Về kiến thức: Giúp cho HS nắm được những thành tựu to lớn của nhân dân liên xô trong cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất - kỉ thuật của chủ nghĩa xã hội
2. Về tư tưởng : Khẳng định các thành tựu to lớn và ý nghĩa của công cuộc xây dựng CNXH ở LX các nước Đông âu ở các nước nầy có những thay đổi căn bản và sâu sắc.
3. Về kỉ năng: Rèn luyện cho các em phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử
Ngày soạn:... Ngày dạy:... Tuần:1 Tiết: 1 CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NĂM 70 TK XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Giúp cho HS nắm được những thành tựu to lớn của nhân dân liên xô trong cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất - kỉ thuật của chủ nghĩa xã hội 2. Về tư tưởng : Khẳng định các thành tựu to lớn và ý nghĩa của công cuộc xây dựng CNXH ở LXâ các nước Đông âu ở các nước nầy có những thay đổi căn bản và sâu sắc. 3. Về kỉ năng: Rèn luyện cho các em phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử II. THIẾT BỊ – TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG: GV:-Nghiên cứu tài liệu, soạn bài - Bản đồ Liên Xô và các nước Đông âu HS:Đọc trước SGK, Sưu tầm tái liệu liên quan đến bài học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Oån định lớp(1’) Kiểm tra sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN-HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1(20’) GV: Cho các em đọc phần kênh chữ nhỏ trong SGK và đặt câu hỏi: Trong chiến tranh thế giới thứ 2, liên xô bị thiệt hại ra sao? HS: Dựa vào phần kênh chữ nhỏ à rút ra nhận xét GV: Đảng và Nhà nước xô viết đã làm gì để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)? GV: HS đọc phần kênh chữ nhỏ trong SGK GV: Em hãy cho biết những thành tựu kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ 1945 – 1950? HS: Rút ra nhận xét I. Liên Xô: 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950) - Đất bị tàn phá nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70000 làng mạc bị phá hủy - Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần IV (1945-1950) trước thời hạn -Kinh tế:Công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. - Khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử Hoạt động 2(18’) GV:Từ 1950 đến những năm 70 Lx chú trọng vấn đề gì? HS: Công nghiệp nặng, thâm canh nông nghiệp ,KHKT GV: KHKT cụ thể đạt được thành tưu gì ? HS: 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo 1961 Liên Xô đưa Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất . GV: “Vệ tinh nhân tạo”có giá trị như chụp ảnh, dự báo bão, “Tàu phương đông” mở đầu đầu quá trình con người tìm hành tinh khác để sống, khi môi trường trái đất bị hủy hoại dần. GV: Đối ngoại, Liên Xô thực hiên chính sách gì? HS: Hoà bình ,giúp đỡ các dân tộc bị áp bức bóc lột . 2.Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất –kĩ thuật của CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kĩ XX) -Từ 1950 đến những năm 70 Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ,đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ . -Về KHKT: 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo , 1961 Liên Xô đưa Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất . -Về đối ngoại : Thực hiện chủ trương hoà bình ,ủng hộ PTĐT của các dân tộc bị áp bức . 4. Củng cố(5’) 1/- Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt kết quả như thế nào? 2/- Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1950 à nữa đầu những năm 70 của TK XX? 5. Dặn dò(1’) – HSù về học bài - Soạn bài và làm bài tập - Xem vị trí địa lí của các nước Đông âu giáp với khu vực nào trên thế giới? Ngày soạn:... Ngày dạy:... Tuần:2 Tiết: 2 BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NĂM 70 TK XX(TT) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước Dân chủ Nhân dân Đông âu - Các nước Dân chủ Nhân dân Đông âu tiến hành xây dựng CNXH đã đạt dược những thành tựu to lớn, hầu hết các nước nầy trở thành các nước công - nông 2. Về tư tưởng: Khẳng định các thành tựu to lớn và ý nghĩa của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô các nước Đông âu ở các nước nầy có những thay đổi căn bản và sâu sắc. 3. Về kỉ năng: Rèn luyện cho các em phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử II.THIẾT BỊ - TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG: GV:-Nghiên cứu tài liệu, soạn bài -Bản đồ Liên Xô và các nước Đông âu HS:Đọc trước SGK, soạn bài,sưu tầm tài liệu liên quan đến bài hocï III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) 1/- Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt kết quả như thế nào? 2/- Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1950 à nữa đầu những năm 70 của TK XX? 3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu sự ra đời của các nước Nhân dân Đông âu và thành tựu xây dựng CNXH của các nước nầy từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ 20. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN-HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:(20’) GV: Giới thiệu cho HS các nước Đông âu bằng bản đồ các nước Đông âu ( phóng to, treo bảng ). Sau đó gọi HS đọc SGK mục 1 và đặt câu hỏi: Các nước dân chủ ND Đông âu ra đời ntn? HS: Các nước nổi dậy hưởng ứng và kết hợp với Hồng quân Liên Xô truy đuổi PX Đức. II. Đông âu: 1. Sự ra đời của các nước Dân chủ Nhân dân Đông âu - Hồng quân Liên Xô đã phối hợp với nhân dân Đông âu truy đuổi phát xít Đức về Beclin, giành được chính quyền (Balan:1944, Tiệp Khắc:1945) GV: Cho các em dựa vào lượt đồ H2 SGK HS: lên xác định các nước đông âu trên lược đồ GV: Dùng bản đồ để minh hoạ: “ĐÂ đã trở thành hệ thống XHCN rộng lớn” ,ĐKTN chủ yếu là đồng bằng, giáp biển Ban tích, biển Đen, ĐTH. GV:Sau độc lâïp Đ.Aâu gặp kk gì? HS:csvc, thù trong giặc ngoài GV: Để hoàn thành thắng lợi cách mạng DCND các nước Đông âu là gì? HS: Các nước Đông âu XD chính quyền DCND -Từ 1945-1949 các nước Đ.Aâu tiến hành Xây dựng bộ máy chính quyền, cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền lợi do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân. GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục 2 và đặt câu hỏi: Sau khi các nước Đông âu bước vào giai đoạn XD CNXH, nhiệm vụ chính của các nước đó là gì? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Em hãy cho biết thành tựu XD CNXH của các nước Đ.Âu từ 1950 -đầu những 70? HS: Dựa vào SGK trả lời, đọc phần kênh chữ nhỏ trong SGK 2. Tiến hành XD CNXH từ năm 1950 - nữa đầu những năm 70 của TK XX * Nhiệm vụ: - Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản - Đưa nông dân đi vào con đuờng làm ăn tập thể - Tiến hành công nghiệp hoá XHCN - XD cơ sở vật chất cho CNXH * Thành tựu: - Trở thành các nước công-nông nghiệp -Bộ mặt kinh tế xã hội đã thay đổi căn bản và sâu sắc Hoạt động 2:(15’) GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục III và đặt câu hỏi: Hệ thống các nước XHCN được hình thành trên cơ sở nào? HS:- Theo CN Mac - Lênin -Do Đảng cộng sản lãnh đạo GV:SEV thành lập tg nào, mục đích? GV:Với chính sách NATO. Tổ chức hiệp ước VacSava ra đời có tác dụng gì? HS: Dựa vào SGK trả lời III. Sự hình thành hệ thống XHCN -Các nước Đ.Aâu tiến hành xd CNXH, do có cùng tư tưởng Mác-Lênin, đều đc ĐCS lãnh đạo. - Tổ chức tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN( 8/ 01/ 1949 ) - Tổ chức hiệp ước Vac Sava ( 5/ 1955 ),bảo vệ công cuộc XD CNXH, hoà bình, an ninh châu âu và thế giới 4. Củng cố:(5’) - Những nhiệm vụ chính của các nước Đông âu trong công cuộc XD CNXH - Thành tựu XD CNXH ở Đông âu? - Cơ sở hình thành hệ thống XHCN là gì? 5. Dặn dò:(1’) - HS nhớ về học bài - Soạn bài, làm bài tập - Xem các kênh chữ và kênh hình Ngày soạn: Ngày lên lớp:... Tuần:3 Tiết: 3 BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Giúp cho HS Những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu ( từ giữa những năm 70 đến đầu thập kỉ 90 ) của thế kỉ XX ) 2. Về tư tưởng: Giúp cho HS thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc XD CNXH ở Liên Xô và các nước Đông âu 3. Về kỉ năng: Rèn luyện cho các em phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử II. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG: GV:-Soạn bài, nghiên cứu tài liệu Bản đồ Liên Xô và các nước Đông âu HS: Đọc trước SGK,soạn bài, sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Những nhiệm vụ chính của các nước Đông âu trong công cuộc XD CNXH - Thành tựu XD CNXH ở Đông âu? - Cơ sở hình thành hệ thống XHCN là gì? 3. Giới thiệu bài mới: Từ giữa những năm 70 và 80, Liên Xô và các nước Đông âu lâm vào khủng hoảng KT-CT và sự sụp đổ của Liên Xô, các nước Đông âu . hôm nay chúng ta nghiên cứu về sự khủng hoảng và tan rả của Liên Xô và các nước Đông âu HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN-HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:(18’) GV: Trong những năm 70 TG, LX có điểm gì nổi cộm ? HS:-TG 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏà cuộc khủng hoảng KT-CT -LX : Cho rằng khủng hoảng không ảnh hưởng đến LX GV: Những năm 80 tình hình Lx ntn? GV: Đất nước khủng hoảng toàn diện, Đảng và nhà nước giải quyết bằng cách nào? HS: trả lời GV: Gooc-ba-chốp cầm quyền,đời sống nhân dân kk.Những người của ĐCSù làm gì? HS: Đảo chính nhưng thất bại GV: Chỉ rỏ các nước trong cộng đồng SMG ( trên bản đồ châu âu ) I. Sự khủng hoảng và tan rả của liên bang xô viết: -Kinh tế LX lâm vào khủng hoảng, dẫn đến tình hình chính trị không ổn định, đời sống nhân dân khó khăn mất niềm tin vào Đảng và nhà nước. -Trong bối cảnh đó, Gooc-ba-chốp lên làm tổng thống, thực hiện đa nguyên về chính trị nhưng thất bại. - 19/8/1991 đảo chính thất bại, ĐCS bị đình ch ... việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985 HS: dựa vào SGK trả lời I. Việt Nam trong 10 năm đi lên CNXH (1976-1985) 1/. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) - Đai hội đại biểu toàn quốc lần IV của Đảng họp tại Hà Nội 12/1976 đã đề ra đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm * Hạn chế: + Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, sản xuất phát triển toàn diện chậm + Thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp + Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. 2/. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985) - Đai hội đại biểu toàn quốc lần V của Đảng 3/1982 khẳng định: tiếp tục đường lối XD CNXH trong cả nước, nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985) * Hạn chế: - Khó khăn yếu kém vẫn chưa khắc phục được, mục tiêu cơ bản là ổn định kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện được. GV: yêu cầu HS đọc SGK mục 1 và đặt câu hỏi: Em hãy trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc 1975-1979? HS: dựa vào SGK trả lời GV: Trình bày diễn biến trên bản đồ khu vực Tây Nam bộ của Tổ quốc: giữa lực lượng của ta và Pôn pốt GV: yêu cầu HS đọc SGK mục 2 và đặt câu hỏi: - Em hãy trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nước ta 1978-1979? HS: dựa vào SGK trả lời II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975-1979) 1/. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam: - Ngày 22/12/1978, Pôn pốt dùng 19 sư đoàn bộ binh, pháo binh, xe tăng đánh chiếm Tây Ninh, mở đầu chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam - Chúng ta phản công đánh đuổi bọn Pôn pốt khỏi lãnh thổ nước ta. 2/. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc: - Sáng 17/02/1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc. - Quân dân ta đã đứng lên chiến đấu, đã buộc chúng phải rút hết quân từ ngày 5/3 à ngày 18/3/1979. 4. Củng cố: - Em hãy kể ra những thành tựu quan trọng mà nhân dân ta đã đạt được trong việc thực hiện kế họach Nhà nước 5 năm ( 1976-1980)? - Bài tập: Sau 10 năm đi lên CNXH (1976/1985) nhân dân ta đã đạt được các thành chủ yếu nào và còn có những khó khăn, yếu kém gì? - Lập bảng so sánh những thành tự đạt được trong 2 kế hoạch 5 năm (76-80; 81-85 ) 5. Dặn dò: - HS nhớ về học bài - Chuẩn bị bài tiếp theo: bài 33 Ngày soạn: Ngày lên lớp:... Tuần:35 Tiết: 50 BÀI 33: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH ( TỪ 1986 ĐẾN NĂM 2000) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hoàn cảnh yêu nước cần cừu dẫn đến việc chúng ta cần phải đổi mới - Nộïi dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới 2. Về tư tưởng: - Giáo dục cho các em lòng yêu nước gắn bó với CNXH, tinh thần lao động cần cù xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào của dân tộc. 3. Về kỉ năng: - Rèn luyện cho HS phân tích, đánh giá nhận định, đánh giá con đường tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH và quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới. II. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG: - Tranh ảnh SGK - Sưu tầm 1 số hình ảnh về thành tựu của công cuộc đổi mới III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy kể ra những thành tựu quan trọng mà nhân dân ta đã đạt được trong việc thực hiện kế họach Nhà nước 5 năm ( 1976-1980)? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN-HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC GV: yêu cầu HS đọc SGK mục I và đặt câu hỏi - Chủ trương đường lối đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh nào? HS: dựa vào SGK trả lời GV: Em hiểu thế nào về quan điểm đổi mới của Đảng? HS: dựa vào SGK trả lời GV: giới thiệu hình 83 cho HS: đó là hình ảnh đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng, đại hội bắt đầu đề ra đổi mới. HS: đọc phần chữ nhỏ SGK về vấn đề đổi mới I. Đường lối đổi mới của Đảng: - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại đại hội đại biểu toàn quốc lần VII ( 6/1991 ) lần VIII ( 6/1996 ) lần IX ( 4/2001 ) GV: yêu cầu HS đọc SGK mục II và đặt câu hỏi: - Em hãy trình bày những thành tựu đạt được trong kế hoạch 1986-1990? HS: dựa vào SGK trả lời GV: Em hãy trình bày những thành tựu đạt được trong kế hoạch 1991-1995? HS: dựa vào SGK trả lời GV: Em hãy trình bày những thành tựu đạt được trong kế hoạch 1996-2000? HS: dựa vào SGK trả lời II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) - Trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990 ) cả nước tập trung sức người, sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của 3 chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. - Trong kế hoạch 5 năm ( 1991 - 1995 ) cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển KT-XH, tăng cường ổn định chính trị đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. - Trong kế hoạch 5 năm ( 1996 - 2000 ) tăng trưởng KT nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. 4. Củng cố: - Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới? - Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì? - Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới 1986 - 2000 - Hạn chế và yếu kém trong quá trình đổi mới 1986 - 2000 5. Dặn dò: - HS nhớ về học bài - Chuẩn bị bài tiếp theo: bài 34 - Đọc bài và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK - Xem trước các kênh chữ và kênh hình ở SGK Ngày soạn: Ngày lên lớp:... Tuần:36 Tiết: 51 BÀI 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hệ thống quá trình phát triển của lịch sử DT từ năm 1919 đến năm 2000 qua các giai đọan chính với những điểm lớn của từng giai đoạn - Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử , bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó 2. Về tư tưởng: - Tên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố lòng tự hào của dân tộc. 3. Về kỉ năng: - Rèn luyện cho HS phân tích, hệ thống các sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn II. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG: - Sưu tầm tranh ảnh lịch sử liên quan đến giai đoạn từ năm 1919 đến năm 2000 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN-HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC GV: hãy trình bày giai đoạn 1919 - 1930 và đặc điểm của giai đoạn nầy? HS: dựa vào SGK trả lời GV: hãy trình bày giai đoạn 1930 - 1945 và nêu các nội dung của giai đoạn nầy? HS: dựa vào SGK trả lời GV: hãy trình bày giai đoạn 1945 - 1954 và nêu các nội dung của giai đoạn nầy? HS: dựa vào SGK trả lời GV: hãy trình bày giai đoạn 1954 - 1975 và nêu các nội dung của giai đoạn nầy? HS: dựa vào SGK trả lời GV: hãy trình bày giai đoạn 1975 đến nay và nêu các nội dung của giai đoạn nầy? HS: dựa vào SGK trả lời I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử: - Giai đoạn 1919 - 1930: Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp tại Việt Nam (1919-1929) đã tác động làm biến đổi tình hình KT-XH Việt Nam dẫn tới sự ra đời của Đảng CSVN đầu năm 1930 - Giai đoạn 1930 - 1945: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh qua các bước: 1930-1931; 1932-1935; 1936-1939; 1939-1945 đến cách mạng tháng 8 thắng lợi - Giai đoạn 1945 - 1954: Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kì, tự lực cánh sinh của nhân dân ta chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ đã giành được thắng lợi cuối cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. - Giai đoạn 1954 - 1975: Hai miền đất nước tiến hành hai chiến lược cách mạnh khác nhau, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ chung của kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã giành thắng lợi hoàn toàn với đại thắng mùa xuân 1975 - Giai đoạn 1975 - nay: Từ Đại hội VI ( 12/1986 ) của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, cách mạng nước ta giành thắng lợi to lớn, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới phù hợp. GV: Nguyên nhân nào góp phần cho cuộc cách mạng đi lên thắng lợi? HS: dựa vào SGK trả lời GV: Các em nêu lên các bài học kinh nghiệm trong SGK HS: dựa vào SGK trả lời GV: Nêu lên các Phương hướng đi lên của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới của lịch sử cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: HS: dựa vào SGK trả lời II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên + Nguyên nhân thắng lợi: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn đã quyết định cho thắng lợi. + Bài học kinh nghiệm: - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân toậc và CNXH là bài học xuyên suốt và là cuội nguồn thắng lợi của cách mạng nước ta tứ trước đến nay. - Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế là một nhân tố quan trọng quyết định thành công cách mạng nước ta + Phương hướng đi lên: Đất nước độc lập thống nhất đi lên CNXH theo đường lối đổi mới của Đảng là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam. 4. Củng cố: - Hãy nêu các giai đoạn chính và các đặc điểm lớn gắn liền với từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau CTTG 1 đến nay ( 2000 ) 5. Dặn dò: - HS nhớ về học bài, ôn tập để chuẩn bị thi học kì II
Tài liệu đính kèm: