Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Quảng Thạch

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Quảng Thạch

 1. Kiến thức

-Nắm được hoàn cảnh và nội dung của công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh

-Sự lớn mạnh về mọi mặt của Liên Xô từ 1950-giữa những năm 70 của thế kỷ xx

 2. Tư tưởng

-Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây

dựng XHCN ở Liên Xô

 

doc 59 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Quảng Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần I : lịch sử thế giới hiện đại( giai đoạn từ 1945 – nay)
 Chương I: liên xô và các nước đông âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài 1: liên xô và các nước đông âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ xx
Tiết 1 : mục I
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
 I. mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
-Nắm được hoàn cảnh và nội dung của công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh
-Sự lớn mạnh về mọi mặt của Liên Xô từ 1950-giữa những năm 70 của thế kỷ xx
 2. Tư tưởng
-Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây 
dựng XHCN ở Liên Xô
-Trân trọng và duy trì mối quan hệ thân thiết giữa nước ta với Liên Xô (nước Nga hiện nay)
 3. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ,nhận biết hoàn cảnh ,sự kiện lịch sử
 II. Đồ dùng dạy học
-Lựơc đồ Liên Xô (hoặc Châu âu)
-Bảng thống kê một số thành tựu về kinh tế
-Tranh ảnh (nếu có)
 III. Phương pháp dạy học
-Thảo luận tổ ,nhóm
-Phân tích, ghi nhớ 
-Ph2 bản đồ ,tranh ảnh
 IV. Tiến trình thực hiện
 1. ổn định lớp
 2. Giới thiệu bài học
 3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung
Gv dùng lược đồ giới thiệu về LX
Gv đặt câu hỏi gợi nhớ
? Trong chiến tranh tg thứ hai,Liên Xô là nước thắng trận hay bại trận?
Hs: thắng trận
? Sau chiến tranh,tình hình đất nước LX như thế nào?
Hs dựa SGK trả lời
? Những tổn thất đó là gì?
Hs đưa những dẫn chứng(sgk)
?Để khắc phục tình trạng khó khăn đó,Đảng và nhà nước LX đã làm gì? 
? Kết quả đạt được?
Gv nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của việc Lx chế tạo thành công bom nguyên tử
Gv đặt câu hỏi gợi mở
?Vì sao Lx phảI tiếp tụccông cuộc xdcs – vc –kt ?
Gv giới thiệu các kế hoạch 5 năm
? Phương hướng chính của gđ này là gì?
?Lx đã đạt được những thành tựu gì?
Gv chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm trả lời 1 thành tựu
*Nhóm 1: kinh tế
Gv treo bảng dẫn chứng và minh hoạ
-sx cn tăng 9,6%/năm
-chiếm 20% sản lượng cn toàn tg
-1970 :điện lực đạt 740 tỉ kw giờ
Gấp 352 lần năm 1913, bằng sl của 4 nước A,P,Italia, Tây Đức cộng lại
-than :624 triệu tấn
-dầu mỏ:353 triệu tấn
-thép:1971 đạt 121 triệu tấn
.
* nhóm 2 : KHKT
Gv giới thiệu hình1(sgk) và minh hoạ=>nhấn mạnh ý nghĩa của công cuộc chinh phục vũ trụ
*nhóm 3: đối ngoại
I . Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh
-Sau chiến tranh LX phải chịu những tổn thất nặng nề
-1946 Đảng và nhà nước LX đề ra kế hoạch khôI phục và phát triển kinh tế
-Kết quả: 
 +kinh tế: kế hoạch 5 năm hoàn thành vượt mức, đời sống nhân dân được cảI thiện
 +khkt:1949 chế tạo thành công bom nguyên tử
2.Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sỏ VC-KT của CNXH(1950-đầu những năm 70 của thế kỷ 20)
*.Phương hướng chính 
 -T2 phát triển công nghiệp nặng
 -Thực hiện thâm canh trong nông nghiệp
 -Đẩy mạnh tiến bộ KH-KT
 -Tăng cường sức mạnh quốc phòng
*. Thành tựu
 - Kinh tế :trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới
 -KHKT
 +1957 : Phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ
 +1961: đua con người bay vào vũ trụ
 -Đối ngoại 
 +chủ chương hoà bình , hữu nghị
 +ủng hộ pt đấu tranh=> là chỗ dựa cho hoà bình và cm tg
 V. Nối tiếp
 1. củng cố
 - vì sao Lx phải khôi phục ktế sau chến tranh?
 - những thành tựu to lớn của Lx?
 2. Dặn dò
 Làm bài tập , học bài cũ , chuẩn bị bài mới
 3. Điều chỉnh , bổ sung
Bài 1: liên xô và các nước đông âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ xx
Tiết 2 : mục ii
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
 I. mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
 -Những thắng lợi ý nghĩa lịch sử của nhân dân cấc nước Đông Âu sau 1945
 -Qúa trình xây dựng CNXH của các nước Đông Âu 
 -Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới
 2.Tư tưởng
 -Khẳng định ý nghĩa to lớn của sự ra đời và công cuộc xd CNXH ở Đông Âu
 -Trân trọng mối quan hệ truyền thống giữa VN với các nước
 3. Kỹ năng 
 rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện ,vấn đề lịch sử
 II. đồ dùng dạy học
 -Lược đồ Đông Âu
 - Bản đồ thế giới
 III. Phương pháp dạy học 
 - Ph2 bản đồ
 - ph2 phân tích , đánh giá sự kiện 
 IV. tiến trình thực hiện
 1. ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ
 ?Những thành tựu chủ yếu của LX từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20?
 3. Giới thiệu bài mới 
 4.Dạy và học bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv giới thiệu các nước Đông Âu trên lược đồ
? các nước Đông Âu ra đời như thế nào?
Gv dùng lược đồ nêu tên các nước
( sự chia cắt 2 nước Đức)
? sau khi giành chính quyền , để hoàn thành cuộc CMDTDCND, các nước Đông Âu đã làm gì?
HS: dựa sgk 
Gv yêu cầu hs đọc
Hs đọc bài
?Nhiệm vụ của công cuộc này là gì?
? Kết quả đạt được là gì?
 Hs dựa sgk 
Gv bổ sung số liệu (sgk)
? Hoàn cảnh ra đời hệ thống CNXH?
? Cơ sở để hình thành là gì?
?Sự hợp tác giữa LX với các nước được thể hiện như thế nào?
Gv dùng lược đồ chỉ các nước thành viên
? Những thành tích đạt được của SEV?
?Bên cạnh hợp tác về kinh tế ,các nước còn hợp tác trong lĩnh vực nào nữa?
Gv nêu rõ mục đích của tổ chức
II . Đông âu
 1. Sự ra đời của các nước DCND Đông Âu
-Cuối 1944 được sự giúp đỡ của hồng quân LX ,nhân dân các nước đã khởi nghĩa dành cq ,thành lập các nước DCND
-Từ 1945-1949 các nước hoàn thành cuộc CMDTDCND
+Quốc hữư hoá 
+Cải cách ruộng đất
+Thực hiện tự do dân chủ
+Cải thiện đời sống nd
2. Tiến hành xây dựng CNXH(1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20)
* Nhiệm vụ
- xoá bỏ sự bóc lột
-đưa nông dân vào tập thể 
-công nghiệp hoá XHCN
-xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
* Thành tựu
-Đầu những năm 70, các nước Đông Âu trở thành những nước công nông nghiệp
-Bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi căn bản và sâu sắc
III. sự hình thành hệ thống xhcn
a. Hoàn cảnh 
-Các nước cần sự giúp đỡ cao hơn toàn diện hơn
-Yêu cầu về sự phân công và chuyên môn hoá trong sản xuất
b.Cơ sở 
- Cùng mục tiêu xây dựng CNXH
-Lấy chủ nghĩa M-LN làm nền tảng tư tưởng
c. Sự hình thành
-8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời
-14-5-1949 Tổ chức hiệp ước Vácsava thành lập
 V . nối tiếp
 1. Củng cố
-Gv dùng bản đồ y/c hs xác định vị trí các nước
-Những nvụ chính của các nước trong công cuộc xây dựng CNXH?
