Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 2

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 2

. Kiến thức : H cần nắm được :

- Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền nam chống chế độ Mĩ, Diệm , giữ gìn và phát triển lực lượng của nhân dân Miền Nam ( 1954-1959 )

- Phong trào “ đồng khởi ” của nhân dân miền nam ( cuối 1959 - đầu 1960 ) đánh dấu 1 bước phát triển mới của cách mạng MN từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công liên tục , mạnh mẽ vào kẻ thù , cách mạng miền nam chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : Ngày dạy : 9A : 9B :
Tiết 39: bài 28:
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN
Ở MIỀN NAM( 1954-1965 )
( tiếp theo )
A . Phần chuẩn bị 
 I . Mục tiêu bài học 
1 . Kiến thức : H cần nắm được :
- Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền nam chống chế độ Mĩ, Diệm , giữ gìn và phát triển lực lượng của nhân dân Miền Nam ( 1954-1959 )
- Phong trào “ đồng khởi ” của nhân dân miền nam ( cuối 1959 - đầu 1960 ) đánh dấu 1 bước phát triển mới của cách mạng MN từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công liên tục , mạnh mẽ vào kẻ thù , cách mạng miền nam chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang 
2 . Tư tưởng :
- Giáo dục cho H lòng yêu nước , khâm phục ý chí đấu tranh kiên cường , bất khuất của nhân dân MN 
- tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và tương lai của dân tộc 
3 . Kỹ năng :
- Rèn luyện cho H kỹ năng sử dụng bản đồ 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích , nhận định , đánh giá , tổng kết các sự kiện lịch sử 
 II . Chuẩn bị 	
1 . Thầy : - Bản đồ Việt Nam, lược đồ phong trào đồng khởi
 - những tranh ảnh lịch sử về giai đoạn lịch sử này
2 . Trò : đọc trước Sgk ở nhà 
B . Phần thể hiện khi lên lớp 
* Ổn định tổ chức (1’) kiểm tra sĩ số : 9a : 9B :
 I . Kiểm tra bài cũ : ?Trình bày tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.
Đáp án
- Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 được kí kết theo hiệp định :Quân đội hai bên ngừng bắn, tập kết, chuyển giao khu vực, 
-MN:Pháp rút, mĩ nhảy vào đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở MN, thực hiện âm mưu chia cắt hai miền biến MN thành thuộc địa kiểu mới.
II.Bài mới:
-Sau hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hoà bình trở lại Đông Dương nhưng đất nước vẫn bị chia cắt miền, Miền Bắc đi lên CNXH, MN phải sống dưới ách thống trị của Mĩ Diệm từ 1954-1965 nhân dân MN đã đứng lên chống Mĩ Diệm để giữ gìn lực lượng.
 II . Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài 
-Sau hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hoà bình trở lại Đông Dương nhưng đất nước vẫn bị chia cắt làm 2 miền, Miền Bắc đi lên CNXH, MN phải sống dưới ách thống trị của Mĩ Diệm từ 1954-1965 nhân dân MN đã đứng lên chống Mĩ Diệm để giữ gìn lực lượng.
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới đồng Khởi 1954-1960.
1.Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng 1954-1959.
 ( Gọi học sinh đọc từ đầu đến “ Lực lượng cách mạng ”
? . tại sao Đảng ta lại chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang chính trị ở Miền 
Nam. ?
 Sau hiệp định Giơ-ne-vơ,Mĩ nhảy vào MN thay chân Pháp, đế quốc Mĩ trở thành kể thù trực tiếp của nhân dân ta, trong hoàn cảnh đó Đảng đã đề ra cho CMMN chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ Diệm.
Hoàn cảnh:
+Sau hiệp định Giơ-ne-vơ,Mĩ nhảy vào MN thay chân Pháp,Mĩ trở thánh kẻ thù chính trực của nhân dân ta.
+Trong hoàn cảnh đó Đảng chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị đòi thi hánh hiệp định Giơ-ne-vơ.
GV:Ta chủ trương đấu tranh chính trị vì hầu hết lực lượng của ta tập kết chuyển quân sang Bắc so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch đòng thời ta muốn tỏ rõ thiện chí hoà bình và thực hiện nghiêm chỉnh công Pháp quốc tế.
