Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 28 - Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 28 - Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú

1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

 - Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương trong kế hoạch Na-va (5/1953) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh trong danh dự.

 - Chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 - 54 của ta nhằm phá hoại kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ bằng cuộc tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và bằng chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) giành thắng lợi quân sự quyết định.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 28 - Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 8/2/2011
 Ngày dạy:
Tuần 28 - Tiết 35
Bài 27: cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
I/Mục tiêu cần đạt: 
1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.
 - Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương trong kế hoạch Na-va (5/1953) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh trong danh dự.
 - Chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 - 54 của ta nhằm phá hoại kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ bằng cuộc tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và bằng chiến dịch Điện Biên phủ (năm 1954) giành thắng lợi quân sự quyết định.
 - Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954).
 -ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống pháp của nhân dân ta
2, Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3, Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Pháp - Mĩ và chủ trương, kế hoạch của ta.
 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 53 - 54 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
II/Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
 +Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ chiến dịch Đông Xuân và Điện Biên Phủ
- HS: Học bài cũ. Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
III/ Tiến trình lên lớp.
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 ? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng bàn những nội dung cơ bản nào.
 *, Trả lời:
 + Thông qua báo cáo chính trị của chủ Tịch Hồ Chí Minh
 + Bàn về cách mạng Việt Nam của tổng bí thư Trường Chinh
 + Đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam, bầu ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.
3, bài mới:
 *, Giới thiệu bài: (1 phút). Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của ta đã làm phá sản kế hoạch của Pháp - Mĩ (Kế hoạch Na-va), chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ ghi nhận thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp của 3 nước Đông Dương và đặc biệt là của Việt Nam -> mở sang trang sử mới của cách mạng Việt Nam -> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (10 phút).
 ? Đặt vấn đề: sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam thì Pháp gặp khó khăn gì?
 GV nhận xét bổ sung : sau 8 năm Pháp đã nhiều lần thay đổi kế hoạch và tổng tham mưu trưởng
 ? Đứng trước tình hình đó Pháp đã làm gì.
Trước khó khăn của Pháp ở Đông Dương, pháp đã có kế hoạch gì ?
 ? Pháp; Mĩ đã vạch ra kế hoạch gì? 
 GV: Cho học sinh rõ Na-va là tham mưu trưởng khối NATO được Mĩ-Pháp tin tưởng
? Chúng vạch ra kế hoạch đó nhằm mục đích? 
? Em có nhận xét gì về thời gian thay đổi tình hình chiến sự ở Đông Dương ?
? Em hãy nêu nội dung của kế hoạch Na-Va ?
? Để thực hiện kế hoạch Na-Va Pháp đã làm gì ?
Hoạt động 2: (24 phút).
 ? Trước âm mưu và hành động của Pháp trong kế hoạch Na-va, ta có chủ trương, kế hoạch gì ?
? Phương hướng chiến lược của ta là gì ?
? Ta mở những cuộc tiến công đó nhằm mục đích ?
? Phương châm chiến lược ?
 Giáo viên: Giới thiệu H 52/ sgk.
? Để thực hiện phương hướng chiến lược trên quân ta đã làm gì ?
? Mở đầu chiến dịch ta đã làm gì ?
? Vì sao ta lại tấn công Tây Bắc trước ?
? Na-Va điều một lực lượng quân lớn lên Tây Bắc nhằm mục đích gì ? 
 GV: Chiếm Điện Biên Phủ, giữ Tây Bắc ngăn cản sự phối hợp của quân Việt Nam - Lào ị Vùng Thượng Lào.
? Với hướng tấn công Tây Bắc ta đã làm cho địch như thế nào ? (Bị động).
? Để phối hợp với Liên quân Lào - Việt ta tiếp tục tấn công hướng nào ? Kết quả ?
? Để đánh lạc hướng phán đoán của địch ta tiếp tục tiến công địch ở đâu ? Kết quả.
? Để giữ vững quyền chủ động ta tiếp tục đánh địch như thế nào ?
? Để phối hợp tiến công trên các mặt trận chính ta còn đánh địch bằng cách nào? ở đâu? Mục đích? 
? Các cuộc tấn công của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-Va? 
GV: Giới thiệu vị trí Điện Biên Phủ trên lược đồ, tầm quan trọng của Điện Biên Phủ. 
 ? Pháp - Mĩ đã xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ như thế nào ?
 GV: Nhận xét, kết luận, cho học sinh theo dõi lược đồ chỉ rõ vị trí Pháp cho quân đóng và lực lượng quân Pháp - sự hỗ trợ, viện trợ của Mĩ -> biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương (trong 5 tập đoàn cứ điểm). Kể chuyện sự thách đố của Tướng Pháp Đờ-cát Đờ-tát-xi-nhi và chỉ huy pháo binh Pháp là Pi-ốt...
? Lực lượng địch được bố trí như thế nào?
? Tại sao Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm ? (Mạnh chưa từng có).
? Chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Mục tiêu?
 GV nhấn mạnh thêm.
? Em hãy trình bày chiến dịch Điện Biên Phủ bằng lược đồ ?
 Giáo viên: Giới thiệu Hình 55 (Bộ đội ta kéo pháp lên Điện Biên Phủ rất gian khổ). Hình 56 (Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cờ ...).
 GV nhấn mạnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ...
? Em hãy nêu kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ ?
 Sơ kết : với chủ trương kế hoạch của Đảng ta trong cuộc chiến đấu Đông - xuân và chiến dịch lịch sử điện Biên Phủ đã làm thất bại kế hoạch Na-va và cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở đông Dương buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận hoà bình ở Đông Dương
I/Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ.
- Sau gần 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam lần 2 Pháp thất bại liên tiếp: Việt Bắc (1947), Biên Giới (1950), Hoà Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953)...
- Ngày 7/5/1953 cử tướng Na-Va chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.
- Kế hoạch Na-Va.
- Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong 18 tháng ị Bại đ Thắng.
- Ngắn, có tính chất chủ quan.
- Nội dung: 2 bước:
+ Bước 1: Thu Đông 1953, Xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược miền Nam.
+ Bước 2: Thu Đông 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Tăng 12 tiểu đoàn bộ binh.
- Tăng viên trợ, xây dựng lực lượng cơ động mạnh, tăng ngụy quân.
II/ Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
1, Cuộc tiến công chiến lược Đông- xuân 1953 - 1954:
- Tháng 9/1953 Hội nghị Bộ chính trị TW Đảng họp đề kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 53 - 54, mở cuộc tiến công mà lực lượng địch yếu, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
- Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu.
- Làm phân tán lực lượng chủ lực của địch, không cho chúng tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”.
“Đánh ăn chắc”, “Đánh chắc thắng”.
- Ta mở một loạt chiến dịch tiến công trên nhiều hướng ở khắp các chiến trường Đông Dương.
+ Ngày 20/11/1953 ta chuyển lên Tây Bắc.
- Là vị trí quan trọng, địch sở hở, bị động đối phó.
+ Đầu tháng 12/1953 ta bao vây uy hiếp địch ở Điện Biên phủ, giải phóng Lai Châu.
- HS trả lời.
+ Cuối tháng 12/1953 Liên quân Lào - Việt tấn công Trung Lào.
+ Cuối tháng 1/1954 mở cuộc tiến công Thượng Lào.
+ Đầu tháng 2/1954 tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên; bao vây, uy hiếp PLâyCu.
+ Phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch.
- Góp phần phân tán và giam chân địch.
- Phân tán lực lượng cơ động, lúng túng đối phó một cách bị động.
2- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954:
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng án ngữ Tây Bắc Việt Nam, Thượng Lào và Tây Nam (Trung Quốc)
- Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
+ 16.200 quân, 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Bắc, Nam, Trung tâm: có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh.
- HS trả lời.
- Đầu tháng 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
* Diễn biến:
- Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/1 đến ngày 7/5/1954, chia thành 3 đợt.
*, Đợt 1: (Từ ngày 13 đến ngày 17/3/1954) đánh chiếm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
*, Đợt 2: (Từ ngày 30/3 đến ngày 26/4/1954) ta đánh chiếm các căn cứ phía Đông khu trung tâm.
*, Đợt 3 (Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954) ta đánh chiếm các căn cứ còn lại ở khu trung tâm và phân khu Nam. 17h30’ ngày 7/5 tướng Đờ-Ca- Xtơ-Ri cùng toàn bộ Ban Tham mưu ra hàng.
* Kết quả:
- Gần 2 tháng chiến đấu ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm.
- Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch phá huỷ 62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh.
*, ý nghĩa: làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh.
4, Củng cố: (3 phút).
 *Bài tập: Ghi sự kiện đúng với thời gian sau:
STT
Thời gian
Sự kiện
1
01/1954
2
02/1954
3
12/1953
4
05/1953
5, Dặn dò về nhà: (2 phút).
 - Học bài theo nội dung đã ghi
 - Đọc trước và tìm hiểu các phần còn lại của bài 27. Trả lời câu hỏi sgk.
_______________________________________________
 Ngày soạn: 8/2/2011
 Ngày dạy:
Tuần 28 - Tiết 36
Bài 27: cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) -Tiếp-
I/Mục tiêu cần đạt: 
1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
 - Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954)
 - ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống pháp của nhân dân ta
2, Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3, Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Pháp - Mĩ và chủ trương, kế hoạch của ta.
 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 53 - 54 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
II/Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
 +Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ chiến dịch Đông Xuân và Điện Biên Phủ
- HS: Học bài cũ. Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
III/ Tiến trình lên lớp.
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 ? Nêu kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
 *Trả lời:
 - Kết quả: ta tiêu diệt, bắt sống 16.200 tên địch, thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi 62 máy bay.
 - ý nghĩa: làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh.
3, bài mới:
 *, Giới thiệu bài: (1 phút). Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán với ta trên bàn thương lượng, kết quả cuộc đàm phán và nội dung của Hội nghị Giơ-ne-vơ như thế nào? nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp ra sao -> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (17 phút).
Hội nghị Giơ-ne-vơ đã diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
 GV: lời tuyên bố của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (26/11/1953) sự tham dự các nước lớn bàn về Đông Dương, cho học sinh rõ ngày từ đầu cuộc kháng chiến từ 1946 ta đã tỏ rõ thái độ thương lượng song Pháp càng lấn tới.
? Chúng ta có quan điểm ra sao ?
? Hội nghị Giơ-ne-vơ đã diễn ra như thế nào?
? Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị đã diễn ra như thế nào? Vì sao?
? Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp định Giơ-ne-vơ?
 GV: Hội nghị Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý, quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương, được các nước tham dự Hội nghị tôn trọng.
? Hiệp định Giơ-ne-vơ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Hoạt động 2: (17 phút).
? Đối với nhân dân Việt Nam cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có ý nghĩa gì?
? Đối với thế giới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta có ý nghĩa gì?
? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
 GV: Sơ kết: với chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đế quốc Pháp buộc phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp, của thực dân kiểu cũ.
III- Hiệp định Giơ Ne Vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954):
- Hoàn cảnh:
+ Hội nghị ngoại trưởng các nước lớn, bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương (8/5/1954)
+ Chiến dịch điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi góp phần buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) ngày 21/7/1954.
- Quan điểm của ta: Sẵn sàng thương lượng nếu thực dân Pháp thiện chí.
- Ngày 8/5/1954 Hội nghị khai mạc.
Thành phần: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc và các nước Đông Dương.
- Cuộc đấu tranh rất gay gắt và quyết liệt.
- Ngày 21/7/1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.
- Nội dung:
+ Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia.
+ Hai bên tập kết quân đội lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
+ Việt Nam tổng tuyển cử tự do sau 2 năm.
- ý nghĩa:
+ Hiệp định đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
+ Đó là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản của nhân dân Đông Dương.
+ Buộc thực dân Pháp rút quân về nước, âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh của Pháp - Mĩ bị thất bại.
+ Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội.
 IV- ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954):
1- ý nghĩa lịch sử:
*, Thắng lợi đã kết thúc ách thống trị gần 1 thế kỷ của thực dân Pháp trên đất nước ta.
 - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH làm cơ sở thống nhất nước nhà.
*, Quốc tế: Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới.
2- Nguyên nhân thắng lợi:
a, Chủ quan:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân.
- Có Mặt trận dân tộc thống nhất chuyên chính, mở rộng.
- Có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.
- Có hậu phương rộng lớn, vững chắc.
b, Khách quan:
- Có sự đoàn kết, chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương. 
- Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.
4, Củng cố: (3 phút).
 ? Tại sao lại khẳng định chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ đã quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương? 
 (Chúng phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ: công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất về toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương).
5, Dặn dò về nhà: (2 phút).
 - Học bài theo nội dung đã ghi
 - Soạn sử địa phương: sưu tầm tư liệu về lịch sử địa phương Nam Định...
_____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 28.doc