-Thành tựu xây dựng CNXH?
-Cơ sở hình thành hệ thống XHCN?
 2. Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
 3. Điều chỉnh bổ sung
Tiết3 
Bài 2: liên xô và các nước đông âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ xx
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
 I. mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
 Hiểu rõ những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu 
 2. Tư Tưởng 
 - Thấy rõ những khó khăn phức tạp ,những thiếu sót ,sai lầm trong công cuôc xây dựng CNXH
 - Sự khủng hoảng và tan rã ảnh hưởng tới Việt Nam 
 - Tin vào con đường mà Đảng ta lựa chọn 
 3. Kỹ năng 
 Rèn luyện những kĩ năng phân tích ,so sánh ,đánh giá những vấn đề lịch sử 
 II . Đồ dùng dạy học 
 -Gv: Lược đồ Châu Âu , tranh ảnh ,sgk, sgv ,giáo án 
 - Hs: sgk,vở bài tập ,bài soạn
 III. Phương pháp : Phân tích ,đánh giá ,so sánh ,
 IV. Tiến trình thực hiện 
ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
 Cơ sở và sự hợp tác của Liên Xô và các nước XHCN ? 
Giới thiệu bài mới 
Dạy và học bài mới 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
* Gv sử dụng lược đồ các nước SNG giới thiệu đây là kết quả của sự khủng hoảng và tan rã 
? Hoàn cảnh dẫn đến sự tan rã của Liên Xô ?
Hs: .
Gv dựa vào sgk giảng ..
? Trong bối cảnh đó lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô đã có những biện pháp gì?
Hs:
? Mục tiêu của cải tổ ? 
? Nội dung?
*Gv giảI thích : Đa nguyên về chính trị
? Hậu quả của cuộc cải tổ ?
Hs :
Gv : giảng ->kết luận 
Gv hướng dẫn hs quan sát hình3 để thấy hậu quả của khủng hoảng
Gv dùng lược đồ Châu âu 
? Nêu quá trình khủng hoảng của các nước Đông âu ? nguyên nhân ?
Hs:
?Bên cạnh sự khủng hoảng trong nước còn có những nguyên nhân nào khác ?
? Hậu quả của quá trình này là gì? 
Gv dựa vào sgk thuyết minh 
* Đặt câu hỏi thảo luận chung
? Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng tan rã của chế độ XHCN ?
Hs thảo luận =>trình bày
Gv: 
Khủng hoảng kinh tế thế giới 
Chậm cảI cách ,khi cảI cách lại sai về đường lối 
Tồn tại nhiều khuyết điểm 
Sự chống phá của các thế lực thù địch 
Gv cũng nhấn mạnh sự duy trì và đI lên của một số nứơc XHCN như : Trung Quốc ,Việt Nam,Cu Ba,Bắc Triều Tiên và xu thế dân chủ XHCN ở Trung Nam Mĩ => tạo niềm tin 
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết
a. Hoàn cảnh
-Khủng hoảng kinh tế tg
-Liên xô không tiến hành cải cách kinh tế
-Mô hình XHCN còn nhiều khiếm khuyết
b. Công cuộc cải tổ
-3/1985: tiến hành cải tổ
-Chủ yếu về chính trị
c. Hậu quả của cảI tổ
 -Đất nước ngày càng khủng hoảng
 -Mâu thuẫn sắc tộc=> li khai
 -19/8/1991: đảo chính
 -21/12/1991: 11nước cộng hoà tuyên bố độc lập => SNG
 -25/12/1991: lá cờ búa liềm hạ xuống => LXsụp đổ
II.cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
 a. Qúa trình 
-Khủng hoảng kinh tế – chính trị gay gắt
-Kinh tế giảm sút
-Nợ nước ngoài
-Quần chúng nhân dân đấu tranh
-Sự chống phá của các thế lực phản động
 b. Hậu quả
-Các ĐCS mất vai trò lãnh đạo
-Chế độ XHCN sụp đổ
-1991: hê thống XHCN tan rã
 V. Nối tiếp 
 1. Củng cố :
 -Qúa trình khủng hoảng và tan rã của một số nước Đông Âu ?
 -Nguyên nhân cơ bản dẫn đến ta rã của Liên Xô và Đông Âu ?
 2. Hướng dẫn về nhà :
 - Làm bài tập 
 - Học bài cũ 
 - Chuẩn bị bài mới 
 3. Điều chỉnh –bổ sung
chươngii: các nước á , phi , mỹ la tinh từ 1945 
 đến nay
Tiết 4 
Bài 3 :quá trình phát triển của phong trào giảI phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
 I. mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
-Nắm được quá trình đấu tranh gpdt và sự tan rã cua hệ thống thuộc địa ở á,Phi ,Mĩ la tinh
-Những diễn biến chủ yếu của quá trình đấu tranh giảI phóng dân tộc ở các nước
 2.Tư tưởng
-Hs thấy rõ quá trình đấu tranh kiên cường ,anh dũng để gpdt của nhân dân các nước
-Cần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
-Nâng cao lòng tự hào dân tộc
 3. Kỹ năng 
 - rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện ,vấn đề lịch sử
-Rèn luyện phương pháp tư duy lô gíc,kháI quát 
-Kỹ năng sử dụng bản đồ
 II. đồ dùng dạy học
 - Bản đồ thế giới từ 1945 đến nay
 III. Phương pháp dạy học 
 - Ph2 bản đồ
 - ph2 phân tích , đánh giá sự kiện 
 IV. tiến trình thực hiện
 1. ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ
 ?nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của LX và Đông Âu?
 3. Giới thiệu bài mới 
 4.Dạy và học bài mới 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Gv yêu cầu hs đọc
Hs đọc
? Sau khi Nhật đầu hàng ,phong trào cách mạng ở Châu á có gì mới ?
Hs nêu
Gv chỉ lược đồ và kết luận 
Gv bổ sung: 
 1946-1950: ấn độ 
 1958 : Irắc
? phong trào cm ở đông nam á có ảnh hưởng như thế nào đến các khu vực khác?
Hs:
Gv giảng : năm 1960 gọi là năm châu phi=> lục địa mới trỗi dậy
Gv xác định các nước trên bản đồ
 ... ch ,so sánh
 -Tập dượt phân tích các sự kiện theo quá trình lịch sử
 - Rèn luyện kn lược đồ
 II. đồ dùng dạy học
 Lược đồ các nguồn lợi 
 III. Phương pháp dạy học 
ph2 phân tích , đánh giá sự kiện 
ph2 lược đồ
 IV. tiến trình thực hiện
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3.Giới thiệu bài mới 
 4.Dạy và học bài mới
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
 ?Thực dân Pháp tiến hành khai thác lần thứ 2 đối với nước ta trong hoàn cảnh như thế nào?
Hs..
 ?Mục đích khai thác?
 ?Nội dung khai thác?
Hs khái quát nội dung
?Mục đích của việc đầu tư vào giao thông vận tải?
Gv dùng lược đồ hình 27 để giảng
 ?Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị như thế nào?
?Văn hoá giáo dục?
?Mục đích của các chính sách này?
 -Làm ngu dân
 -Mất dần bản sắc dân tộc
Gv cho hs liệt kê các giai cấp 
Treo bảng phụ , hướng dẫn hs nghiên cứu sgk để hoàn thành bảng 
I. chương trình khai thác lần thứ 2 của thực đân pháp
 *Nguyên nhân: bị thiệt hại do chiến tranh
*Mục đích : vơ vét ,bóc lột để bù vào những thiệt hại do chiến tranh
 *Nội dung:
 -Nông nghiệp: mở rộng đồn điền trồng cao su 
 -Công nghiệp: 
 +Khai mỏ
 +Mở một số cơ sở công nghiệp : rượu ,diêm,đường...
 -Thương nghiệp : đánh thuế nặng hàng của nước ngoài
 -Gtvt : xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương
II. các chính sách chính trị – văn hoá giáo dục
 *Chính trị 
 -Tập trung quyền hành về tay người Pháp
 -Bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ
đàn áp cách mạng
 -Chia để trị
 *Văn hoá - giáo dục
 -Thi hành chính sách văn hoá nô dịch ngu dân
 -Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội
 -Hạn chế mở trường học
 -Xuất bản báo chí phục vụ cho chính sách “khai hoá” của Pháp
iII. xã hội việt nam phân hoá
Giai cấp địa chủ phong kiến
Giai cấp nông dân
Giai cấp tư sản
Giai cấp tiểu tư sản
Giai cấp công nhân
 G/ cấp
Đặc điểm
Giai cấp địa chủ pk
Giai cấp nông dân
Giai cấp
Tư sản
Giai cấp 
Tiểu tư sản
Giai cấp công nhân
Vị trí-vai trò
Thái độ chính trị
Gv đặt câu hỏi thảo luận
 ?Vì sao g/c công nhân có quan hệ mật thiết với g/c nông dân?
 -Xuất phát từ nông dân
 -Bị 3 tầng bóc lột
 V . nối tiếp
 1. Củng cố 
 ? Nội dung của chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp?
 ?Mục đích của các chính sách chính trị –văn hoá -giáo dục?
 ?Các giai cấp trong xã hội VN?
 2. Dặn dò
 -Làm bài tập
 -Học bài cũ
 -Chuẩn bị bài mới 
 3. Điều chỉnh ,bổ sung
Tiết 17
Bài 15: phong trào cách mạng việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
I. mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
 -Cm tháng mười Nga và pt cách mạng thế giới đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở VN
 -Những nét chính trong phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ,tiểu tư sản,và công nhân từ 1919-1925
 2.Tư tưởng
 -Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp
 -Bồi dưỡng lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối. Luôn phấn đấu , hi sinh cho cách mạng
 3. Kỹ năng 
 -Rèn luyện phương pháp tư duy lô gíc,kháI quát , phân tích ,so sánh
 -Rèn luyện kỹ năng trình bày các sự kiện theo quá trình lịch sử
 II. đồ dùng dạy học
 Chân dung một số nhân vật tiêu biểu 
 III. Phương pháp dạy học 
ph2 phân tích , đánh giá sự kiện 
 IV. tiến trình thực hiện
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3.Giới thiệu bài mới 
 4.Dạy và học bài mới
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Gv y/c hs đọc
Hs đọc
 ?Tình hình thế giới diễn ra như thế nào dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga?
 ?Bối cảnh đó dẫn tới điều gì?
-3/1919 : Quốc tế cộng sản
-12/1920: ĐCS Pháp
-7/1921:ĐCS TQ
 ?Sự kiện này tác động như thế nào đến VN ?
 /Hãy nêu những nét khái quát của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta?
Gv hướng dẫn hs nghiên cứu sgk và hoàn thành các câu hỏi theo nhóm:
*Nhóm 1: tìm hiểu về pt của giai cấp tư sản
*Nhóm 2: tìm hiểu về pt của giai cấp tts
 Câu hỏi:
 -Nêu các pt
 -Mục tiêu 
 -tính chất 
 -những hạn chế
Hs các nhóm thảo luận=> đại diện nhóm trình bày=> nhóm khác nhận xét 
Gv bổ sung và kết luận theo bảng
I. ảnh hưởng của cách mạng tháng mười nga và phong trào cách mạng thế giới
 -Pt giải phóng dân tộc và pt công nhân gắn bó mật thiết với nhau
 =>Pt cm lan rộng khắp tg
 -Các tổ chức của g/c vô sản ra đời
 => Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa M-LN vào VN
II. phong trào dân tộc dân chủ công khai(1919-1925)
 p/trào
Đ/điểm
Phong trào của giai cấp tư sản
Phong trào của giai cấp tiểu tử sản
Mục đích
- Chấn hưng nội hoá,bài trừ ngoại hoá
-Chống độc quyền
-Bảo vệ quyền lợi giai cấp
-Thành lập đảng Lập hiến
-Chống áp bức ,đòi các quyền tự do dân chủ
-Thành lập các tổ chức chính trị
-Xuất bản báo chí
-Bạo động vũ trang 
-Đấu tranh chính trị
Tính chất
Cải lương thoả hiệp
Yêu nước chân chính nhưng còn tự phát
Gv đặt câu hỏi thảo luận chung:
 ?Những nét tích cực và hạn chế của phong trào?
