1. Kiến thức :
- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cở sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2.
- Sự hình thành hệ thống XHCN
Phần một : Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay. Chương I. Liên xô và các nước Đông âu sau chiến tranh thế giới thứ hai Bài 1: Liên Xô và các nước Đông âu NS : ND: Tiết: từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX (2 tiết) -----------------------*********----------------------- I.Mục tiêu bài học : giúp học sinh nắm được 1. Kiến thức : - Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cở sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông âu sau chiến tranh thế giới thứ 2. - Sự hình thành hệ thống XHCN 2. Tư tưởng : Bồi dưỡng HS nhận thức - Khẳng định những thành tựu to lớn công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. - Mặc dù tình hình ngày nay có thay đổi song quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga -SNG ( Liên Xô trước đây) và Đông âu vẫn duy trì tốt đẹp và có bước phát triển mới. Cần tôn trọng mối quan hệ tình cảm quý báu của các dân tộc nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác phát triển xây dựng đất nước ta theo con đường CHN- HĐH 3. Kĩ năng : Rèn HS kĩ năng - Phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Tiết 1 : I. Liên Xô I. Mục tiêu tiết học : như nêu trên II. Chuẩn bị thầy và trò : 1.Thầy nghiên cứu soạn giảng, tư liệu về Liên Xô, bản đồ châu Âu, Liên Xô 2. Trò đọc tìm hiểu bài chú ý những câu hỏi SGK. IIi. Tiến trình lên lớp A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra vở HS ( 4’) C. Bài mới ( 35’) Giới thiệu bài (1’): GV khái quát chương trình lịch sử 9 gồm 2 phần + Lịch sử hiện đại từ 1945 đến 2000 lịch sử 8 đã học từ 1917 đến 1945. + Lịch sử Việt Nam hiện đại 1919 đến nay. Tiết 1 của bài 1 hôm nay các em học về Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2; Liên Xô bị thiệt hại nặng nề, để khắc phục hậu quả, Liên Xô đã tiến hành khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh tiếp tục xây dựng CSVC cho CNXH. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1(10’) - GV dùng bản đồ thế giới ( Liên Xô cũ) hoặc sử dụng phần mềm Power Point giới thiệu vị trí địa, địa lí, dân cư, văn hoá - HS đọc SGK và quan sát bản đồ hoặc sử dụng phần mềm Power Point - GV? Em có nhận xét về tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2 như thế nào? - HS dựa SGK nêu thiệt hại người, vật chất - GV kết luận GV nhấn mạnh: Chiến tranh không mang lại lợi lộc gì cho nhân loại mà chỉ mang đến sự chết chóc đau thương tổn thất người và của. ? Sau chủ trương Đảng- nhà nước Liên Xô đã làm gì để khôi phục đất nước - HS : Nêu chủ trương thực hiện kế hoạch 5 năm lần 4. - GVkết luận : - GV : ? Tại sao Đảng lại chủ trương đề ra kế hoạch 5 năm lần 4. - HS : Nêu ý kiến - GV phân tích : Việc đề ra kế hoạch 5 năm để khôi phục và phát triển kinh tế là sách lược đứng đắn phù hợp tình hình thực tế đất nước giải quyết những khó khăn bức xúc khó khăn hiện tại. - GV nhấn mạnh: Với khí thế của người chiến thắng các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua quên mình để thực hiện kế hoạch. - GV : ? Kết quả của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần 4 là gì. - HS : Nêu cụ thể thời gian thực hiện, số liệu thực hiện kế hoạch theo SGK. - GV kết luận - GV : ? Em có nhận xét như thế nào về những kết quả đã đạt được. - HS : Những kết quả to lớn trên đây đã khẳng định đường lối, kế hoạch của Đảng- nhà nước Liên Xô đề ra là đứng đắn sáng tạo và tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo. - GV chuyển ý: Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế nhân dân Liên Xô tiếp