Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Ea Phê

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Ea Phê

Kiến thức

 Các hoạt động của Nguyễn Ái quốc ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925, nêu được ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.

- Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

 

doc 68 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Ea Phê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 19 Ngày soạn:08/01/2011 
 Ngày dạy:10/01/2011
Bài 16
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI ( 1919-1925)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Các hoạt động của Nguyễn Ái quốc ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925, nêu được ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.
- Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
 3. Tư tưởng 
 Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng
 II. THIẾT BỊ
- Ảnh Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua.
- Những tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: tiết trước đã kiểm tra học kỳ I
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
 Qua các bài ở lớp 8, các em đã biết 1911-1918, Nguyễn Tất Thành đã làm gì ? Ta tiếp tục theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 để nhận xét: 1919-1925, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước ? 1921-1925, Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động như thế nào để chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cảlớp/Cá nhân
* Mức độ Kiến thức cần đạt: 
 HS cần nắm được những hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc từ năm 1917 đến năm 1920.
* Tổ chức thực hiện :
GV: 18 – 6 -1919, Nguyễn Aùi Quốc có hoạt động gì ? 
HS: Trả lời
GV: Hoạt động trên có ý nghĩa gì ? 
HS: Gây tiếng vang lớn ở Hội nghị, ở Pháp và các thuộc địa Pháp.
GV: 7 – 1920, Nguyễn Aùi Quốc đã làm gì ? 
HS: Trả lời
GV: Trình bày cụ thể, sinh động những hoạt động của Người tháng 12 – 1920. Việc làm này có ý nghĩa gì ?
HS: Đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Hoạt động 2 : Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ Kiến thức cần đạt: 
HS cần nắm được các hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc từ 1921 -1923.
* Tổ chức thực hiện:
GV trình bày hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc từ năm 1921 – 1923.
GV: Những hoạt động kể trên của Nguyễn Aùi Quốc có tác động gì đối với phong trào cách mạng Việt Nam?
HS: Tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn cho phong trào cách mạng Việt Nam. Truyền bá tư tưởng Mác – Lê-nin về trong nước. Kết hợp phong trào yêu nước với phong trào quốc tế.
Hoạt động 1: Cá nhân /Cảlớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc từ năm 1923 đến năm 1925 ở Liên Xô.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Hãy nêu các hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc ở Liên Xô.
HS: Trả lời
Hoạt động 1 :Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt: 
HS cần nắm được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1924 đến năm 1925 ở Trung Quốc.
* Tổ chức thực hiện : 
GV: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào ? Hoạt động và chủ trương của Hội như thế nào?
GV sơ kết bài: Sau thời gian hoạt động ở Pháp và Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở về Trung Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và mở ra bước phát triể mới của phong trào công nhân Việt Nam.
I. NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917 – 1923)
- Tháng 6 -1919, Nguyễn Aùi Quốc gửi bản yêu sách, đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
-7 – 1920, Nguyễn Aùi Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
-12 – 1920, Nguyễn Aùi Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Tại Pháp, Nguyễn Aùi Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
II. NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN XÔ (1923 – 1924)
-6 - 1923: Nguyễn Aùi Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.
-1924, Nguyễn Aùi Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và tham luận về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
 III. NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924-1925)
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại nay, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn ( 6/1925).
- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.
- Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường Kách mệnh (đầu năm 1927).
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản hoá” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền báchủ nghĩa Mác – Lê-nin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
4. Củng cố
 HS lập bảng hệ thống về hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc từ năm 1919 -1925 và nêu nhận xét.
5. Dặn dò
- Học bài cũ, chuẩn bị bài 17, trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập.
Tuần 20 Tiết 20 Ngày soạn: 10/01/2011
 Ngày dạy:12/01/2011
Bài 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
 Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
2. Kĩ năng 
 Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa, sử dụng tranh ảnh lịch sử.
3. Tư tưởng
 Qua các sự kiện lịch sử, giáo dục cho HS long kính yêu , khâm phục các bậc tiền bối.
II. THIẾT BỊ
 Các tài liệu đề cập tới Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, 3 tổ chức cộng sản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc ở :Pháp (1917 – 1923) ? Liên Xô (1923 – 1924) ? Trung Quốc (1924 –1925) ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