 -Tích cực : thức tỉnh lòng yêu nước ,truyền bá tư tưởng dân tộc,dân chủ, tư tưởng cm mới trog nhân dân
 -Hạn chế:
 +Phong trào tư sản mang t/c cải lương
 +Phong trào tts còn xốc nổi ,ấu trĩ
 ?Phong trào công nhân sau chiến tranh diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Gv giới thiệu ảnh cụ Tôn Đức Thắng
?Phong trào diễn biến như thế nào?
 ?Phong trào Ba Son có ý nghĩa gì?
Gv nhấn mạnh ý nghĩa của pt công nhân Ba Son
III. phong trào công nhân(1919-1925)
 a. Bối cảnh
- Thế giới: ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ Pháp và TQ
 -Trong nước 
 +Phong trào tuy tự phát nhưng đã có ý thức giai cấp
 +Tổ chức công hội đỏ ra đời
 b.Diễn biến
 -1922: công nhân Bắc Kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
 -1924: nhiều cuộc bãi công ở HN, Nam Định...
 -8/1925:pt công nhân Ba Son
 => tự giác
 v. nối tiếp 
 1. Củng cố
 -Những nét tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc dân chủ?
 -Phong trào công nhân có sự chuyển biến như thế nào?
 2. Dặn dò
 3.Điêù chỉnh ,bổ sung
Tiết 18
: kiểm tra học kỳ i 
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
I.mục tiêu bài học
 -Hs củng cố ghi nhớ lại những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau 1945- nay
 -Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, khái quát ,tổng hợp kiến thức
II. chuẩn bị
 -Hs : giấy kiểm tra , bút ,thước
 -Gv : ma trận ,đề kt
 Ma trận đề kiểm tra
 a.Đề số 1
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các nước Đông nam á -ASEAN
0,5
1
0,5
1
0,5
1,75
0,75
6
Các nước Châu á- Trung Quốc
0,5
0,5
Cách mạng Cu Ba 
0,5
0,5
Nước Mỹ từ 1945-nay
2
1
3
Tổng
0,5
2,5
7
10
 b. Đề số 2
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các nước Tây Âu(liên minh châu âu)
0,5
0,5
Các nước ĐNA-ASEAN 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
2,5
1.,5
6
Cách mạng Cu Ba 
0,5
0,5
Nhật Bản
3
3
Tổng
1,5
1,5
7
10
III. thực hiện kiểm tra
A.Đề số 1
 1. Phần trắc nghiệm
 Câu 1:Khoanh tròn chữ cái đứng đầu đáp án đúng
 Tổ chức ASEAN được thành lập thời gian nào?
 A. 1-9-1949
 B . 8-8-1967
 C . 30-4-1975
 D . 7-1995
 Câu 2 : Hãy nối tên các thủ đô tương ứng với tên các nước sao cho đúng
 Tên nước
 Tên thủ đô
Lào 
Inđônêxia
Thái lan
Campuchia
Băng cốc
Viêng chăn
Phnôm pênh
Gia các ta
 Câu3 : Hãy điền tên các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian sau
 -12/10/1945..............................................
 -1/10/1949................................................
 -1/1/1959..................................................
 2. Phần tự luận
 Câu 1: Hãy nêu những nét chính về hoàn cảnh ra đời ,mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN ?vì sao nói sự ra đời của ASEAN mở ra một chương mới trong lịch sử ccác nước ĐNA?
 Câu 2: Chính sách đối ngoại của Mỹ sau 1945?
 B. Đề số 2
 1. Phần trắc nghiệm
 Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu đúng
 Tính đến 2004 ,Liên minh Châu Âu (EU) có bao nhiêu thành viên
 A. 6 nước
 B. 15 nước
 C. 25 nước
 D. 27 nước
 Câu 2: Hãy nối tên các nước cho đúng với mốc thời gian
 17/8/1945
 12/10/1945
 7/1946
 8/1957
 Lào
 Inđônêxia
 Malaixia
 philippin
 Câu 3: Điền tên các sự kiện tương ứngvới mốc thời gian sau
 -8/8/1967.......................................
 -7/1995..........................................