tục công việc gì nữa chúng ta cùng tìm hiểu mục 2. Hoạt động 2 (20’) - GV giải thích khái niệm: “ Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH”. Đó là một nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, những hiện đại và khoa học kĩ thuật tiên tiến của XHCN. - GV giảng: Sau khi hoàn thành việc khôi phục phục nền kinh tế, Liên Xô tiếp tục XDCSVC kĩ thuật của CNXH. - GV : ? Để tiếp tục thực hiện việc xây dựng CSVC KT của CNXH Đảng- nhà nước có chủ trương như thế nào. - HS : Nêu tên các kế hoạch dài hạn (SGK) - GV kết luận : - GV : ? Tại sao Đảng- nhân dân Liên Xô lại đề ra nhiều kế hoạch dài hạn như vậy . - HS : Tại vì việc đề ra nhiều kế hoạch dài hạn nhằm đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn phát triển kinh tế để rút ra kinh nghiệm phát huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế để xây dựng CSVCKT- CNXH - GV : ? Phương hướng chính của các kế hoạch này là gì. - HS : Tìm hiểu SGK nêu phương hướng chính chú ý phát triển công nghiệp nặng. - GV kết luận : - GV phân tích : Lê nin từng nói : CQ Xô Viết = Bánh mì+ ĐKH toàn quốc CNXH = CQ Xô Viết + ĐKH toàn quốc Như vậy việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong đó có ngành công nghiệp Điện lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân. - GV : ? Kết quả của CCXDCNXH 1950 đến nửa đầu những năm 70 như thế nào - HS : Nêu kết quả chung, CN, vị trí thế giới (SGK) - GV kết luận : * Liên hệ ? Nhắc lại nước nào về KHKT đã có sự phát triển vượt bậc ? kết quả như thế nào ? hạn chế? - HS : 1945 Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Thử nghiệm nén xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagazaki (Nhật Bản) . đây là vũ khí huỷ diệt gây thảm hoạ lớn. - GV :? Việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ Phương Đông đã có ý nghĩa như thế nào ? - HS :Khẳng định sự phát triển vượt bậc của KHKT phá vỡ thế độc quyền của Mỹ. Những thành tựu KHKT Liên Xô có lợi ích cho cả nhân loại trong việc khám phá vũ trụ. - GV : ? Về đối ngoại Liên Xô thực hiện chủ trương chính sách gì ? Liên hệ Việt Nam ? - HS : Nêu chủ trương quan hệ hoà bình, hợp tác , ủng hộ phong trào cách mang thế giới. Giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến và xây dựng CNXH. - GV kết luận : - GV Liên hệ Liên Xô giúp Việt Nam : Trong cuộc đấu tranh chống Pháp và Mỹ, Liên Xô giúp đỡ phương tiện, vật chất cố vấn tham mưu quân sự để tạo điều kiện nhân dân Việt Nam đánh thăng Pháp Mỹ. - GV : ?Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CSVCKT của CNXH từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 có ý nghĩa như thế nào? - HS : Nêu ý kiến - GV kết luận : 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1945- 1950. * Những khó khăn sau chiến tranh: - 27 triệu người chết - 1710 thành phố; 70000 làng mạc; 3200 nhà máy, xí nghiệp; 65000 km đường sắt bị tàn phá dẫn đến kinh tế phát triển chậm. * Chủ trương của Đảng - Đề ra kế hoạch 5 năm lần 4 (1946- 1950) để khôi phục và phát triển kinh tế. * Kết quả : - Kế hoạch 5 năm lần 4 hoàn thành trước thời hạn 19 tháng - Các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự định. + 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% + Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng mới. + Sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. + Đời sống nhân dân ổn định. - KHKT phát triển vượt bậc. 