Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài: 1: Liên Xô và các nước đông Âu (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài: 1: Liên Xô và các nước đông Âu (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX)

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh cần nắm được:

- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Au và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này trong giai đoạn 1945-1950 và 1950-1970

 - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa.

 - Sự thành lập, hoạt động và thành tựu của các tổ chức SEV, VACSAVA

 - Các khái niệm: Các nước Đông Au, Tây Au, Dân chủ nhân dân

 2. Tư tưởng:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài: 1: Liên Xô và các nước đông Âu (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 15 / 08 / 2008 TUẦN 02
Tiết 02	Từ ngày 25 / 08 / 2008
	01 / 09 / 2008
 Bài: 1
	 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
 (Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX)
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
 Giúp học sinh cần nắm được:
- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này trong giai đoạn 1945-1950 và 1950-1970
 - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa.
 - Sự thành lập, hoạt động và thành tựu của các tổ chức SEV, VACSAVA
 - Các khái niệm: Các nước Đông Aâu, Tây Aâu, Dân chủ nhân dân
 2. Tư tưởng:
 - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục tinh thần lao động và sáng tạo của nhân dân các nước Đông Aâu
- Thấy được sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam
- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta 
 3. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử và sử dụng các tranh ảnh, tài liệu lịch sử để mô tả sự kiện linh động. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
 1. Thầy: 
+ Tranh ảnh lịch sử về các thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật của Các nước Đông Âu
+ Tài liệu tham khảo “Những mẩu chuyện lịch sử thế giới hiện đại”
+ Bảng thống kê về các mốc tăng trưởng kinh tế của Các nước Đông Âu qua các giai đoạn
 2. Trò: 
 + Học thuộc bài cũ, Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu theo yêu cầu của giáo viên 
 - Lịch sử thế giới hiện đại trang 7 – 12 ( Sách thư viện)
	- Những sự kiện lịch sử thế giới hiện đại trang 245 – 250 ( Sách thư viện)
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút 
 H?. Trình bày các thành tựu của Liên Xô trong giai đoạn 1945 – 1970
 Gợi ý trả lời: + Từ 1945 – 1950. Về kinh tế – Khoa học kĩ thuật 
 + Từ 1950 – 1970. Về kinh tế – Khoa học kĩ thuật
 3. Bài mới: 38 phút
 a. Giới thiệu bài mới: 1 phút
 Cùng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang được tiến hành ở Liên Xô thì ở Châu Aâu có một số nước cũng đang khẩn trương xây dựng đất nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Người ta gọi đó là các nước Đông Aâu.
Các nước Đông Aâu là nước nào, thành lập bao giờ? Đã đạt được những thành tựu gì? Bài học hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu
 b. Giảng bài mới: 37 phút
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức cơ bản
10’
Hoạt động 1.Tìm hiểu về sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu
Đông Aâu gồm 8 nước
Ba lan , An ba ni, Rumani CHDC Đức, Bun ga ri Nam Tư, Hung ga ri,	 Tiệp Khắc
-> Từ 1944 – 1946 các nước này lần lượt tuyên bố thành lập nước Dân chủ nhân dân
GV giới thiệu lược đồ
	Các nước Đông Âu
H1. Các nước Đông Aâu được thành lập như thế nào?
GV hình thành khái niệm
Dân chủ nhân dân là chế độ chính trị, xã hội của các quốc gia theo chế độ dân chủ, hai giai cấp công-nông nắm chính quyền đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sảnvà chính đảng của nó. Hướng phát triển của đất nước là đi theo con đường chủ nghĩa xã hội 
H2. Tại sao gọi 8 nước này là nước Đông Aâu?
H3. Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Aâu đã thực hiện nhiệm vụ gì?
Hs nắm
Đông Aâu gồm 8 nước
Ba lan An ba ni Rumani CHDC Đức Bun ga ri Nam Tư
Hung ga ri	 Tiệp Khắc
 TL1.
- Trước chiến tranh các nước này là những nước phong kiến lạc hậu
- Khi chiến tranh bùng nổ bị Đức chiếm đóng
- Khi Hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức qua lãnh thổ các nước này đã tạo điều kiện cho nhân dân vùng dậy giành độc lập và lật đổ chế độ phong kiến
-> Từ 1944 – 1946 các nước này lần lượt tuyên bố thành lập nước Dân chủ nhân dân
TL2.
Sau CTTG2 hình thành các khái niệm Đông Aâu và Tây Aâu. Các nước Đông Aâu là các nước ở Châu Aâu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
TL3.
Cải cách ruộng đất
Thực hiện các quyền tự do
Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân
8’
Hoạt động 2. Tìm hiểu về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Aâu từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1950 –1970)
H4. Nhiệm vụ chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Aâu là gì?
H5. Nêu các thành tựu mà nhân dân Đông Aâu đã đạt được?
 GV đưa bảng số liệu 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Aâu
TL4.
Xóa bỏ sự bóc lột
Tập thể hóa nông nghiệp
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH
TL5
- Đến đầu 1970 các nước Đông Aâu trở thành nước công nghiệp
- Đời sống nhân dân được cải thiện
HS quan sát bảng số liệu
Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX các nước Đông Aâu bắt tay xây dựng CNXH và đạt nhiều thành tựu
- Đến đầu 1970 các nước Đông Aâu trở thành nước công nghiệp
- Đời sống nhân dân được
14’
Hoạt động 3. Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa
3. Sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa
H6. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành trên cơ sở nào?
 GV yêu cầu
Đọc SGK mục III
H7. Hội đông tương trợ kinh tế được thành lập nhằm mục đích gì? Tác dụng?
 GV đưa bảng số liệu 
Sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa
H8. Việt Nam có quan hệ gì với các nước XHCN trong giai đoạn này? 
 GV giới thiệu kiến thức
H9. Trong giai đoạn này còn có sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế và quân sự khác. Em hãy trình bày một vài nét khái quát về các tổ chức này
TL6.
- Liên Xô và các nước Đông Aâu cùng mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Cùng đặt chung dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
- Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin
 HS đọc SGK
TL7.
- Nhằm tạo ra sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa
- Tạo ra sức mạnh chống sự phá hoại của các thế lực thù địch
 HS quan sát bảng số liệu
TL8. Năm 1978 Việt Nam gia nhập tổ chức SEV và nhận được nhiều sự trợ giúp về kinh tế, khoa học kĩ thuật của các nước anh em
 Học sinh làm việc theo nhóm
Cử đại diện trình bày về các tổ chức
NATO, SEATO, CENTO, VACSAVA, 
a. Cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Liên Xô và các nước Đông Aâu cùng mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Cùng đặt chung dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
- Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin
b. Sự thành lập và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
- Nhằm tạo ra sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa
- Tạo ra sức mạnh chống sự phá hoại của các thế lực thù địch
-> Ngày 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập giữa Liên Xô và các nước XHCN
5’
Hoạt động 4. Củng cố
Bài tập
GV yêu cầu học sinh trả lời nhanh một số câu hỏi nhằm củng cố các sự kiện cơ bản của bài
H1. Kể tên các nước Đông Aâu
H2. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời vào năm nào?
H3. Việt Nam tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế vào năm nào?
Học sinh trả lời
- Đông Aâu gồm 8 nước
Ba lan , An ba ni, Rumani CHDC Đức, Bun ga ri, Nam Tư, Hung ga ri,	 Tiệp Khắc
- Ngày 8/1/1949
- Năm 1978 Việt Nam gia nhập tổ chức SEV
Dặn dò: 2 phút
 - Học thuộc bài, soạn bài mới
 - Đọc tài liệu Tư liệu Lịch sử 9
 - Tìm tên của các quốc gia trong khối SNG 
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 2.doc