Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 31

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 31

. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS nắm được nhiệm vụ của CM miền Bắc trong giai đoạn từ 1954 1965; miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của CM dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc CMXHCN.

2. Tư tưởng:

 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31, Tiết: 41
Ngày soạn: 25/3/10	
Ngày dạy: 01/4/ 10	
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM
 (1954 – 1965). (tt)
III. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT 
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 -1965)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm được nhiệm vụ của CM miền Bắc trong giai đoạn từ 1954 " 1965; miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của CM dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc CMXHCN.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ CM 2 miền, âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn miền Nam ; kỉ năng sử dụng bản đồ chiến sự.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965). 
 - Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Em hãy trình bày về ptrào đấu tranh của nhân dân miền Nam (1954 -1959).
b. Em trình bày về ptrào Đồng Khởi ở miền Nam (1959-1960). Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
3 Giới thiệu bài mới: Sau khi miền Bắc hoàn thành kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957) và kế hoạch 3 năm cải tạo XHCN, Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960) tại Hà Nội để đề ra đường lối chiến lược của thời kì quá độ tiến lên CNXH ở nước ta, mối quan hệ giữa CM 2 miền Bắc, Nam và thông qua nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
?
 Em hãy trình bày về hoàn cảnh lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
?
 Em trình bày nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
CM XHCN miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước.
- Đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN miền Bắc.
- Đề ra nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
?
 Nêu ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần III?
?
 Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là gì ?
?
 Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thực hiện như thế nào ?
?
 Em hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965.
- Công nghiệp quốc doanh chiếm 93,1% tổng giá trị công nghiệp , và hàng trăm xí nghiệp công nghiệp đại phương.
- Nhiều hợp tác đạt 5 tấn thóc / ha.
- Trên 90% số hộ nông dân vào hợp tác xã (trên 50% hợp tác xã bậc cao.)
Tác dụng của kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961 -1965):
- 1961 " 1965 miền Bắc chi viện nhiều người và của cho chiến trường miền Nam.
- Miền bắc có những thay đổi lớn về XH và con người.
?
 Những thành tựu to lớn của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng cả nước ?
GV giảng thêm:
- Ấp Bắc là 1 ấp nhỏ, thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Mĩ Tho.
- Lực lượng địch tấn công vào Ấp Bắc là 2.000 tên; 13 tàu chiến; 36 máy bay; 12 khẩu pháo do cố vấn Mĩ chỉ huy. Dấy lên ptrào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” liên tiếp lập nên những chiến thắng lớn.
GV cho HS xem H.64: Ptrào phá ấp chiến lược của nhân dân miền Nam.
H
 Miền Bắc đang tiến hành cải tạo XHCN thắng lợi.
- Miền Nam tiến hành “Đồng Khởi” thắng lợi.
Đại Hội toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập tại Hà Nội.
H
 ND
+ Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN .
+ Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới do Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn là bí thư thứ nhất.
H
 Đại hội đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
- Đẩy mạnh cách mạng 2 miền đi lên, miền bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, miền Nam đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ .
H
 Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất cho CNXH.
H
 Nhà nước tăng cường đầu tư vốn lớn gấp 3 lần khôi phục kinh tế.
H
 Thành tựu
* Công nghiệp :
- Nhà nước ưu tiên vốn để phát triển công nghiệp nặng : - Công nghiệp nhẹ: Khu công nghiệp Việt Trì , Thượng Đình (Hà Nội ), Dệt 8/3, dệt kim Đông xuân
* Nông nghiệp:
- Nông nghiệp được coi là cơ sở của công nghiệp.
- Nhà nước ưu tiên phát triển các nông, lâm trường quốc doanh.
- Nông dân chú trọng áp dụng khoa học kĩ htuật vào sản xuất, tiến hành cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá.
* Thương nghiệp:
- Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh được thị trường .
- Đời sống nhân dân ổn định.
* Giao thông vận tải:
- Mạng lưới giao thông đường thuỷ, bộ, sông biển được xây dựng củng cố và hoàn thiện.
* Văn hoá giáo dục:
- Giáo dục, y tế phát triển.
- Văn hoá: Chú trọng xây dựng con người mới.
- Giáo dục và y tế tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu xây dựng CNXH miền Bắc và chi viện cho miền Nam .
H
 1961-1965, miền Bắc chi viện nhiều người và của cho chiến trường miền Nam.
Miền Bắc có những thay đổi lớn về xã hội và con người.
Cuối 1964 - đầu 1965 tình hình chiến trường miền Nam: phối hợp với ptrào đấu tranh chính trị của quần chúng, quân ta liên tiếp mở 1 loạt các chiến dịch. Điển hình là chiến dịch Đông –Xuân 1964 -1965.
- Giữa 1965, “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị thất bại.
í GV kết luận:
- Đến giữa 1965, 3 chỗ dựa chủ yếu của“ Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam đã bị lung lay tận gốc rễ, ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược, đô thị miền Nam không còn là nơi an toàn của Mĩ ngụy. “ Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản hoàn toàn.
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (1961 -1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960).
a. Hoàn cảnh:
- MB tiến hành cải tạo XHCN thắng lợi.
- MN tiến hành “Đồng Khởi” thắng lợi.
 b. Nội dung:
- Đại hội nêu nhiệm vụ:
+ Miền Bắc tiến hành CMXHCN.
+ Miền Nam tiến hành CMDTDCND.
Miền Bắc giữ vai trò quyết định.
- Đề ra nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).
- Bầu ra BCH TW mới do HCM là CT Đảng, Lê Duẩn là Bí thư thứ I
c. Ý nghĩa:
- Đánh dấu 1 bước phát triển mới của CMVN.
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 -1965)
 Mục tiêu: Xây dựng bước đầu CSVC cho CNXH. 
 Thành tựu:
* Công nghiệp:
- Nhà nước ưu tiến vốn để ptriển công nghiệp nặng.
- Công nghiệp nhẹ: khu CN Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), dệt 8/3, dệt kim Đông Xuân, pin Van Điển...
* Nông nghiệp:
- Ưu tiên ptriển các nông, lâm trường quốc doanh, áp dụng KHKT vào sản xuất. 
* Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh trên thị trường.
* Giao thông vận tải: Mạng lưới GT đường thủy, sông, bộ, biển được xây dựng, củng cố và hoàn thiện.
* Văn hóa GD:
- VH,GD, y tế phát triển. VH: chú trọng xdựng con người mới.
V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 -1965).
1. Chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam:
- Ââm mưu: “Dùng người Việt, trị người Việt”
- Hành động:
+ Tăng cường lực lượng quân ngụy. 
+ Sử dụng chiến thuật “Trực thăng vâïn” và “Thiết xa vận” do cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt CM miền Nam.
+ Lập “ấp chiến lược”, để tách quân ra khỏi dân.
+ Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc với miền Nam.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
* Chủ trương của ta: kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp giữa tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự,binh vận).
* Thắng lợi của ta:
Quân sự:
- 1962, quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...
- 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc. 
Chính trị:
- Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.
 - 1/11/1963, đảo chính lật đổ chính quyền Diệm - Nhu.
- 1964 - 1965 tiến công chiến lược trên các chiến trường MN. Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
 4. Củng cố: 
a. Em hãy trình bày về Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (Hoàn cảnh,nội dung, ý nghĩa).
b. Trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961 – 1965). Tác dụng của kế hoạch này đối với 2 miền 
c.Đánh dấu x vào ô mà em cho là đúng:
- “ Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam được đề ra trong hoàn cảnh :
Đế quốc Mĩ thất bại trong chiến tranh 1 phía .
Để cứu vãn tình thế chiến tranh.
Thực hiện chiến lược toàn cầu phản CM của đế quốc Mĩ.
Cả 3 ý trên đúng.
 - Âm mưu cơ bản của đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là: ----------------------------
- Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân MN đấu trnh chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1962-12965).
Thời gian
Sự kiện
2-1-1963 
Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)
 5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 29 tìm hiểu : Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước
 (1965 – 1973). (Phần I)
Nhóm 1: Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược“ Chiến tranh cục bộ” trong hoàn cảnh nào? Những âm mưu và thủ đoạn mới của đế quốc Mĩ trong chiến tranh này là gì?
Nhóm 2: Em trình bày những thắng lợi tiêu biểu của ta trong“Chiến tranh cục bộ”.
Nhóm 3: . So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
Tuần: 31, Tiết: 42
Ngày soạn: 25/3/10	
Ngày dạy: 03/4/ 10	
Bài 29 
 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965 – 1973). 
I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MĨ
 (1965 -1968)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam, đánh bại liên tiếp 2 chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
 - Sự phối hợp giữa CM 2 miền Nam – Bắc, giữa tuyền tuyến và hậu phương trong cuộc k/c chống Mĩ, cứu nước 
 - Sự phối hợp chiến đấu giữa 3 dân tộc ở ĐD chống kẻ thù chung.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, tinh thần đoàn kết giữa nhân dân 3 nước ĐD, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch trong 2 chiến lược chiến tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, kỉ năng sử dụng bản đồ chiến sự, tranh ảnh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường” Chiến dịch Vạn Tường” (8-1965); 
 - Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Cuộc tiến công chiến lược 1972; 
 - Tuyến đường chiến lược Bắc – Nam mang tên HCM”; 
 - Cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 của Mĩ 12/1972”
 - Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”trong hoàn cảnh nào?
b. Những thắng lợi lớn của ta trong “Chiến tranh đặc biệt”.
c. Tại sao nói: “ Chiến tranh Ấp Bắc” chứng tỏ rằng: Quân và dân ta hoàn toàn có khả năng đánh thắng đế quốc Mĩ về mặt quân sự trong“ Chiến tranh đặc biệt”.
3 Giới thiệu bài mới: Sau thất bại của chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, để gỡ thế bí về chiến lược, Mĩ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam lên mức cao hơn là “Chiến tranh cục bộ”.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
?
 Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh nào ?
?
 Âm mưu mới của đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ” là gì ?
?
 Em hãy trình bày về chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
?
 Sau chiến thắng Vạn Tường, quân và dân ta còn lập lên những chiến công gì ?
- Hầu hết các vùng nông thôn, nhân dân đã đứng lên phá tung từng mảng lớn “ấp chiến lược”.
- Thành thị: Hầu hết các đo thị quần chúng đứng lên đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ. 
- Vùng giải phóng mở rộng.
- Uy tín của mặt trận dân tộc Giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
?
 Em hãy trình bày những thắng lợi về đấu tranh chính trị của nhân dân ta trong những năm đầu của “chiến tranh cục bộ”(1965-1967).
?
 Chúng ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) trong hoàn cảnh nào ?
?
 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 diễn ra như thế nào?
?
 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
H
 Sau thất bại của “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mĩ đã thực hiện “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam .
H
 chúng đã “tìm diệt” quân giải phóng và “Bình định” miền Nam .
- Thủ đoạn :
+ Chúng đánh vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô :1965-1966 và 1966-1967.
H
 Sáng 18/8/1965, địch huy động lực lượng lớn đánh vào thôn Vạn Tường.
- Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.
- Kết quả: Ta diệt 900 tên địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
H
 Sau thất bại ở Vạn Tường, đế quốc Mĩ mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô để “tìm diệt” chủ lực quân giải phóng và “bình định” miền Nam nhằm giành thắng lợi quyết định về quân sự.
- Với nỗ lực cao nhất, quân và dân ta đã bẻ gãy 2 cuộc phản kích chiến lược ncày lập nên chiến thắng lớn của 2 mùa khô.
- Ta diệt 24 vạn địch.
H
 Lợi dụng mâu thuẫn của nước Mĩ trong năm bầu cử tổng thống. Ta chủ trương tiến hành tổng tiến công và noỏi dậy trên toàn chiến trường giành thắng lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước
H
 Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh; 4/6 đô thị lớn; 64/242 quận lị; ở hầu hết các “ấp chiến lược” và vùng nông thôn.
- Ta tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
H
 Làm lung lay ý trí xâm lược của Mỹ.
- Buộc chúng phải tuyên bố “phi Mỹ hoá chiến tranh”.
- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris 
I. Chiến đấu chống chiến lược“ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 -1968).
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam:
Âm mưu: Mở hàng lọat cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” miền Nam.
Hành động: 
+ Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965 -1966 và 1966 – 1967.
2/ Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
* Chiến thắng Vạn Tường (8/1965):
- Sáng 18/8/1965, địch huy động lực lượng lớn chiến đánh vào thôn Vạn Tường. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.
" Mở đầu cho cao trào diệt Mĩ ở miền Nam. 
* Đánh tan 2 cuộc phản công mùa khô 1965 -1966 và 1966 – 1967.
 * Thắng lợi đấu tranh chính trị:
- Ở nông thôn, phá ấp chiến lược, thành thị đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.
- Vùng giải phóng mở rộng. Uy tín của MTDTGP miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968):
a. Hoàn cảnh:
- So sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi cho ta. Ta chủ trương tiến công và nổi dậy trên tòan chiến trường giành thắng lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.
b. Diễn biến:
- Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công ở hầu khắp các ấp chiến lược và vùng nông thôn và các cơ quan đầu não của địch (Tòa đại sứ Mĩ, Dinh “Độc lập”, Bộ Tổng tham mưu ngụy....) 
c. Ý nghĩa:
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
- Buộc chúng phải tuyên bố “ Phi Mĩ hóa chiến tranh”.
- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris.
 4. Củng cố: 
 	 a./ Đánh dấu x vào ô mà em cho là đúng.
 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam được tiến hành:
Lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh, qưân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.
Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ. 
Lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, trong đó quân Mĩ giữ và quân đồng minh..
Lực lượng quân đội Mĩ, quân đội Sài Gòn....
 b./ Điền vào chỗ trống để nêu lên được sự khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ”:
- Lực lượng tiến hành: 
- Quy mô chiến tranh: 
 c./ Thắng lợi mở đầu cho cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến trnh cục bộ” của quân dân miền Nam là:
Chiến thắng Ấp Bắc.
Chiến thắng Bình Gĩa.
Chiến thắng Vạn Tường.
Chiến thắng Đồng Xòai.
5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 29(tiếp theo) tìm hiểu : Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973). (Phần II)
- Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ I như thế nào?
- Nêu thành tích chiến đấu và sản xuất của miền Bắc thời kì 1965 – 1968, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam như thế nào?
- Chiến lược “VN hóa chiến tranh” ra đời trong hoàn cảnh nào? Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược này ra sao?
- Những thắng lợi về chính trị và quân sự của ta trong chiến lược“VN hóa chiến tranh” (1969 – 1973)
TỔ TRƯỞNG
Phùng Thành Được

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 9 tiet 41+42.doc