 -26/7/1953.....................................
 2. Phần tự luận
 Câu1: Những biến đổi của khu vực ĐNA? Biến đổi nào là quan trọng nhất?
 Câu 2: Những nguyên nhân phát triển thần kỳ và những hạn chế của nền kinh tế NB?
III . Nối tiếp
1. Đáp án và biểu chấm
 1.1. Đề số 1
 1a. Phần trắc nghiệm : 3 điểm
 Câu 1: 0,5 điểm
 B: 8/8/1967
 Câu 2: 1 điểm , mỗi ý đúng :0,25 đ
 Tên nước
 Tên thủ đô
Lào 
Inđônêxia
Thái lan
Campuchia
Băng cốc
Viêng chăn
Phnôm pênh
Gia các ta
 Câu 3 : 1,5 điểm ,mỗi ý 0,5 đ
 -12/10/1945: Lào tuyên bố độc lập (0,5 đ)
 -1/10/1949 : nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (0,5 đ)
 -1/1/1959 : Cách mạng Cu Ba thắng lợi , nước CH Cu Ba ra đời(0,5)
 1b. Phần tự luận : 7 điểm
Câu 1 : 4 điểm
 *Hoàn cảnh ra đời:
 -Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội(0,25đ)
 -Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài(0,25đ)
 -8/8/1967: Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 thành viên: Thái Lan, InĐô, Ma Lai, XinhGaPo, và Phi Lip Pin(0,5đ)
 *Mục tiêu hoạt động
 -Hợp tác phát triển kinh tế –văn hoá-khoa học kỹ thuật (0,25đ)
 -Duy trì hoà bình và ổn định khu vực(0,25đ)
 *Quá trình phát triển
 -8/8/1967: ra đời (0,5đ)
 -1/1984 : kết nạp Brunây(0,25đ)
 -7/1995: VN(0,5đ)
 -9/1997: Lào và Mianma(0,25đ)
 -4/1999: CPC(0,25đ)
 *Tại sao nói...
 Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực ,10 nước ĐNA cùng đứng trong một tổ chức thống nhất ...hợp tác kinh tế đồng thời xây dựng mmọt khu vực hoà bình ổn định (0,75đ)
Câu 2 : 3 điểm
 -Sau chiến tranh : đề ra chiến lược toàn cầu: chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới, viện trợ các nước đồng minh.....(1,5 đ)
 - Thiết lập trật tự thế giới một cực....(1 đ)
 -Gặp nhiều thất bại...(0,5đ)
 1.2.Đề số 2
 2a. Phần trắc nghiệm
 Câu 1: 0,5 điểm 
 đáp án C 
 Câu 2 :1 đ ,mỗi ý đúng: 0,25 đ
 Lào
 In đô nê xi a
 Ma lai xi a
 Phi lip pin
 17-8-1945
 12-10-1945
 7-1946
 8-1957
 Câu 3 : 1,5 điểm, mỗi ý :0,5 đ
 -8/8/1967: ASEAN ra đời
 -7/1995: VN gia nhập ASEAN
 -26/7/1953: Phi đen chỉ huy 135 chiến sỹ yêu nước Cu Ba tấn công trại lính Môncađa 
 2b. Phần tự luận
 Câu 1: 4 điểm
 *Những biến đổi :
 -Phong trào đấu tranh giành độc lập...(1đ)
 -Đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội ...(1đ)
 -Thành lập tổ chức ASEAN... (1đ)
 *Biến đổi quan trọng nhất: các nước đều giành độc lập(1đ) 
 Câu 2: 3 điểm
 *Nguyên nhân
 -áp dụng khoa học kỹ thuật (0,5đ)
 -Lợi dụng vôn nước ngoài(0,25đ)
 -Hệ thống quản lí ...(0,25đ)
 -Chiến lược phát triển...(0,25đ)
 -Người lao động cần cù..(0,25đ)
 -Truyền thống tự cường...(0,5đ)
 *Hạn chế: mỗi ý 0,25 đ
 -Nghèo tài nguyên
 -Thiếu lao động 
 -Bị cạnh tranh
 -Suy thoái kéo dài 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lsu ky1.doc