Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 17 - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 17 - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)

1. Kiến thức: Học sinh nắm:

- Cách mạng tháng 10 Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên, phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam

- Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 17 - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17	
Tiết 17	 
Bài 15
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1919-1925)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm:
- Cách mạng tháng 10 Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên, phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam 
- Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925
	2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối cách mạng, luôn phấn đấu, hi sinh cho cách mạng 
	3. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu và có sự đánh giá đúng đắn về các sự kiện
II . Đồ dùng:
III . Các bước:
	1. ổn định 
	2. Kiểm tra:
? Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I đã phân hoá như thế nào ? Thái độ chính trị của các giai cấp. ? ( GV dành thời gian chữa câu hỏi này, vì đây là kiến thức cơ bản và là bài tập của bài trước)
	3. Bài mới:
Học sinh của thầy và trò
Nội dung
? Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới I đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào ?
- Chống kẻ thù chung là Chủ Nghĩa Đế Quốc 
- Phong trào phát triển mạnh mẽ: Á - Phi - Mĩ - Âu
- Các Đảng cộng sản ra đời 
=> Những điều đó ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam. Tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam 
? Sau chiến tranh thế giới I, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta như thế nào ?
- Phong trào phát triển mạnh mẽ
- Thu hút nhiều tầng lớp tham gia: tư sản dân tộc, các tầng lớp tiểu tư sản trí thức 
? Mục đích của phong trào giai cấp tư sản là gì ?
? Tính chất của phong trào này như thế nào ?
? Vì sao phong trào của giai cấp tư sản lại mang tính chất cải lương, thoả hiệp ?
- Bản chất của giai cấp tư sản là quyền lợi => Sẵn sàng thoả hiệp khi có lợi cho họ 
* GV trình bày về phong trào này ( xem thêm ở sách thiết kế )
? Mục đích của phong trào tiểu tư sản là gì?
? Các hình thức đấu tranh của phong trào này là gì ?
- ám sát
- Biểu tình
? Tính chất của phong trào tiểu tư sản này là gì ?
? Em hãy cho biết, những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc, dân chủ công khai ?
Tích cực: Phong trào thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ và những tư tưởng cách mạng mới trong nhân dân
Hạn chế: Phong trào của tư sản còn mang tính chất cải lương ( dễ thoả hiệp với thực dân Pháp.). Phong trào của tiểu tư sản còn mang tính sốc nổi, ấu trĩ ( chưa có tính Đảng)
GV: kết luận:
Phong trào dân tộc, dân chủ ( 1919-1925) phát triển sôi nổi, nhưng cũng nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp. Phong trào của tiểu tư sản tuy sôi nổi nhưng còn sốc nổi và ấu trĩ. Phong trào của tư sản mang tính chất cải lương thoả hiệp bởi vì họ yếu về thế lực kinh tế và bạc nhược về chính trị 
? Phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu sau chiến tranh thế giới I diễn ra như thế nào ?
- Còn lẻ tẻ và tự phát
- ý thức giai cấp đang phát triển 
Học sinh đọc chữ in nhỏ SGK
? Phong trào công nhân nước ta trong những năm đầu sau chiến tranh đã phát triển trong bối cảnh nào ?
 GV: trực quan: Chân dung cụ Tôn Đức Thắng và giới thiệu một vài nét về cụ 
 ( Sách giáo viên: 71 +72)
? Em hãy trình bày những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam ( 1919-1925) ?
? Theo em, phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) có điểm gì mới hơn phong trào công nhân trước đó ?
- Phong trào đã kết hợp đấu tranh kinh tế ( đòi tăng lương, giảm giờ làm) với mục đích chính trị ( ủng hộ cách mạng Trung Quốc )
- Họ đã có sự thông cảm với những người cùng cảnh ngộ trên thế giới 
GV kết luận:
Như vậy, sau chiến tranh thế giới I, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển sôi nổi, phong phú với nhiều loại hình mới: phong trào đấu tranh cảu giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân; họ đều, muốn đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ và đòi quyền lợi cho giai cấp mình.
I. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới 
- Phong trào giải phóng dân tộc phương Đông và phong trào công nhân phương Tây gắn bó mật thiết với nhau
=> Ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam 
II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai ( 1919-1925)
- Sau chiến tranh thế giới I, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta phát triển mạnh 
 1. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc
- Mục đích: 
Đòi chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá
Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình
- Tính chất: cải lương, thoả hiệp
 2. Phong trào của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức
- Mục đích: chống cường quyền, áp bức, đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ
- Tính chất: Mang tính tự phát, chưa có tính Đảng
III. Phong trào công nhân ( 1919-1925)
- Phong trào thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc làm việc ở các cảng lớn của Trung Quốc ảnh hưởng đến phong trào công nhân
- 1920, Công Hội bí mật ra đời ở Sài Gòn do Tôn Đức Thắng lãnh đạo đấu tranh
- 1922, công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật thắng lợi
- 8-1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son thắng lợi.
=> Phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ “ tự phát” sang “ tự giác”
 	4. Củng cố:
? Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới I ?
Phong trào phát triển sôi nổi hơn, ý thức giai cấp cao hơn
Có tổ chức hơn “ Công Hội” bí mật ( Sài Gòn)
Chuyển từ đấu tranh kinh tế sang kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị 
 5. Dặn dò:
- Học kĩ bài cũ
- Xem trước bài mới 
- làm bài tập 1, 2 / 61 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 17.doc