 Qua bài 16, chúng ta đã biết dưới tác động của những hoạt động Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển mới. Ta tiếp tục theo dõi bài 17 để xem chủ trương, hoạt động của 2 tổ chức cách mạng khác trong thời kỳ này là Tân Việt Cách mạng Đảng và Việt Nam Quốc dân đảng khác gì với Hội VNCMTN và tại sao 3 tổ chức cộng sản lại ra đời vào năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này?
b. Nội dung bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
 Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
 HS cần nắm được những phong trào cách mạng trong những năm 1926 – 1927.
*Tổ chức thực hiện:
GV: Trong 2 năm 1926 –1927 tình hình cách mạng nước ta như thế nào ? 
HS: Trả lời
GV: Các cuộc đấu tranh mang tính chất gì ? 
HS: Trả lời
GV: Ngoài phong trào công nhân, lúc bấy giờ còn những phong trào nào nổ ra ?
HS: Trả lời
GV: Kết quả ?
HS: Trả lời
Hoạt động 1: Cả lớp
* Kiến thức cần đạt: 
 HS cần nắm được sự ra đời và hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng.
* Tổ chức thực hiện:
 GV: 1 tổ chức cách mạng khác cũng được thành lập trong giai đoạn này là Tân Việt Cách mạng đảng .
- Tân Việt Cách mạng đảng được thành lập như thế nào ?
- Thành phần tham gia ? 
- Địa bàn và hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng là gì? 
HS: Trả lời
I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM ( 1926-1927) 
- Trong hai năm 1926- 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra như các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng,
- Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc , mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước. 
- Các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.
II. TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG( 7/1928)
- Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
- Thành phần : trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì.
- Hoạt động : cử người dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng: vô sản và tư sản, cuối cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập Đảng.
4. Củng cố
- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam ( 1926-1927) ?
- Hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng là gì ? 
5. Dặn dò
- Học bài cu.õ 
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tuần 21 Tiết 21 	 Ngày soạn: 15/01/2011
 Ngày dạy: 17/01/2011
Bài 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
2. Kĩ năng 
- Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến 1 cuộc khởi nghĩa, sử dụng tranh ảnh lịch sử.
- Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện LS và biết so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức cách mạng, đánh giá nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, ý nghĩa sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản
3. Tư tưởng 
 Qua các sự kiện lịch sử, giáo dục HS lòng kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối.
II. THIẾT BỊ 
- Lược đồ “Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)”.
- Sưu tầm chân dung các nhân vật lịch sử : Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp
 ... Nhóm
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được những thành tựu và hạn chế trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới.
* Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990?
Nhóm 2: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995?
Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000?
Nhóm 4: Hạn chế của công cuộc đổi mới ?
HS dựa vào SGK thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày kết quả của mình.
GV nhận xét bổ sung và chốt ý.
GV sơ kết bài: Hoàn cảnh và đường lối đổi mới. Những thành tựu của công cuộc đổi mới.
1. Đường lối đổi mới cuả Đảng
a. Hoàn cảnh 
- Khủng hoảng kinh tế, xã hội.
- Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật.
b. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung vàphát triển tại Đại hội VII, VIII , IX.
- Nội dung đổi mới: Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
2. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới
- Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990): Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu cuả 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
- Trong kế hoạch 5 năm (1991-1995): Vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển kinh tế , xã hội, chính trị, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.
- Trong kế hoạch 5 năm (1996-2000): Mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với việc giải quyết bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
- Hạn chế:
+ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
+ Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên rất nghiêm trọng.
4. Củng cố 
 Những thành tựu và hạn chế trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới ?
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Xem trước bài 34, tập trả lời câu hỏi SGK.
Tuần 36 Tiết 51 Ngày soạn: 14/5/2011
 Ngày dạy:16/5/2011
Bài 34
TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
- Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.
 2. Kỹ năng
 Rèn luyện HS khả năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng gian đoạn. 
3. Tư tưởng 
 Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, cũng cố niền tự hào dân tộc, niềm tin vào sự Lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của cách mạng và tiền đồ của tổ quốc. 
II. THIẾT BỊ
 Tranh ảnh lịch sử liên quan đến giai đoạn từ năm 1919 đến năm 2000.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Những thành tựu và hạn chế trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới 
 Để các em có thể hệ thống lại những kiến thức Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (năm 2000), chúng ta hệ thống kiến thức đã học qua bài 34 “ tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.”
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến nay.
* Tổ chức thực hiện:
GV: Hãy cho biết các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến nay và nội dung của từng giai đoạn đó ?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý
Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay .
* Tổ chức thực hiện:
GV: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là gì ?
HS: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ là nhân tố thắng lới hàng đầu.
Hoạt động 2: Cá nhân/Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay .
* Tổ chức thực hiện:
GV: Bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là gì ?
HS trả lời
GV: Phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam là gì ?
HS: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đất nước độc lập và thống nhất đi lên CNXH theo đường lối đổi mới của Đảng là con đường phát triển hợp qui luật của cách mạng Việt Nam.
GV sơ kết bài: Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.
I. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
1. Giai đoạn 1919-1930
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thức hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930).
2. Giai đoạn 1930-1945
- Đảng lãnh đạo các tầng lớp nhân dân liên tiếp đấu tranh qua ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945.
3. Giai đoạn 1945-1954
- Chiến thắng Điện Biên Phủ.
4. Giai đoạn 1954-1975
- Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
- Đã giành thắng lợi hoàn toàn với trận đại thắng Xuân 1975.
5. Giai đoạn 1975 đến nay
- Cả nước chuyển sang giai đoạn CMXHCN.
- Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế.
II. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. 
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là nhân tố hàng đầu của mọi thắng lợi.
4. Củng cố
 Hệ thống lại kiến thức đã học.
5. Dặn dò
 Về nhà chuẩn bị bài để tiết sau kiểm tra học kì II.
Tuần 36 Tiết 52 Ngày soạn: 15/5/2011
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
1. Kiến thức  
- Nêu được những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965). 
- Cho biết được Mĩ đã làm gì để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất ? Rút ra được mục tiêu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ. 
- Trình bày được nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri năm 1973.
2. Kỹ năng 
 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng trình bày vấn đề, viết bài.
3. Tư tưởng
- Có cái nhìn đúng đắn đối với các sự kiện lịch sử nước nhà.
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận. 
III. THIẾT KẾ MA TRẬN
Tên chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
Nêu được những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
 3,5đ
 100%
1
 3,5đ
 3,5%
Chống Mĩ cứu nước (1965-1968)
Cho biết được Mĩ đã làm gì để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất ?
Rút ra được mục tiêu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2/3
2đ
 67%
1/3
 1đ
 33%
1
3đ
 30%
Chống Mĩ cứu nước (1969-1973)
Trình bày được nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri năm 1973
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
 3,5đ
 100%
1
3,5đ 3,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1+2/3+1
9đ
 90%
 1/3
 1đ
 10%
3
10đ 
 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 : Em hãy nêu những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965). (3,5 điểm) 
Câu 2 : Em hãy cho biết Mĩ đã làm gì để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất? Mục tiêu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ là gì ? (3 điểm)
Câu 3 : Em hãy trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri năm 1973. (3,5 điểm)
V. HƯƠNG DẪN CHẤM
Câu 1: Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) của Mĩ. (3,5 điểm):
- Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”. (1đ)
- Trên mặt trận quân sự, quân và dân ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (2/1/1963). (1đ)
- Ngày 1/11/1963, chính quyền của Ngô Đình Diệm bị lật đổ. (0,5 đ)
- Với các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa),đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.(1 đ)
Câu 2: (3 điểm)
- Những việc làm của Mĩ để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. (2đ):
+ Mĩ dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), cho máy bay ném bom miền Bắc. (1đ)
+ 7/2/1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. (1đ)
- Mục tiêu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ là nhằm phá hoại miền Bắc-hậu phương lớn của miền Nam, hỗ trợ cho việc thực hiện những mục tiêu của cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam.(1đ)
Câu 3: Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri năm 1973. (3,5 điểm):
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. (1đ)
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. (1đ)
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh. (0,5đ)
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lich su 9HKII.doc