Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 16 - Võ văn Truyền- Trường THCS Chu Văn An-Duy Xuyên- Quảng Nam

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 16 - Võ văn Truyền- Trường THCS Chu Văn An-Duy Xuyên- Quảng Nam

KT: - Nguyên nhân, nội dung, của chương trình khai thác thuộc địa. Những thủ đoạn về chính trị, văn hoá của thực dân Pháp. Sự phân hoá của xã hội và khả năng CM của các giai cấp.

 TĐ: - Thấy rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân. Đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân bị áp bức.

KN: - Quan sát lược đồ, phát hiện nội dung.

TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:- Lược đồ H.27. Tư liệu về các giai cấp công nhân, nông dân.

TIẾN TRÌNH:

1/ Ổn định:

2/ Bài cũ: + Những nội dung chính của LSTG từ 1945 đến nay?

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 16 - Võ văn Truyền- Trường THCS Chu Văn An-Duy Xuyên- Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY.
	CHƯƠNG I : VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930
Tiết 16 
Tuần 16
BÀI: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
S: 30/ 11/ 10
G: 6/ 12/ 10
MỤC TIÊU:
 KT: - Nguyên nhân, nội dung, của chương trình khai thác thuộc địa. Những thủ đoạn về chính trị, văn hoá của thực dân Pháp. Sự phân hoá của xã hội và khả năng CM của các giai cấp.
 TĐ: - Thấy rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân. Đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân bị áp bức.
KN: - Quan sát lược đồ, phát hiện nội dung.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:- Lược đồ H.27. Tư liệu về các giai cấp công nhân, nông dân.
TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: + Những nội dung chính của LSTG từ 1945 đến nay?
+ Vì sao nói: Hoà bình,ổn định,... vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?
3/ Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
I/ Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
MT: Nguyên nhân, nội dung của công cuộc khai thác lần 2. So sánh với lần 1
 H: Vì sao sau Chiến tranh, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa?
H: Chương trình khai thác tập trung vào những nguồn lợi nào?
H: Nhận xét về chương trình khai thác của Td Pháp? So sánh với lần trước?
II/ Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
MT: Nội dung, mục đích của các chính sách của thực dân Pháp.
HS: Thảo luận nhóm:
- Chính sách của td Pháp về chính trị, văn hoá, giáo dục?
H: Mục đích của những chính sách đó?
III/ Xã hội Việt nam phân hoá
MT: Sự phân hoá, khả năng CM của các giai cấp.
H: Sau CT, xã hội VN có những tầng lớp, giai cấp nào? Có gì khác so với đầu thế kỷ XX?
GV: Tình hình các giai cấp công nhân, nông dân qua các tư liệu.
H: Nêu thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp?
H: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là gì?
I/ Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
1- Nguyên nhân:
- Bù đắp thiệt hại của Chiến tranh TG I.
- Vơ vét, bóc lột nhằm thu lợi nhuận cao nhất.
2- Nội dung:
- Tăng cường đầu tư vổn mở đồn điền (cao su).
- Chú trọng khai thác mỏ (than), mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp phát triển hơn trước. Pháp nắm độc quyền về xuất nhập khẩu.
- Đầu tư phát triển thêm GTVT. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối nhiều đoạn.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. 
II/ Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
Thực hiện chính sách “Chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán các quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố.
Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội. Hạn chế mở trường học
III/ Xã hội Việt nam phân hoá
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Cấu kết chặt chẽ với Thực dân Pháp. Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp TS: Ngày càng đông thêm, phân hoá thành 2 bộ phận. TS dân tộc có tinh thần yêu nước nhưng không kiên định.
- Tầng lớp TTS: Ngày càng tăng nhanh. Trí thức, HS có t/ thần hăng hái CM -> là một lực lượng của CM.
- Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số. Bị áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá. Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng
- Giai cấp CN: Phát triển nhanh, bị áp bức bóc lột nặng nề, có truyền thống yêu nước, gắn bó chặt chẽ với nông dân - > Vươn lên nắm quyền lãnh đạo CM.
4/ Củng cố:- Xã hội Việt Nam sau CT phân hoá như thế nào? Do đâu mà có sự phân hoá đó?
- Nêu thái độ chính trị và khả năng CM của các giai cấp, tầng lớp?
5/ Dặn dò: Học bài, chú ý 2 câu hỏi phần củng cố.
Đọc trước bài tiếp theo. Soạn các câu hỏi theo đề cương, chuẩn bị ôn tập
Tiết 
Tuần 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
S:
G:
MỤC TIÊU: 
- Hệ thống hoá kiến thức, củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản trong học kỳ
Hoàn thiện các kỹ năng, vận dụng kiến thức đã học 
Chuẩn bị cho việc thi học kỳ I
.- Rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, tập nhận xét, đánh giá.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các bản đồ đã dùng
- Các câu hỏi cho HS chuẩn bị sẵn
 TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ:+ Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào? Do đâu mà có sựphân hoá đó?
+ Trình bày thái độ c/ trị và khả năng c/m của các g/cấp, tầng lớp trong XHVN sau chiến tranh?
3/ Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bài
H: Trình bày những thành tựu của Liên Xô trong xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)?
H: Hoàn cảnh ra đời và sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa?.
H: Quá trình và nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?
H: Trình bày các giai đoạn của phong trào GPDT (Từ 1945- Nửa đầu những năm 90/ XX). Tại sao nói: Từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Á Phi, Mỹ la tinh?
H: Tình hình chung về các nước châu Á- Ý nghĩa thắng lợi của CM Trung Quốc? Những thành tựu chính của Trung Quốc từ 1978 đến nay?
H: Tình hình Đông Nam Á trước và sau 1945. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Tại sao nói: Từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á?
H: Tình hình chung các nước châu Phi- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
- Tình hình chung các nước Mỹ La tinh- Diễn biến và ý nghĩa của cách mạng Cu Ba.
H: Tình hình Kinh tế:Nước Mỹ như thế nào?: 
H: Trình bày những thành tựu về Khoa học kỹ thuật, chính sách đối nội và đối ngoại?
H: Trình bày Sự phát triển “Thần kỳ” của kinh tế Nhật trong những năm 60 của thế kỷ XX . Nguyên nhân của sự phát triển đó? Bài học cho bản thân?
H: Trình bày những nét chính về các nước Tây Âu sau Chiến tranh
+ Qúa trình liên kết khu vực Tây Âu- Nguyên nhân, kết quả của sự liên kết đó?.
H: Trật tự thế giới sau chiến tranh là gì? Nhiệm vụ, vai trò của Liên hợp quốc?
Biểu hiện, hậu quả của ‘Chiến tranh lạnh”
Xu thế của thế giới sau “ Chiến tranh lạnh”- Vì sao hoà bình, ổn định... vừa là thời cơ vừa là thách thức cho các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI?
H: Trình bày những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa, tác động của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật? Bài học cho bản thân? 
1/ Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX:
Những thành tựu của Liên Xô (Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
Hoàn cảnh ra đời và sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Quá trình và nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu
2/ Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á,Phi và Mỹ La tinh:
Các giai đoạn của phong trào GPDT (Từ 1945- Nửa đầu những năm 90/ XX).
Tình hình chung về các nước châu Á- Những thành tựu chính của Trung Quốc từ 1978 đến nay?
Tình hình Đông Nam Á trước và sau 1945. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. 
Tình hình chung các nước châu Phi- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Tình hình chung các nước Mỹ La tinh- Diễn biến và ý nghĩa của cách mạng Cu Ba.