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử. 2. Tiếp tục công cuộc XDCSVCKT của CNXH từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. * Chủ trương của Đảng: - Thực hiện các kế hoạch dài hạn : + Kế hoạch 5 năm lần 5 (1951-1955) + Kế hoạch 5 năm lần 6 (1956-1960) + Kế hoạch 7 năm (1959-1965) - Phương hướng chính của kế hoạch : + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng + Thực hiện thâm canh trong SXNN. + Đẩy mạnh tiến bộ KH-KT. + Tăng cường quốc phòng. * Kết quả : Trong thập niên 50 – 60 TKXX nền kinh tế Liên Xô tăng mạnh + Sản xuất công nghiệp trung bình năm tăng 9,6%. + Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp XHCN đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Chiếm xấp xỉ 20% sản lượng công nghiệp thế giới. - KHKT : + 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào vũ trụ. + 1959 phóng tàu “Phương Đông” bay vòng quanh Trái Đất. - Về đối ngoại : + chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. + Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. * ý nghĩa : - Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CSVCKT – CNXH Liên Xô: + Khẳng định sự phát triển nền kinh tế Liên Xô là một cường quốc CN XHCN. + Là chỗ dựa vững chắc cho hoà bình cách mạng thế giới. D. Củng cố bài (5’) - GV khái quát nội dung bài học bằng cách nêu các câu hỏi SGK mục 1,2. - HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời, giáo viên nhận xét. E. Hướng dẫn bài học về nhà (2’) 1. Bài học - Học mục 1,2 - Làm bài tập 1 vở bài tập lịch sử 2. Chuẩn bị bài mới Bài 1. II. Đông âu * Yêu cầu :- Đọc tìm hiểu bài chú ý + Sự ra đời cảu các nước dân chủ nhân dân Đông âu + XDCNXH 1950 đến nửa đầu những năm 70 thế kỷ XX + Sự hình thành hệ thống XHCN. - Chuẩn bị thiết bị dạy học + Bản đồ thế giới + Lược đồ các nước Đông âu hoặc sử dụng phần mềm PowerPoint III. Rút kinh nghiệm tiết dạy Bài 1. Tiết 2 : II. Đông âu III. Sự hình thành hệ thống XHCN I. Mục tiêu tiết học : Như mục tiêu chung. II. Chuẩn bị thầy và trò : Như chuẩn bị bài mới tiết 1 IIi. tiến trình lên lớp A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’) Dự kiến 1HS 1 lớp Câu hỏi : 1. Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX. - HS : Trả lời theo đáp án mục 2 tiết 1. - GV : Nhận xét cho điểm. C. Bài mới (35’) Giới thiệu bài (1’) : Tiết trước chúng ta đã học những thành tựu to lớn của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông âu và thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH của các nước này từ 1945 đến đầu những năm 70. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (10’) - GV :Dùng bản đồ thế giới hoặc lược đồ các nước Đông Âu giới thiệu vị trí khu vực. - HS : Quan sát bản đồ + SGK - GV: ? Hoàn cảnh nào dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu - HS : Nêu + Quá trình hình thành. + Sự lãnh đạo Đảng Cộng sản - GV kết luận : - GV? Nâng cao : Nếu không có sự giúp sức của HĐLX huy kích quân đội PXĐ thì nhân dân các nước Đông Âu có giành được chính quyền và xây dựng được chính quyền dân chủ nhân dân không. - HS : Nêu ý kiến, chú ý đến vai trò Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống CNPX. - GV nhấn mạnh: trong cuộc chiến tranh chống CNPX nếu Liên Xô không là nước đóng vai trò quan trọng đi đầu chống CNPX thì trong thế giới này các nước Đông Âu chưa được giải phóng, chưa xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. - GV : ? Kể tên các nhà nước dân chủ nhân dân Đông âu thành lập; chỉ trên bản đồ các nước đó ? - HS : Dựa SGk nêu tên, thời gian thành lập và chỉ tên các nước trên bản đồ. - GV kết luận : - GV lưu ý cho HS : Với riêng nước Đức, theo thoả thuận của 3 cường quốc là Liên Xô - Mỹ – Anh : Quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực phía Tây nước Đức. Tháng 9 năm 1949 nhà nước CHLB Đức thành lập ở Tây Đức và tháng 10- 1949 nhà nước CHDC Đức đã đề ra đời ở Đông Đức. Hai nhà nước Đông Đức và Tây Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô - GV