 ? Trình bày diễn biến của phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân MN chống Mĩ-Diệm(1954-1959).?
 H . mở đầu là phong trào hoà bình ở Sài Gòn chợ lớn 8/54 của trí thức và nhân dân, phong trào đưa ra bản hiệu triệu hoan nghênh hiệp định Giơ-ne-vơ,ủng hộ hiệp thưởng những uỷ ban bảo vệ hoà bình được thánh lập và hoạt động công khai.
*Diễn biến.
Mở đầu là “phong trào hoà bình ,của trí thức và nhân dân Sài Gòn-chợ lớn,đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
GV:tháng 11/54 Mĩ-Diệm tiến hành khủng bố phong trào,nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao lan rộng thực dân lớn Huế,Đã Nẵng các vùng nông thôn hàng triệu nguời tham gia hình thành chống Mĩ-Diệm.
-Tháng 11/1954,Mĩ-diệm tiến hành khủng bố, đàn áp nhưng phong trào tiếp tục dâng cao lan rộng lên thành phố lớn Huế-Đã Nẵng, các vùng nông thôn hàng triệu người tham gia hình thành mâu thuẫn chống Mĩ Diệm
- Tháng 11-1954, Mĩ Diệm tiến hành khủng bố nhưng phong trào tiếp tục dâng cao từ thành phố đến nông thôn
?HS: Mục tiêu và hình thức đấu tranh có sự thay đổi như thế nào?
1958-1959 Mục tiêu và hình thức đấu tranh thay đổi :
 Chống khủng bố đàn áp chống các chiến dịch tố cộng, diệt cộng đòi các quyền tự do dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng
Phong trào bắt đầu chuyển từ đấu tranh chính trị sang dùng bạo lực kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
2.Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960
GV: Trong những năm 1957-1959, Mĩ Diệm mở chiến dịch “ tố cộng diệt cộng” tăng cường khủng bố đàn áp ra sắc lệnh đàn áp, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật thực hiện luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người dân vô tội
? : Phong trào “ Đồng khởi” của nhân dân MN xảy ra trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh:
- Từ năm 1957-1959. Mĩ-Diệm mở chiến dịch “ tố cộng diệt cộng” thực hiện đạo luật 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật
GV: Với luật 10/59, chúng ra khẩu hiệu tiêu diệt tận gốc những người cộng sản thà giết nhầm còn hơn bỏ sót, gây ra thảm sát ở chợ Được Vĩnh trinh, Đại Lộc- Quảng Nam, chôn sống 21 người ở chợ Được, dìm chết 42 người ở đập Vĩnh Trinh
 "Mâu thuẫn trong lòng xã hội miền nam gay gắt 
?HS: trên cơ sở đó đảng ta có những nhận định gì?
( Hội nghị nêu rõ con đường phát triển cơ bản của CMVN là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu với lực lượng vũ trang)
Hội nghị TW lần thứ 15 của Đảng xác định con đường phát triển cơ bản của CMVN là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu với lực lượng vũ trang
?HS: Em hãy trình bày diễn biến của phong trào Đồng Khởi?
(1-1959, dưới ánh sáng của Đảng phong trào cmmn từ chỗ lẻ tẻ từng địa phương phong trào đã lan rộng khắp MN thành cao trào Đồng Khởi tiêu biểu là Bến Tre)
* Diễn biến:
Dưới ánh sáng của Đảng phong trào cmmn từ chỗ lẻ tẻ từng địa phương phong trào đã lan rộng khắp MN 
Phong trào Đồng Khởi Bến tre
?HS: Phong trào Đồng Khởi Bến tre đã diễn ra như thế nào?
Ngày 17-1-1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến Tre nhân dân xã Định thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khanh thuộc Huyện Mỏ Cày với vũ khí trong tay họ đồng loạt nổi dậy đánh đồn diệt ác ôn giải tán chính quyền sau khi khởi nghĩa lan khắp huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre
Ngày 17-1-1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến Tre nhân dân xã Định thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khanh thuộc Huyện Mỏ Cày nổi dậy đánh đồn bốt diệt ác ônà nhân dân tự quản thành lập nhiều nơi
Phong trào “ Đồng Khởi” như nước vỡ bờ lan khắp nam bộ
GV: Tính đến cuối năm 1960 ở Nam Bộ có 600/1298 xã thành lập được chính quyền tự quản trong đó có 116 xã hoàn toàn giải phóng các tỉnh ven biển Trung bộ 904/3829 thôn giải phóng Tây Nguyên có 3200/5724 thôn không có chính quyền Nguỵ
?HS: Nêu ý nghĩa của phong trào “ Đồng Khởi”?
Ý nghĩa: - Đồng Khởi đã giáng đòn nặng vào chính quyền thực dân mới của Mĩ ở chính quyền MN, làm lung lay tận gốc chính quyền của Ngô Đình Diệm 
- đánh dấu bước nhảy vọt của CMMN từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến côngà20-12-1960 mặt trận giải phóng MN VN ra đời
 * / củng cố ? Em hãy trình bày về phong trào “ đồng khởi ”của nhân dân Miền Nam ( 1959 -1960 ) ( Hoàn cảnh , diễn Biến , kết quả , ý nghĩa )
III.Hướng dẫn học bài ở nhà.
 - Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà của nhân dân MN 1954-1959
- Em hãy trình bày về phong trào Đồng Khởi của nhân dân MN 1959-1960.Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của phong trào
 -Đọc trước phần IV , V
=========== * * * ============
Ngày soạn : 5/4/2009 Ngày dạy : /4/2009 dạy lớp 9A
 Ngày dạy : /4/2009 dạy lớp 9B
 Ngày dạy : /4/2009 dạy lớp 9C
Tiết 40: Bài 28. 
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM(1954-1965). (tiếp theo)
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức: đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng họp tại hà nội (9/1960)
Đay là đại hội xây dựng thành công cnxh ở Miền bắcđấu tranh thống nhất nước nhà ở Miền Nam.
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến tranh đặc biệt thắng lợi của quân dân Miền namchống chiến lược chiến tranh đặc biệt 
b tư tưởng : Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc của những chiến sĩ cm và đồng bào Miền Nam.
c. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp nhận định đánh giá các sự kiện lịch sử.
2. Chuẩn bị: 
a. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh lịch sử thời kì 1961 -1965 của CM XHCN ở Miền Bắc.
b. Học sinh; đọc trước bài trả lời câu hỏi SGK
3.Tiến trình tiết dạy 
*.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: 9C:
I. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của phong trào Đồng khởi 1959-1960?
Đáp án 
 - Đồng Khởi đã giáng đòn nặng vào chính quyền thực dân mới của Mĩ ở chính quyền MN, làm lung lay tận gốc chính quyền của Ngô Đình Diệm 
- đánh dấu bước nhảy vọt của CMMN từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến côngà20-12-1960 mặt trận giải phóng MN VN ra đời
* Đặt vấn đề vào bài mới 
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội đã đề ra đường lối chiến lược của thời kì quá độ lên CNXH và cuộc đấu tranh của nhân dân Miền Nam chống Chiến tranh đặc biệt
II. Bài mới:
IV. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA CNXH (1961- 1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng (9-1960)
G
GV . Giữa lúc Miền Bắc đang giành thắng lợi to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế cuộc CM D T DC ở miền nam có bước phát triển nhảy vọt. Tháng 9-1960 đảng lao động Việt Nam họp đại biểu toàn quốc lần thứ III tại thủ đô Hà Nội .
a / Hoàn cảnh: 
Miền Bắc giành thắng lợi lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế .miền nam tiến hành đồng khởi thắng lợi . Tháng 9-1960 đảng lao động Việt Nam họp đại biểu toàn quốc lần thứ III tại thủ đô Hà Nội .
Đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết
? . Em hãy trình bày nội dung chính của đại hội đảng III.?
*Nội dung: 
- Đại hội phân tích tình hình đất nước ta hai miền dưới hai chế độ chính trị xã hội khác nhau nên có nhiệm vụ khác nhau
+MB: Tiến hành CMXHCN
+MN: Đẩy mạnh CMDTDC nhân dân thực hiện hoà bình thống nhất đất nước
? . Từ nhiệm vụ cụ thể từ hai miền đại hội đã đề ra cách mạng chung của hai miền như thế nào?
HS + Nhiệm vụ chung: MB có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CMVN và sự thống nhất nước nhà , còn CMMN có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Nhiệm vụ của hai miền có mối quan hệ khăng khít với nhau 
-Đại hội đề ra nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ở Miền Bắc và bầu ra BCH trung ương mới do Bác Hồ làm chủ tịch đảng và đồng chí Lê duẩn làm Bí thư thứ nhất
T . Đại hội thông qua nhiệm vụ và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965 nhằm thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa , xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho xã hội chủ nghĩa và cải tạo xã hội chủ nghĩa.
? . Nêu ý nghĩa lịch sử của đại hội toàn quốc lần thứ III
Ý nghĩa: Đại hội đánh dấu một bước phát triển mới của CMVN
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965)
T . MB thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng kinh tế gấp ba lần so với thời kì khôi phục kinh tế
Mục tiêu : Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
- Nhiệm vụ , mục tiêu của kế hoạch 5 năm ở miền bắc là lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm 
 ? . Để thực hiện mục tiêu đó nhà nước đã làm gì?
( Nhà nước tăng cường đầu tư vốn lớn gấp ba lần khôi phục kinh tế)
à Nhà nước tăng vốn cho xây dựng kinh tế gáp ba lần thời kì khôi phục kinh tế 
 ? . Em hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
 HS . ( Nhà nước ưu tiên vốn cho công nghiệp phát triển công nghiệp nặng khu gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện uông Bí, công nghiệp nhẹ khu công nghiệp Việt Trì, công nghiệp quốc phòng
Thành tựu
Công nghiệp: Nhà nước đầu tư vốn để phát triển 
+ Công nghiệp nặng: Khu gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện uông Bí, thuỷ điện Thác bà
+ Công nghiệp nhẹ: Khu công nghiệp Việt Trì
Trong nông nghiệp chúng ta đạt được những thành tựu gì?
( Nông nghiệp được coi là cơ sở công nghiệp nhẹ, ưu tiên phát triển các nông trường quốc doanh, hệ thống thuỷ lợi được mở rộng)
+ Nông nghiệp được coi à cơ sở công nông trường, lâm trường quốc doanh, hệ thống thuỷ lợi được mở rộng
Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm được thị trường
Giao thông: Đương thuỷ đường bộ được xây dựng củng cố và hoàn thiện
Những thành tựu giáo dục , văn hoá, y tế
( Có bước phát triển đáng kể)
Văn hoá giáo dục y tế phát triển đáp ứng nhu cầu XDCNXH Miền Bác chi viện cho Miền Nam
T . Văn hoá tinh thần vấn đề xây dựng con người mới được đặc biệt coi trọng giáo dục phát triển nhanh so với 1960-1961 năm 1961-1965 học sinh phổ thông tăng từ 1,9 triệuà2,7 triệu đại học 17000à27000
- Các ngành kinh tế như công nghiệp , nông nghiệp , giao thông vận tải cũng như trên các lĩnh vực văn hoá ,giáo dục , y tế ... đã đạt được những thành tựu to lớn và đời sống nhân dân được nâng lên 
T . Tác dụng : Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Miền Bắc là hậu phương chi viên cho Miền Nam, Miền bắc có những thay đổi lớn về xã hội và con người
- Với những thắng lợi trên , miền bắc đã lớn mạnh , bộ mặt xã hội đã thay đổi và thực sự trở thành hậu phương vững chắc chi viện cho miền nam 
V. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MĨ ( 1961-1965 
1 . Chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của mĩ ở Miền Nam 
T . Sau khi thất bại trong phong trào đồng khởi(1959-1960) ở Miền Nam Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh đặc biệt, một chiến lược chiến tranh mới của thực dân Mĩ.
- Hoàn cảnh: Mĩ đề ra chiến lược chiến tranh đặc biệt sau thất bại của phong trào đồng khởi 
? . Em hiểu thế nào là Chiến tranh đặc biệt?
( Đây là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của MĨ được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy dựa vào vũ khí Mĩ, trang bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Âm mưu của Mĩ: Dùng người Việt trị người Việt, chủ lục nguỵ quyền cùng với trang thiết bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ.
? . Đế quốc Mĩ thực hiện chiến tranh đặc biệt ở Miền Nam như thế nào?
HS . Lực lượng quân đội Sài Gòn tăng nhanh 1962 là 17 vạnà1964 là 56 vạn, thực hiện chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận do cố vấn Mĩ chỉ huy chúng mở những cuộc càn quét để tiêu diệt CMMN, thực hiện dồn dân lập ấp chiến lược để tách quân ra khỏi dân đây là xương sống của chiến tranh đặc biệt chúng dự kiến dồn 10 triệu dân và 16000 ấp chiến lược trong tổng số 17000 ấp.
Đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt 
+ Tăng cường nguỵ quân
+ Sử dụng chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận do cố vấn Mĩ chỉ huy thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt CMMN
+ Lập 16000 ấp chiến lược
+ Tăng cường phá hoại miền bắc phong toả biên giới vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc
T . Bộ chỉ huy quân sự Mĩ macv tại Sài Gòn thành lập 8-2-1962 thay cho đoàn cố vấn mâg thành lập 1960 Mĩ sẽ dự định bình định Miền Nam trong vòng 18 tháng bắt đầu bằng năm 1961 bằng kế hoạch xta lây tay lo nhưng đến năm 1964 kế hoạch này phá sản Mĩ đặt ra yêu cầu khiêm tốn hơn bình định Miền Nam trong vòng hai năm bằng kế hoạch Giôn xơn mác na va ra
2 Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của MĨ
GV . Gọi học sinh đọc từ đầu đến “ binh vận ”
 ? . Chủ trương của ta trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt của Mĩ như thế nào?
Dưới ngọn cờ cứu nước của MTDTGPMN do đảng lãnh đạo đã đẩy mạnh chiến tranh chống Mĩ Nguỵ
-Chủ trương của ta: Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và và đấu tranh vũ trang nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng , rừng núi đồng bằng đô thị, ba mũi chính trị, quân sự và binh vận
? . Em hãy nêu những thắng lợi về quân sự của ta trong chiến lược chiến tranh đặc biệt(1961-1965)
* Những thắng lợi của ta:
- Thắng lợi về quân sư:
+Năm 1962 ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch và chiến khu D, căn cứ U Minh , Tây Ninh
+2-1-1963, quân dân Miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc
Tại đây lần đầu tiên với số quân ít hơn địch 10 lần ta đánh tan trên 2000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy
àKhẳng định khả năng quân dân Miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ
Thắng lợi chính trị: 
+ 8-5-1963 hai vạn tăng ni phật tử Mĩ biểu tình.
+ 11-6-1963 Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm
+16-6-1963 Nguỵ quyền Sài Gòn đảo chính lật đổ chính quyền anh em Diệm Nhu
? . Em có nhận xét gì về tình hình chiến trường Miền Nam từ cuối 1964-đến đầu 1965
H . + Cuối năm 1964 đến đầu năm 1965 ta phối hợp đấu tranh chính trị, lực lượng quân giải phóng tiếp tục mở chiến dịch tiêu biểu là chiến dịch Đông Xuân năm 1964-1965, những chiến thắng của quân dân Miền Nam làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt
-Giữa 1965 chiến tranh đặc biệt của mĩ bị thất bại .
c / Củng cố, Luyện tập : ? Em hãy nêu những thắng lợi về quân sự của ta đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mĩ ? 
Đáp án 
- Thắng lợi về quân sư:
+Năm 1962 ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch và chiến khu D, căn cứ U Minh , Tây Ninh
+2-1-1963, quân dân Miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc
Tại đây lần đầu tiên với số quân ít hơn địch 10 lần ta đánh tan trên 2000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy
d. Hướng dẫn học ở nhà:
“Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ ở Miền Nam được đề ra trong hoàn cảnh nào?
Âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt
Những thắng lợi của ta trong chiến lược chiến tranh đặc biệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 39.doc