3/ Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh:
Nước Mỹ:
+ Kinh tế:
+ Khoa học kỹ thuật
+ Đối nội và đối ngoại
Nhật Bản:
+ Sự phát triển “Thần kỳ” của kinh tế Nhật trong những năm 60 của thế kỷ XX . Nguyên nhân của sự phát triển đó? Bài học cho bản thân?
Các nước Tây Âu
+ Tình hình chung sau Chiến tranh
+ Qúa trình liên kết khu vực Tây Âu- Nguyên nhân, kết quả của sự liên kết đó?.
4/ Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh:
Trật tự thế giới sau chiến tranh- Nhiệm vụ, vai trò của Liên hợp quốc?
Biểu hiện, hậu quả của ‘Chiến tranh lạnh”
Xu thế của thế giới sau “ Chiến tranh lạnh”- 
5/ Cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những thành tựu chủ yếu
- Ý nghĩa, tác động của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật 
4/ Củng cố: GV nhắc lại những nội dung chính 
5/ Dặn dò: Ôn lại toàn bộ bài học theo đề cương, chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
	- Nhắc nhở một số lưu ý khi làm bài
Tiết 17 
Tuần 17
Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1919- 1925)
S: 15/12/10
G: 20/12/10
MỤC TIÊU: 
1. KT -Những ảnh hưởng của tình hình thế giới. Những nét chính về phong trào DT- DC, phong trào CN.
2. TĐ -Thấy rõ bước phát triển mới của PTCM. Bồi dưỡng lòng yêu nước, khâm phục các nhà cách mạng tiền bối.
3. KN - Rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, tập nhận xét, đánh giá.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh ảnh về các nhà lãnh đạo. Bảng phụ, Giấy khổ lớn,
 TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ:+ Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào? Do đâu mà có sựphân hoá đó?
+ Trình bày thái độ c/ trị và khả năng c/m của các g/cấp, tầng lớp trong XHVN sau chiến tranh?
3/ Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bài
I/ Ảnh hưởng của phong trào cm thế giới
MT: Những ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới.
H: Sau Chiến tranh I trong phong trào CM thế giới có những sự kiện gì nổi bật?
H: Những sự kiện đó đã ảnh hưởng đến CM Việt Nam ra sao?
II/ Phong trào DTDC công khai.
MT: Những phong trầo đấu tranh chính. Điểm tích cực và hạn chế.
HS: Đọc SGK.
H: Phong trào của TS?
H: Phong trào của TTS?
GV: Tiếng bom của Phạm Hồng Thái
H: Vì sao có phong trào đòi thả PBC?
H: Em biết gì về Phan Châu Trinh?
H: Nhận xét chung về các phong trào này?
TS: Có cố gắng trong việc chống chèn ép, chỉ đòi quyền lợi về kinh tế -> t/c cải lương.
TTS: Có đóng góp trong việc thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng CM mới.
Chưa có chính đảng lãnh đạo -> ấu trĩ, xốc nổi.
III/ Phong trào công nhân (1919- 1925)
MT: Sự phát triển của PTCN.
H: Những điều kiện gì ảnh hưởng đến phong trào công nhân?
TLN: Lập niên biểu vè các sự kiện chính của PTCN
H: Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son có ý nghĩa gì?
I/ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
- Quốc tế cộng sản được thành lập (3/ 1919)
- Các ĐCS ra đời (Pháp, Trung Quốc) 
II/ Phong trào dân tộc, d/ chủ công khai.
1- Phong trào của tư sản dân tộc:
- 1919: Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá.
- 1923: Chống độc quyền cảng Sài Gòn và XK lúa gạo.
- Thành lập đảng Lập Hiến.
2- Phong trào của tiểu tư sản:
 Lập các tổ chức chính trị: Hội Phục Việt, đảng TN. Đấu tranh dưới nhiều hình thức:
- Lập nhà xuất bản, XB các báo tiến bộ.
- 6/ 1924: Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Mec-lanh.
- 1925: Đáu tranh đòi thả Phan Bội Châu
- 1926: Đám tang Phan Châu Trinh.
III/ Phong trào công nhân (1919- 1925)
- 1920: Công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn thành lập Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
- 1922: Công nhân, viên chức Bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật.
- 1924: Nhiều cuộc bãi công lớn nổ ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương...
- 1925: Công nhân Ba Son bãi công thắng lợi -> GCCN đã bước đầu đấu tranh có tổ chức, có mục đích chính trị rõ ràng.
4/ Củng cố:+ Lập bảng niên biểu về các phong trào.
+ Nêu nhận xét chung về phong trào CM VN trong thời gian này? 
5/ Dặn dò:+Học bài, lập bảng niên biểu về các phong trào. Ôn lại toàn bộ bài học theo đề cương, chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
Tiết 19
 Tuần 20
Bài 16 HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919- 1925
S: 
G:
Mục tiêu:
1- KT: Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc trong những năm 1919- 1925.ý nghĩa, tác dụng của những hoạt động đó đối với CM Việt Nam.
2- TĐ: Khâm phục, biết ơn công lao của Bác, noi theo tấm gương của Người.
3- KN: Phân tích đánh giá, lập niên biểu.
Tài liệu và phương tiện:- Đèn chiếu, tranh ảnh.- Tài liệu tham khảo.
Tiến trình:
1/ Ổn định:
2/: Bài cũ: Trả bài kiểm tra học kỳ I
3/ Bài mới: H: Tóm tắt hoạt động của NAQ từ 1911- 1917. -> Giới thiệu bài học mới
HĐ dạy và học
Nội dung ghi bài
I/ Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917- 1923)
MT: Những hoạt động của NSQ ở Pháp. Nhấn mạnh việc Người tìm thấy con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam
HS: Đọc sgk.
H: Tóm tắt các hoạt động của NAQ ở Pháp
H: Sự kiện xảy ra vào tháng 7/ 1920, 12/1920 có ý nghĩa như thế nào?
GV: Kể một số mẩu chuyện trong cuộc đời hoạt động của NAQ t/gian này- Dẫn lời của Bác, thơ Chế Lan Viên, Tố Hữu.
H: Con đường cứu nước của NAQ có gì khác con đường của các nhà yêu nước trước đó?
II/ Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô
 (1923- 1924).
MT: Những hoạt động của NAQ ở LX. Hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tư tưởng cho sự thành lập Đảng 
GV: Những HĐ ở LX +Chiếu hình ảnh tư liệu.
H: Những hoạt động của NAQ ở Liên Xô?
GV: Hình ảnh các tư liệu
H: Tác dụng của những hoạt động của NAQ ở Pháp và Liên Xô?
III/ Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc 
(1924- 1925).
MT: Những hoạt động ở TQ. Hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng
GV: NAQ ở Trung Quốc.
Tác phẩm “Đường Kách mệnh”
Hoạt động của Hội VNCMTN có ý nghĩa gì?
I/ Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917- 1923)
- 6/ 1919: Gửi bản yêu sách đến Hội nghị Vec- xai.
- 7/ 1920: Đọc bản Luận cương của Lê- nin -> Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: Con đường cách mạng vô sản
- 12/ 1920: Tham dự Đại hội Tua, tán thành Quốc tế III. Góp phần sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
- 1921: Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. Làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo “Người cùng khổ”.
- Viết bài cho các báo, viết tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”
II/ Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923- 1924).
1/ Những hoạt động chính.
- 6/ 1923: Đến Liên Xô Dự Đại hội Quốc tế nông dân.
- Làm việc ở QTND, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê nin, viết bài cho các báo Sự Thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.
- 1924: Dự và đọc tham luận tại Đại hội V Quốc tế CS.
2/ Tác dụng của những hoạt động ở Pháp và Liên Xô.
- Là bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng và chính trị cho sự thành lập chính đảng VS ở Việt Nam.
III/ Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc ( 1924- 1925).
- Cuối năm 1924, NAQ về Quảng Châu(TQ) tiếp xúc với các nhà yêu nước VN.
- 6/ 1925: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nòng cốt là “ Cộng sản đoàn”.
* Hoạt động của VNCMTN: (SGK)
- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.
- Xuất bản báo T/ Niên, in cuốn sách Đường Kách mệnh.
- Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hoá” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
* Tác dụng: Ch/ bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
4/ Củng cố:
- Những hoạt động của NAQ ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
- Tác dụng của những hoạt động của NAQ đối với cách mạng Việt Nam?
5/ Dặn dò: Học bài, Lập niên biểu và sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động của NAQ trong thời gian này. Đọc trước bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docT16- T19.doc