diễn giảng : Từ 194 ... hưng thái độ chính trị không kiên định dễ thoả hiệp 3. GCCN VN đặc điểm chung : - Chịu 3 tầng áp bức ĐQ, PK, TS - Có quan hệ tự nhiên gần gũi với dân tộc. - Nhanh chóng nắm quyền lanh đạo CM. * Bộ phận đông nhất của CNVN là công nhân đồn điền chiếm 36,8%; CN mỏ 24%; CN các ngành khác 39,2% I. Chương trình khai thác lần 2 của TDP 1. Nguyên nhân – Mục đích - Nguyên 2 chiến tranh thế giới thứ nhất TDP bị thiệt hại nặng nề . - Mục đích : Vơ vét bóc lột thuộc địa để bù đắp vào sự thiệt hịa trong chiến tranh. - TDP tăng cường đầu tư vốn vào các ngành : NN, cao sư, khai thác mỏ (than). * Nông nghiệp : mở đồn điền. * Công nghiệp : Đầu tư vào CN nhẹ ( dệt Nam Định, rượu Hà Nội) * Thương nghiệp : Độc chiếm thị trường. * GTVT : Đầu tư đường sắt DD. * Ngân hàng : độc quyền phát hành đồng bạc. * C/s thuế : Tăng cường bóc lột thuế. II. Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục. * Về chính trị : - P nắm mọi quyền hành. - Mọi quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt. - Thẳng tay đàn áp cách mạng. - Thực hiện chính sách : “chia để trị”. * VHGD : - Thi hành chinh sách văn hoá nô dịch, ngu dân. III. XH Việt Nam phân hoá. * XHVN phân hoá sâu sắc. : 1. GCPK : - Câu kết chặt chẽ với TDP, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. - Tăng cường áp bực bóc lột. Như vậy GCPK là đối tượng của CM trừ 1 bộ phận nhỏ yêu nước. 2. Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất gồm 2 bộ phận + Tư sản mại bản + Tư sản dân tộc. 3. GCTTS : Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị thực dân bạc đãi, đời sống bấp bênh. - Trong đó TTS trí thức 4. GCND : Chiếm trên 90% dân số. - Bị bần cùng hóa không lối thoát trên quy mô lớn. - Là lực lượng cách mạng hùng hậu. 5. GCCN : Hình thành đầu thế kỉ XX phát triển nhanh về số lượng vf chất lượng. Có đặc điểm chung của giai cấp CN thế giới và có đặc điểm riêng D. Củng cố bài (3’) - GV khái quát nội dung bài học bằng kết luận sau : Như vậy dưới tác động của chiến tranh khi thác lần 2 của TDp, kinh tế VN có phát triển ở mức độ nhất định9 ngoài ý muón chủ quan của TDP). Điều đó làm cho XHVN biến đổi sâu sắc. - HS : Chú ý những vấn đề KL trên. E. Hướng dẫn về nhà (2’) 1. Học bài : Mục I, II, III chú ý chính sách khai thác bóc lột kinh tế, VH của TDP. - Làm BT 14 2. Chuẩn bị bài mới : Bài 15 : Phong trào CM VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất * Yêu cầu : Đọc , tìm hiểu bài chú ý + ảnh hưởng CM T10 và CM thế giới vào VN. + PTDTDC công khai và PTCN - ĐDDH : Lược đồ PT CMVN đầu thế kỉ XX IV. Rút kinh nghiệm bài dạy. Bài 15: Phong trào cách mạng Việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 – 1925 I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần nắm được những vấn đề sau 1. Kiến thức:- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô viết đầu tiên. Phong trào cách mạng đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc Việt nam. - Những nét chính của phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tư sản và phong trào CNVN từ 1919 – 1925 2. Tư tưởng : - Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối CM luôn phấn đấu hi sinh cho CM. 3. Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biều và có sự đánh giá đứng đắn về các sự kiện. II. Tiến trình dạy học A. ổn định lớp (1’) B. Kiểm tra bài cũ(5’) Dự kiến : 1- 2 học sinh / lớp Câu hỏi : XHVN sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào ? Thái độ chính trị các giai cấp. - HS : Trả lời, - GV : nhận xét cho điểm C. Bài mới (34’) Giới thiệu bài 1’ : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình thế giới có nhiều ảnh hưởng thuận lợi đối với CMVN. Đặc biệt với chiến tranh khai thác thuộc địa lần 2 của TDP, XHVN phân hoá sâu sắc hơn. Tất cả các giai cấp đều có mặt phát triển và biến động. Trong PTĐT chống TDP mỗi giai cấp đã nói lên tiếng nói và yêu cầu riêng của giai cấp mình, PTCMVN có bước phát triển như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiêủ bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1 (7’) - GV : ? Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào ? - HS : Dựa SGK nêu ý kiến - GV ghi - GV : ? những tình hình trên đây ảnh hưởng như thế nào tới CMVN - HS : Sự thuận lợi tạo điều kiện cho truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê vào VN. - GV ghi - Chuyển ý : Hoạt động 2 (12’) Hoạt động 2.1 (1’) - GV : ? nét khái quát của phong trào dân chủ công khai 1919 - 1925 như thế nào ? - HS : Nêu ý kiến - GV ghi - GV chuyển ý Hoạt động 2.2 (3’) - GV : ? Phong trào đấu tranh của giai cấp TS 1919 – 1925 diễn ra như thế nào ? - HS : Nêu ý kiến - GV ghi - GV nhấn : PTĐT gcts vươn lên nhanh chóng với các PTĐT sôi nổi đòi quyền lợi cho giai cấp mình - GV : ? Tính chất đấu tranh của gcts - HS : Sẵn sàng thoả hiệp với P khi được chúng ban phát cho một số quyền lợi. - GV ghi - GV nhấn : Nói chung ts dân tộc Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có những cố gắng nhất định để chống lại sự cạnh tranh và chèn ép của TB nước ngoài. Nhưng đấu tranh chủ yếu nhằm thoả hiệp những yêu cầu tối thiểu về quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng trong kinh doanh và hoạt động chính trị với TBP. - GV chuyển ý : Hoạt động 2.3 (4’) - GV : Mục tiêu và hình thức đấu tranh của TTS - HS : nêu ý kiến - GV ghi - GV bổ sung : Với mục tiêu đấu tranh như nêu trên, hình thức đấu tranh thành lập các tổ chức chính trị : Việt Nam nghĩa Hoà Đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên - Họ cho xuất bản những tờ báo tiến bộ “ chuông rèn” “Người nhà quê” “An Nam trẻ “ - Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thủ xã; Nam đồng thủ xã Như vậy hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh báo chí tuyên truyền vận động CM - GV : ? Những hoạt động tiêu biểu của ptttsản - HS : + Tháng 6/1924 tiếng bom của liệt sỹ Phạm Hồng Thái tại Sa Điện ( Quảng Châu – TQ) đã cổ cũ thúc đẩy phong trào tiến lên báo hiệu một thời kì đấu tranh mới bắt đầu. + Cuộc đấu tranh đòi thả PBC ( 1925 ) và để tang PCT ( 1926 ) - GV dẫn chứng : + 6/ 1924 tổ chức Tâm Tâm xã cử PHT + Giới thiệu chân dung PBC - GV chuyển ý Hoạt động 2.4 (4’) - GV : ? Điểm tích cực và hạn chế của PTDTDC 1919 – 1925 - HS : nêu ý kiến - GV ghi - GV nhấn : PTDTDC 1919 – 1925 phát triển sôi nổi nhưng cũng nhanh chóng bị TDP đàn áp. PT của TTS tuy sôi nổi nhưng còn xốc nổi, ấu trĩ. PT của TS mang tính chất cải lương dễ thoả hiệp bởi vì họ yếu về thế lực kinh tế , bạc nhược về chính trị. - GV chuyển Hoạt động 3 (14’) - GV : ? Bối cảnh lịch sử của PTCN Việt Nam trong mấy năm đầu chiến tranh thế giới thứ nhất. - HS : Nêu ý kiến - GV ghi - GV : Công hội bí mật ra đời ở Sài Gòn lãnh đạo đấu tranh do đ/c Tôn Đức Thắng ( sau này giữ chức vụ chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam 1976 – 1980) lãnh đạo. - GV : ? Những phong trào đấu tranh điển hình của CM Việt Nam 1919 – 1925 - HS : nêu diễn biến các sự kiện sau : 1922 ; PTĐT của CN Bắc Kì 1924 : Nhiều cuộc bãi công của các nhà máy dệt, rượu, xay xát - GV ghi - GV : ? Mục đích ĐT của PTCN 1919 – 1925 - HS : Nêu ý kiến - GV ghi - GV nhấn : PTCN trong giai đoạn này thắng lợi đã đánh dấu một bước tiến mới của PTCN Việt Nam. PT đã có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng. Như vậy nó là mốc đánh dấu PTCN Việt Nam bước đầu chuyển từ “Tự phát” sang :Tự giác” Thảo luận - GV : ? Theo em phong trào đấu tranh của CN Ba Son (8/1925) có điểm gì mới hơn so với PTCN trước đó. - Hình thức thảo luận ; Cả lớp Thời gian 1’ - HS có thể trả lời theo hướng sau : 1. Điểm mới của phong trào ĐT CN Ba son có điểm gì mới hơn so với PTCN trước đó. Cụ thể : - Phong trào kết hợp đấu tranh kinh tế đòi tăng lương, giảm giờ làm với mục đích chính trị ủng hộ CMTQ - Họ đã có sự thông cảm với những người cùng cảnh ngộ trên TG Như vậy thể hịên tinh thần đoàn kết quốc tế. - GV nhấn : Như vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, PTCM Việt Nam phát triển sôi nổi phong phú với nhiều loại hình mới : PTĐT của giai cấp TS, TTS và PT CN. Họ đều muốn đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và quyền lợi cho mình I.ảnh hưởng của CMT10 Nga và phong trào CM thế giới. * Dưới ảnh hưởng của CMT10 Nga, PTGPDT phương Đông và PTCN phương Tây gắn bó mâtj thiết với nhau. + PTCM lan rộng khắp thế giới. * 3/1919 QTCSCQ 3 ra đời + 12/1920 ĐCS Pháp ra đời. + 7/1921 ĐCS Trung Quốc thành lập. Như vậy những thuận lợi đó tạo điều kiện thuận lợi cho truyền bá CM Mác – Lê vào VN. II. Phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 – 1925. 1. Khái quát : - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào DTDC ở Việt Nam phát triển mạnh, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tg với những hình thức phong phú. * Mục đích đấu tranh : - Đòi chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hóa. - Chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của TDP. * Hình thức đấu tranh : - Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi. - Thành lập Đảng lập hiến (1923) để tập hợp lực lượng * Tính chất : cải lương thoả hiệp. 3. Phong trào của tiểu tư sản * Mục tiêu : - Chống cường quyền áp bức, đòi tự do dân chủ * Hình thức :- Lập các tổ chức chính trị : nhà xuất bản tiến bộ - Xuất bản báo chí tiến bộ 4. Những tích cực và hạn chế của phong trào * Tích cực : - Thức tỉnh lòng yêu nước - Tuyên bá tư tưởng dân tộc, dân chủ tư tưởng CM mới trong nhân dân. * Hạn chế - PTT Sản : mang tính cải lương - PTTT Sản : Xốc nổi, ấu trĩ. III. Phong trào công nhân 1919 – 1925 * Bối cảnh - Thế giới : ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ P và TQ làm việc ở các cảng lớn của TQ. - Trong nước : + PT tuy còn tự phát nhưng ý thức cao hơn. + 1920 công hội bí mật ra đời ở Sài Gòn lãnh đạo đấu tranh. * Diễn biến - 1922 CN Bắc Kì đấu tranh đòi quyền nghỉ ngày chủ nhật. - 1924 nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Hà Nội, Nam Định , Hải Dương. T8./1925 PTĐT của CN Ba son * Mục đích : Đòi tăng lương giảm giờ làm. D. Củng cố bài (3’) - GV : khái quát nội dung bài học bằng hệ thống câu hỏi sau : 1. Trình bày những ảnh hưởng to lớn của CM TG đối với CMVN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 2. Mục tiêu, tính chất, tác dụng, hạn chế của PT dân chủ công khai. 3. Em hãy trình bày về cuộc đấu tranh của CN hãng đóng tàu Bason - HS : Dựa kiến thức bài học để trả lời - GV : nhận xét bổ xung. E. Hướng dẫn về nhà (2’) 1. Bài học Học bài mục I, II, III. Chú ý mục tiêu, tính chất, tác dụng, hạn chế của PT dân chủ công khai và điểm mới của PTCN Ba son. 2. Chuẩn bị bài mới * Ôn tập các bài từ B1 dến B13 - Vẽ, tập trả lời lược đồ H9/T22; H21/ T43; H27/ T56 * Bài mới sau kiểm tra học kì I. Bài 16 : Hoạt động của NAQ từ 1919 đến 1925 * Yêu cầu : Đọc tìm hiểu bài . Tập trả lời câu hỏi SGK - ĐDDH : Lược đồ NAQ ra đi tìm đường cứu nước mới - Tài liệu tranh ảnh về hoạt động NAQ IV. Rút kinh nghiệm bài dạy. ************************ Kiểm tra học kì I Câu hỏi và đáp án ở giáo án chấm trả *****************************
Tài liệu đính kèm: