Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS An Trường “C”, An Trường, Càng Long, Trà Vinh

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS An Trường “C”, An Trường, Càng Long, Trà Vinh

1.Kiến thức:

Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế thiếu xót, sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nữa những năm 70 của thế kỉ XX.

2.Tư tưởng:

 

doc 75 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS An Trường “C”, An Trường, Càng Long, Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC& ĐT CÀNG LONG
 TRƯỜNG THCS AN TRƯỜNG C
---------------------
 Giáo viên:NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
 GIÁO ÁN 
LỊCH SỬ 9
NĂM HỌC 2010 - 2011
Tuần: 01. 
Tiết: 01. 
Ngày sọan:5/8/10
Ngày dạy:9/8 /10
PHẦN I. 
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
BÀI 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.
Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế thiếu xót, sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nữa những năm 70 của thế kỉ XX.
2.Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.
Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
3.Kĩ năng:
 	Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô và các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên:
Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
Bản đồ Liên Xô
	Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh
Những mẫu chuyện về công cuộc xây dựng CHXH ở Liên Xô
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của. Để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên, khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 
ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
GV: Gọi HS đọc phần chữ nhỏ SGK trang 3?
HS:đọc .
GV: Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai?
HS: Dựa vào nội dung SGK trả lời.
GV:Uốn nắn, sửa chữa và kết luận?
GV: Đảng và nhà nước Liên Xô đã làm gì để khắc phục những hậu quả đó?
HS: Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời. 
GV :Các biện pháp cấp bách để phục hồi sản xuất công nghiệp trang bị kỹ thuật mới ,khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các ngành sản xuất cũng như thiếu nhiên liệu , năng lượng để duy trì hoạt động cho các cơ sở công nghiệp .Đầu 1948 ,có 8,5 triệu binh lính được phục viên trở về với cuộc sống lao động 
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm về những thành tựu khôi phục kinh tế của Liên Xô qua các số liệu SGK trang 4?
HS: Dựa vào số liệu cụ thể trong SGK để thảo luận.
GV:Em có nhận xét gì về tốc độ phát triển kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế ?
HS:Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kì này tăng lên nhanh chóng.
GV: Nguyên nhân của sự phát triển đó?
HS: Sự thống nhất về tư tưởng chính trị xã hội của Liên Xô, tinh thần lao động quên mình của nhân dân Liên Xô .
GV:Khi nền kinh tế của Liên Xô đạt nhiều thành tựu to lớn thì Đảng và nhà nước Liên Xô lại tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
GV: Giải thích khái niệm “thế nào là xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật của CNXH ”– đó là nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, khoa học tiên tiến. 
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm “ Liên Xô xây dựng CNXH trong hoàn cảnh và điều kiện như thế nào ? 
HS: Dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình để thảo luận.
àCác nước tư bản bao vây, chống phá Liên Xô về kinh tế và quân sự.
GV: Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
HS: Làm giảm tốc độ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
GV: Những thành tựu mà Liên Xô đạt đựơc trong năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX?
HS: Dựa vào SGK học sinh trả lời .
GV : Ngày 10- 4-1957 ,sau sự kiện Xput –ních I , Liên Xô đã trở thành quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh nhân tạo lên quỷ đạo trái đất ,mở đầu cho việc chạy đua vào không gian .
GV :Về KH- KT năm 1961 Liên Xô phóng con tàu ‘‘ Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất . Gagarin sinh ngày 8-3 1934 tại tỉnh Smô-len xcơ ( nay là thành phố Gagarin ) .Nhập ngũ từ năm 1955 ,năm 1957 anh được đào tạo trở thành phi công .từ năm 1960 ,anh được lựa chọn vào nhóm 20 phi công xuất sắc nhất của toàn bộ Quân chủng không quân Liên Xô để luyện tập chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ . Ngày 12- 4 – 1961 mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ trên tàu Vô –xtốc I .trong quyển ‘‘Đưòng vào vũ trụ” Gagarin kể lại chuyến bay như sau : Kim đồng hồ chỉ 9 giờ 07 phút,giờ Matxcơva .tôi nghe thấy một tiếng nổ kinh khủng và cảm thấy con tàu đang rung và bay lên một cách chậm chạp .Tên lửa đẩy bắt đầu làm việc .Sự mất trọng lượng tăng nhanh ,mặt đất thông báo đã xuất phát được 70 giây ,mọi việc diễn ra đều tốt .Sự mất trọng lượng ngày một tăng. Tôi không còn ngồi trên ghe áđược nữa mà treo lơ lửng trên giữa trần và nền của cabin tất cả đồ đạc cũng bay . “ Mặt đất ” muốn biết tôi nhìn thấy gì phía trước . Tôi nói là tôi nhìn thấy núi ,các sông lớn rừng bờ biển ... giai đoạn cuối của chuyến bay trở về trái đất 10 giờ 25 phút hệ thống giảm tốc độ tự động bắt đầu làm việc con tàu đi vào tầng khí quyển .Bề mặt con tàu bị đốt cháy đỏ rực xung quanh con tàu .nhưng trong cabin vẫn là 20 dương độ cao giảm dần .Tôi chuẩn bị hạ cánh 10.000 mét , 9.000 mét ... Tôi nhìn thấy sông Vônga và đôi bờ của nó . Tất cả đã trở nên quen thuộc 10 giờ 55 phút tàu hạ cánh an toàn .Tàu phương Đông có trọng lượng là 4,257 kg , tốc độ bay là 28.000 km/giờ ,trên quỷ đạo hình bầu dục điểm gần trái đất nhất là 175 km , điểm xa nhất là 302 km thời gian bay một vòng là 89 ,1 phút thời gian từ khi cất cánh đến khi hạ cánh là 108 phút .Gagrin được phong là “ Anh hùng lao động ’’ Ông hy sinh trong một tai nạn máy bay .
