức.
Tài liệu đính kèm: