Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Tôn Thất Thuyết

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Tôn Thất Thuyết

 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:

+ Nguyên nhân bùng nổ của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và quyết định phát động toàn quốc kháng chiến của Đảng ta.

+ Đường lối kháng chiến sang tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Tôn Thất Thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
 Ngày dạy .
CHƯƠNG V:
	VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954.
	BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN 
 TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950).
 (Tiết 31).
A. Mục đích, yêu cầu:
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Nguyên nhân bùng nổ của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và quyết định phát động toàn quốc kháng chiến của Đảng ta.
+ Đường lối kháng chiến sang tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
+ Cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16, sự chuẩn bị của nhân dân ta cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược và ý nghĩa của nó.
 2. Kĩ năng:
+ Phân tích, đánh giá.
+ Khai thác tranh ảnh, tư liệu sgk.
 3. Tư tưởng: Giáo dục hs:
+ Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, long tự hào dân tộc.
B. Phương tiện dạy học:
+ Một số tranh ảnh liên quan đến thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1947).
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
	Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) 
 nhằm mục đích gì?
 3. Bài mới:
	* Gv giới thiệu bài.
	* Gv triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 Hoạt động 1:
* Hs đọc mục 1 sgk.
? Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta bùng nổ do đâu?
? Trước những hành động khiêu khích của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã làm gì?
* Gv cho Hs nghe Lời kêu gọi của Bác.
 Hoạt động 2:
* Hs đọc mục 2 sgk.
? Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta đề ra là gì?
* Cho Hs giải thích đường lối đó.
? Tại sao Đảng ta đề ra đường lối đó?
(Do nước ta nhỏ yếu).
 Hoạt động 3: 
* Hs đọc mục II sgk.
? Nhân dân ta ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16 đã chiến đấu chống Pháp như thế nào? 
? Những thắng lợi ở các đô thị của nhân dân ta có ý nghĩa lịch sử gì?
 Hoạt động 4:
* Hs đọc mục III sgk.
? Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được chuẩn bị như thế nào?
* Gv kết bài.
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ:
* Nguyên nhân: do thực dân Pháp bội ước, gây ra các cuộc xung đột vũ trang, đánh chiếm các trụ sở cách mạng, thảm sát.
+ 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta => 20/12/1946 quân Pháp sẽ hành động.
=> 18->19/12/1946 Ban thường vụ TƯ Đảng họp ở làng Vạn Phúc(Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
+ Tối 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta:
* Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16:
* Hà Nội: mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc.
+ 17/2/1947 Trung đoàn Thủ đô thành lập: giam chân địch, bảo vệ Đảng và chính phủ an toàn rút về căn cứ.
* Nam Định, Huế, Đà Nẵng: quân dân ta chủ động tiến công, giam chân giặc.
* Ý nghĩa: tạo thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài:
+ Tiến hành cuộc tổng di chuyển máy móc, thiết bị, hang hoá, 
+ Tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”, tản cư, chuyển đất nước sang thời chiến.
+ Xây dựng lực lượng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục.
4. Kiểm tra, đánh giá:
	@ Vòng tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng về hoàn cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
	A. Thực dân Pháp tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta ở 
	Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
	B. Pháp mở rộng đánh chiếm Bắc Bộ.
	C. Pháp đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, 
	gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Hà Nội).
	D. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta yêu cầu giải tán lực lượng tự
	vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
	E. Thực dân Pháp bội ước, xâm phạm các quyền tự do, độc lập, chủ quyền của ta. 
5. Hướng dẫn, dặn dò:
+ Chuẩn bị bài mới:
	? Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công căn cứ Việt Bắc 1947?
	? Diễn biến, kết quả Chiến dịch Việt Bắc 1947?
	? Âm mưu của Pháp và đối sách của Đảng ta sau Chiến dịch Việt Bắc 1947?
Ngày soạn:1/3/1010
Ngày dạy: 4/3/2010
 BÀI 25:
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950).
 (Tiết 32).
I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Những âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong cuộc tiến công Việt Bắc năm 1947.
+ Cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ Việt Bắc của quân dân ta và ý nghĩa của nó.
+ Âm mưu của thực dân Pháp sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc năm 1947 và cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta (1948-1950).
2. Kĩ năng:
+ Sử dụng bản đồ lịch sử.
+ Phân tích, đánh giá.
3. Tư tưởng: Giáo dục hs:
+ Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, long tự hào dân tộc.
II.Phương pháp:Tường thuật bản đồ,Rèn luyện kỉ năng.
III. Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
+ Một số tranh ảnh liên quan.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định.1’
 2. Kiểm tra bài cũ:4’
 ? Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ?
 3. Bài mới:
	* Gv giới thiệu bài.
	* Gv triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 Hoạt động 5: 8’
* Hs đọc mục 1(IV) sgk.
? Âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ Việt Bắc là gì?
* Gv dùng bản đồ trình bày.
? Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến công Việt Bắc của Pháp năm 1947? 
* Hs trả lời.
* Gv chốt lại.
(Bao vây, cô lập Việt Bắc và tung ra những đòn đánh quyết định để kết thúc chiến tranh).
 Hoạt động 6:12’
* Gv dung bản đồ để tường thuật diễn biến chiến dịch VB.
 Hoạt động 7:15’
* Hs đọc mục V sgk.
? Âm mưu của thực dân Pháp sau thất bại trong cuộc tiến công căn cứ Việt Bắc năm 1947?
? Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc?
* Gv kết bài.
IV.
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc:
* Âm mưu của Pháp:
+ Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+ Lập một chính phủ bù nhìn.
* Hành động của Pháp:
+ Huy động 12.000 quân và máy bay tấn công căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của ta, quân chủ lực, khoá chặt biên giới Việt-Trung.
+ 7/10/1947 một binh đoàn dù chiếm Bắc Cạn, Chợ Đồn, Chợ Mới. Một cánh quân bộ theo đường số 4 bao vây phía đông và phía bắc.
+ 9/10/1947 một binh đoàn lính thuỷ đánh bộ theo S.Hồng, S.Lô bao vây phía tây.
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ Việt Bắc:
* Bắc Cạn: quân dân ta chủ động, phản công, tiến công, bao vây, chia cắt, tập kích, phục kích, di chuyển Đảng và Chính phủ, kho tang, công xưởng.
* Hướng Đông: ta phục kích địch, thắng lớn ở Bản Sao-đèo Bông Lau (30/10/1947).
* Hướng Tây: ta phục kích địch, thắng lớn ở Đoan Hùng, Khe Lau.
=> quân Pháp rút chạy khỏi Việt Bắc.
* Ý nghĩa: bảo vệ an toàn Đảng và Chính phủ, quân chủ lực trưởng thành, khai thong biên giới Việt-Trung,
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện:
* Âm mưu của Pháp: dung người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
* Phía ta: đánh lâu dài, tăng cường sức mạnh của chính quyền, lực lượng vũ trang, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
+ Quân sự: vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
+ Chính trị và ngoại giao: củng cố và kiện toàn HĐND các cấp, UBKC; thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt (6/1949), kêu các nước đặt quan hệ ngoại giao.
+ Kinh tế: phá hoại kinh tế địch, xây dựng và bảo vệ kinh tế của ta.
+ Văn hoá-giáo dục: cải cách giáo dục phổ thông (7/1950).
4. Kiểm tra, đánh giá:4’
 * Gv cho Hs dung bản đồ tường thuật diễn biến Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
5. Hướng dẫn, dặn dò:1’
+ Trả lời các câu hỏi cuối bài 25.
+ Chuẩn bị bài mới:
? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Chiến dịch Biên giới 1950?
? Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ?
6.Phần bổ sung:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsu9 tiet 3132.doc