GV: Liên Xô đã thực hiện chính sách đối ngọai như thế nào?
HS: Thực hiện chính sách hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
I.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh năm 1945 – 1950:
Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế họach khôi phục kinh tế, đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và kĩ thuật.
Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.
Về khoa học và kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ
Thực hiện chính sách hoà bình , ủng hộ phong trào cách mạng thế giới .
.
3.Sơ kết bài học:
ØCông cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh đã đạt được những thành tựu gì?
ØNhờ những thành tựu đó mà Liên Xô trở thành trụ cột của các nước chủ nghĩa xã hội là thành trì của hòa bình, là chổ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Bài tập:
1.Liên Xô đã chế tạo thành công bơm nguyên tử vào năm nào?
a. 1945
b. 1948
c. 1949
d. 1950
2.Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong hai thập niên 50, 60 của thế kỉ XX là:
a. Đứng đầu thế giới 
b. Đứng thứ hai thế giới
c. Đứng thứ ba thế giới
d. Đứng thứ tư thế giới
3. Hãy điền thời gian vào những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô:
Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc
 xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thời gian
1.Chế tạo thành công bom nguyên tử 
1949
2.Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin đầu tiên bay vào vũ trụ 
1961
3.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
1957
4..Dặn dò:
ØHọc bài .
ØXem tiếp Phần II. Các nước Đông Âu .
ØHọc và trả lời câu hỏi SGK.
tuần: 2. Tiết:2. 
Ngày sọan: 10/ 8 / 10
Ngày dạy: 
16 / 8 /10
BÀI 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶXX 
(tiếp theo)
 I/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Nắm được những nét chính về sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Aâu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Aâu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
-Nắm được những nét cơ bản về hệ thống XHCN, thông qua đó hiểu được mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.
2.Tư tưởng:
Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Aâu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới
Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho học sinh
3.Kĩ năng:
 Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định từng nước Đông Aâu 
Khai thác tranh ảnh lịch sử 	
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên:
Tranh ảnh về các nước Đông Aâu (từ 1944 - 1970)
Tư liệu về các nước Đông Aâu 
	Học sinh: Đọc sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu có liên quan
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp : kiểm diện 
2.Kiểm tra bài cũ:
ØNêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế – KHKT của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 1970 của thế kỉ XX?
ØHãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam? àLiên Xô giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, thủy điện,.
3.Giới thiệu bài mới:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã nảy sinh ra một nước XHCN duy nhất đó là Liên Xô, thế thì sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nà ...  , thuế xe .
Thuế sản vật , thuế chè , thuế thuốc .
Thuế nhà cửa , thuế chùa chiền .
Thuế rừng tre nứa , thuế thuyền buôn .
Thuế hết cả phấn son đường phố 
Thuế anh thuốc lọ gầy còm .
Thuế xí kia mới that lạ lùng .
 ? Trong chính sách khai thác lần hai của Pháp ngành nào Pháp tìm cách hạn chế phát triển ? Vì sao ?
 _ Công nghiệp , nhất là công nghiệp nặng , vì pháp không muốn dầu tư cho thuộc địa phát triển , mà chỉ muốn vơ vét đem về cho chính quốc , tăng cường vơ vét bằng các thứ thuế .
 GV cho hoc sinh xác dịnh nguồn lợi của TB pháp ở VN trong cuộc khai thác lần hai .
 ? Qua chính sách khai thác lần hai của Pháp nền kinh tế nước ta có thay đổi gì?
 HS : Trước kia KT nước ta là kinh tế PK , là nền kinh tế nông nghiệp đơn thuần , không có CN , trao đổi mua bán còn hạn chế , khi pháp khai thác bóc lột thì hình thức kinh doanh TBCN xuất hiện , đồn điền , khai mỏ , CN nhẹ ,bean cảng giao thông hoạt doing tấp nập , nhiều ngành nghề mới xuất hiện , số lượng cơ sở vật chất nhiều hơn , kinh tế phát triển hơn , nhưng chỉ phục vụ cho TB Pháp , lệ thuộc nhiều vào pháp .Những biến đổi về kinh tế kéo theo sự thay đổi về chính trị , văn hóa giáo dục .. Để hiểu rõ hơn ta đi vào phần II 
1.Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
- . Nguyên nhân :
 Sau CTTG I Pháp là nước thắng trận song đất nước bị tàn phá nặng nề. ,tư bản Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
- Chính sách khai thác của Pháp : 
 + Nông nghiệp: tăng cường đầu tư vốn vào đồn điền cao su. Tăng nhanh diện tích canh tác .
+ Công nghiệp: khai thác quặng mỏ, số vốn dầu tư tăng , nhiều công ty mới ra đời. Mở thêm mở số cơ sở công nghiệp chế biến .
+ Thương nghiệp: phát triển hơn trước , tăng cường đánh thuế.
+ Giao thông vận tải : Đầu tư phát triển thêm , ,đưởng sắt xuyên ĐD được nối liền nhiều đoạn .
+ Ngân hàng : Ngân hàng ĐD nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế .
 GV chính sách cai trị của pháp có thay đổi sau chiến tranh không ?
 HS : Không thay đổi , mọi quyền hành đều bị thâu tóm trong tay người Pháp , Vua quan nam triều chỉ là tay sai . 
 ? Về chính trị TDP đã thi hành những chính sách nào ? 
HS: Chia để trị, cấm đóan quyền tự do của nhân dân, dụ dỗ, lừa bịp,..
GV: Về văn hóa, giáo dục thực dân Pháp đã dùng những thủ đọan gì ?
HS: Bài trò mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, tuyên truyền chính sách khai hóa .
GV: Tất cả những thủ đọan trên nhằm mục đích gì ? - củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa, đó lá chính sách văn hóa nô dịch . đào tạo tay sai phục vụ cho chúng , và ngu dân để dể bề cai trị .
 GV : kinh tế ,chính trị ,văn hóa giáo dục thay đổi thì xã hội cũng biến đổi .
II.Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục:
Về chính trị: thực hiện chính sách chia để trị, thâu tóm mọi quyền hành , cấm đoán mọi quyền tự do ,dân chủ . đàn áp, khủng bố
Về văn hóa: khuyến khích các họat động mê tín, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học 
? Ở nhà nước mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thì xả hội có 2 giai cấp chính đó là giai cấp nào ? khi Pháp tiến hành khai thác thì 2 giai cấp đó có tồn tại không ? đời sống của họ ra sao ?
 HS : Địa chủ PK và nông dân 
GV: Sau chiến tranh xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào, thái độ chính trị và khả năng của từng giai cấp.
Địa chủ PK chiếm khoảng 7 % cư dân nông thôn ,Nhưng nắm trong tay 50% diện tích canh tác , chúng chiếm đoạt ruộng data của dân . đẩy mạnh bóc lột về kinh tế , tăng cường kìm kẹp về chính trị .
 TS: hình thành sau CTTG I , phát triển nhanh , TS có mặt trong tất cả các ngành kinh tế , lúc đầu họ là tiểu chủ ,thầu khoáng , đại lý cho TS Pháp ,khigiau2 lên họ đứng ra kinh doanh độc lập trở thành nhà tư sản : BTB , Nguyễn Hữu Thu 
 - Nông dân ? 
 ? Công nhân tập trung ở các vùng mỏ , đồn điền cao su các TP lớn , CN làm việc nhiều giờ trên ngày ,nhưng đồng lương chế t đói còn bị đánh đập ĐK vệ sinh kém nên bị đau yếu ,bệnh tật , 
 CN làm viec từ 14 – 16 h / ngày .
 Theo báo cáo của thanh tra Lđ ở công ty cao su đất đỏ trong khoảng 11 tháng có 659 CN thí có 123 người chết , 242 người đi nằm viện.
 Thơ văn có câu :
 Cao su xanh tốt lạ thường
 mỗi cây bón một xác người công nhân.
GV: giai cấp công nhân Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng nào ?
HS: Bị ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến, tư sản có quan hệ mật thiết với nông dân.
III.Xã hội Việt Nam phân hóa:
Địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp, bóc lột nhân dân. Bộ phận nhỏ co tinh thần yêu nước.
Tư sản: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc.
Tiểu tư sản thành thị : đời sống bấp bênh , bô phận tri thou sinh viên , học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng
Nông dân: chiếm trên 90 % dân số , bị áp bức bóc lột , là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
Công nhân là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
4.Củng cố :
ØNguyên nhân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần hai?
ØLĩnh vực mà Pháp đầu tư trong chương trình khai thác lần hai?
5.Dặn dò:
ØHọc bài .
ØXem tiếp Bài Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh .
-Đọc và trả lời câu hỏi
-Sưu tầm tài liệu có liên quan.
Tuần: 17. Tiết: 17 . 
Ngày sọan: 25/11/10
Ngày dạy:29/11/10
BÀI 15. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 - 1925)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
	Hiểu được cách mạng tháng 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
	Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản dân tộc và phong trào công nhân từ 1919 – 1925.
2.Tư tưởng:
	Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối 
3.Kĩ năng:
 	Rèn kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và tập đánh giá các sự kiện đó .	
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Sọan bài 
	Học sinh: Đọc sách giáo khoa.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
3.Bài mới:
	Việt Nam là một bộ phận của lịch sử thế giới, chịu ảnh hưởng, tác động của lịch sử thế giới thứ nhất là khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi. Để tìm hiểu những tác động của tình hình thế giới đặc biệt ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
GV: Cách mạng tháng mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới ?
HS:Làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương tây gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc .
GV: Quốc tế cộng sản được thành lập trong hòan cảnh lịch sử như thế nào ? tại đâu ?
HS: Cao trào cách mạng thế giới lên cao, nhiều Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước tư bản, đòi hỏi có tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn. Quốc tế cộng sản ra đời vào tháng 3 năm 1919 tại Mat-xcơ –va.
GV:Tình hình thế giới sau chiến tranh ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào ?
HS: Truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin vào Việt Nam..
I.Aûnh hửơng của phong trào cách mạng tháng mười đến phong trào cách mạng thế giới:
Sự thắng lợi của cách mạng tháng mười, sự thành lập quốc tế cộng sản, sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921 tác động đến cách mạng Việt Nam.
Phong trào cách mạng thế giới và Việt Nam gắn bó với nhau, tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác –Lênin truyền bá vào Việt Nam.
GV: Nêu mục tiêu và tính chất của các phong trào đấu tranh trong cao trào dân tộc dân chủ công khai ?
HS:Mục tiêu: đòi quyền tự do.
Tính chất: có tính chất quần chúng rộng rãi
GV: Nêu một vài phong trào tiêu biểu của giai cấp tư sản dân tộc và các tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong giai đọan 1919 -1926 ?
HS: Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngọai khóa,.
GV: Tiểu tư sản trí thức ?
HS: Thành lập nhiều tổ chức chính trị như Lập Hiến, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam,.
II.Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 -1925):
Giai cấp tư sản dân tộc: phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngọai khóa (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì (1923)
Các tầng lớp tiểu tư sản đấu tranh dưới nhiều hình thức: báo chí, ám sát, đòi thả Phan Bội Châu, đưa tang Phan Châu Trinh.
GV: Tác dụng của các phong trào đấu tranh ?
HS: Khuấy động lòng yêu nước, chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngòai .
HS: Hạn chế của phong trào mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ thực dân, phục vụ cho quyền lợi cho tầng lớp trên .
GV: Nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân trong giai đọan 1919 -1925?
GV:Đánh giá chung về phong trào công nhân năm 1919-1925 có bứơc phát triển mới gì?
HS:Tuy đấu tranh còn mang tính lẻ tẻ, mang tính tự phát, nhưng ý thức giai cấp, chính trị ngày càng phát triển.
III.Phong trào công nhân (1919 - 1925):
1922 đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghĩ chủ nhật có trả lương
1924 nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,
Tháng 8/1925 cuộc đấu tranh của công nhân Ba son thắng lợi.
4.Củng cố :
ØPhong trào đấu tranh dân chủ và phong trào công nhân 1914 -1925?
ØAûnh hưởng của cách mạng tháng mười đến Việt Nam?
5.Dặn dò:
ØHọc bài .
ØXem lại các bài đã học
-Đọc và trả lời câu hỏi
-Sưu tầm tài liệu có liên quan.
Duyệt, ngàytháng.năm 2010.
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 9(9).doc