Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần học 20

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần học 20

. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau Chiến tranh thế giới lần 1 ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc (1911 – 1920)

- Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại,Người đã tìm thấy chân lý cứu nước, Người đã tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCS.

- Hiểu được chủ trương hoạt động của Hội Việt Nam CM thanh niên.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ NAQ

B/ Chuẩn bị:

 

doc 133 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần học 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 1/1/2011
Ngày dạy: /1/2011
 Tiết 19 bài 16: hoạt động của Nguyễn ái quốc 
 ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau Chiến tranh thế giới lần 1 ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc (1911 – 1920) 
- Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại,Người đã tìm thấy chân lý cứu nước, Người đã tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCS.
- Hiểu được chủ trương hoạt động của Hội Việt Nam CM thanh niên. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ NAQ 
B/ Chuẩn bị: 
 Thầy: soạn bài 
 Trò: đọc bài 
C/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ (trong quá trình giảng bài) 
 2. Bài mới: 
Qua các bài ở lớp 8, các em đã biết 1911-1918 Nguyễn Tất Thành đã làm gì? Ta tiếp tục theo dõi hoạt động của Nguyễn ái Quốc 1919-1925 để nhận xét:
 +1919-1925 con đường cứu nước của NAQ có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước?
 +1921-1925 NAQ đã có những hoạt động như thế nào để chuan bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: 
? Hs đọc SGK phần I? 
? Em hãy trình bày những hoạt động của NAQ ở Pháp 1917 – 1923? 
Hs dựa vào SGK trình bày. 
- 18/6/1919 NAQ gửi đến Hội nghị Vec -xai bản yêu sách đòi quyền bình đẳng, tự quyết của dân tộc VN đã có tiếng vang lớn. 
- 7/1920: người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Người nhận biết ngay đó là chân lý của CM . Người tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
- 12/ 1920 Người tham gia ĐH lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Người đã:
+ Bỏ phiếu tán thành QT thứ 3 
+ Tham gia sáng lập ĐCS Pháp
+ Người từ chủ nghĩa yêu nước -> chủ nghĩa Mác Lê-nin và đi theo con đường CM vô sản.
- 1921 Người sáng lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri 
- 1922 Người sáng lập ra báo “ người cùng khổ” truyền bá tư tưởng CM mới vào thuộc địa, trong đó có VN.
- NAQ viết bài cho báo “Nhân đạo” “Đời sống công nhân” và cuốn “ bản án chế độ thực dân thực dân Pháp”. Những sách báo này được truyền về trong nước. 
GV: thuyết trình về NAQ, về đường lối cứu nước mà người tìm ra để cứu nước.
*Hoạt động 2 
? Hãy trình bày những hoạt động NAQ ở Liên Xô (1923-1924)? 
- 6/1923: NAQ từ Pháp đi Liên Xô dự ĐHQT nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. 
- 1924: người đi dự Đại hội V của QT cộng sản. Người đã trình bày lập trường, quan điểm về vị trí chiến lược của CM thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân chính quốc và thuộc địa, vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa.
- NAQ đã chuẩn bị về tư tưởng về chính trị cho sự ra đời của ĐCS VN.
GV: trình bày những quan điểm CM mới của NAQ.
*Hoạt động 3 
? Gọi HS đọc phần III – SGK? 
? Hãy nêu những hoạt động chủ yếu của NAQ để thành lập Hội VN CM Thanh niên? 
- Cuối 1924 NAQ từ LX về Trung Quốc thành lập Hội VN CM thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. (tiền thân của ĐCS VN)
? Việc thnàh lập CS đoàn làm nòng cốt cho HVNCMTN có ý nghĩa gì ? 
- Hs trình bày 
? Em hãy cho biết những hoạt động chủ yếu của tổ chức VN CM TN?
? Huấn luyện?
- tổ chức VNCM TN rất chú ý công tác huấn luyện cán bộ CM 
- NAQ trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên VN thành cán bộ CM, một số người được chọn đi học tại trường Đại học Phương Đông và nhiều trường ở LX và Trung Quốc, một số đưa về nước hoat động.
? Công tác tuyên truyền?
- Báo Thanh niên xuất bản tháng 6/1925 làm cơ quan tuyên truyền của Hội.
- 1927 các bài giảng của Người trong các lớp huấn luyện ở Quảng Châu được tập hợp lại và in thành tác phẩm “Đường cách mệnh” và đựơc bí mật chuyển về nước. Tác phẩm đã vạch rõ phương hướng cơ bản của CM giải phóng dân tộc. 
- 1928 Hội VN CM thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, truyền bá CN Mác – Lê-nin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
- Đầu 1929 hội VN cách mạng TN đã có cơ sở khắp trên toàn quốc 
GV minh hoạ thêm: về địa bà hoạt động của HVNCMTN được mở rộng trong toàn quốc. Hội tăng cường truyền bá CN Mác Lê-nin về nước. 
? Tác dụng?
- NAQ đã trực tiếp chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS VN. 
? Theo em, con đường cứu nc của NAQ có gì mới và khác với lớp người đi trước ? 
HS: trình bày theo những hiểu biết của mình.
I/ Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917-1923)
- 18/6/1919 NAQ gửi đến Hội nghị Vec -xai bản yêu sách đòi quyền bình đẳng, tự quyết của dân tộc VN đã có tiếng vang lớn. 
- 7/1920: người đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Người tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
- 12/ 1920 Người tham gia ĐH lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Người đã:
+ Bỏ phiếu tán thành QT thứ 3 
+ Tham gia sáng lập ĐCS Pháp
+ Người từ chủ nghĩa yêu nước -> chủ nghĩa Mác Lê-nin và đi theo con đường CM vô sản.
- 1921 Người sáng lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri 
- 1922 Người sáng lập ra báo “ người cùng khổ” truyền bá tư tưởng CM mới vào thuộc địa, trong đó có VN.
- NAQ viết bài cho báo “Nhân đạo” “Đời sống công nhân” và cuốn “ bản án chế độ thực dân thực dân Pháp”. Những sách báo này được truyền về trong nước. 
II/ Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923 -1924) 
- 6/1923: NAQ từ Pháp đi Liên Xô dự ĐHQT nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. 
- 1924: người đi dự Đại hội V của QT cộng sản. Người đã trình bày lập trường, quan điểm về vị trí chiến lược của CM thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân chính quốc và thuộc địa, vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa.
- NAQ đã chuẩn bị về tư tưởng về chính trị cho sự ra đời của ĐCS VN .
III/ Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924 -1925) 
1. Sự thành lập Hội Việt Nam CM Thanh niên.
- Cuối 1924 NAQ từ LX về TQ thành lập Hội VN CM thanh niên (6/1925) 
2. Hoạt động 
a. Huấn luyện: 
- NAQ trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên VN thành cán bộ CM.
b. Tuyên truyền: 
- Báo Thanh niên xuất bản tháng 6/1925 làm cơ quan tuyên truyền của Hội.
- 1927 xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” và đựơc bí mật chuyển về nước. 
- 1928 Hội VN CM thanh niên có chủ trương “vô sản hóa”
- Đầu 1929 hội VN cách mạng TN đã có cơ sở khắp trên toàn quốc.
 3. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
 GV điểm lại những kiến thức cơ bản.
 4. Bài tập: Hãy lập biểu về HĐ của NAQ từ 1919 – 1925?
Thờigian
Hoạt động của NAQ
18/6/1919
7/1920
12/1920
1921
1922
6/1923
12/1924 ->2/1925
....
..
...
...
..
.
...
- Các em học bài và làm bài tập trong SGK 
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 2/1/2011
Ngày dạy: /1/2011
Tiết 20 Bài 17 Cách mạng Việt nam trước khi 
 Đảng cộng sản ra đời
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh hiểu được:
- Bước phát triển mới của phong trào CM VN từ 1926 -1927.
- Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức CM ở trong nước Tân Việt CM Đảng (TVCMĐ) và VN Quốc dân Đảng (VN QD Đ).
 - Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức CM này, sự khác biệt của hai tổ chức CM này với Hội VN CM. 
 - Sự phát triển của phong trào CM VN đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức CS ở VN.
2. Kĩ năng:
 - Rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ và nhận định, đánh giá, phân tích khách quan.
3 Thái độ: Giáo dục học sinh lòng khâm phục, kính yêu những người yêu nước. 
B/ Chuẩn bị: 
 Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án. Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái 
 Trò: Đọc bài 
C/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu những hoạt động của NAQ ở Pháp , LX và Trung Quốc ? 
 2. Bài mới:
 Qua bài 16, chúng ta đã biết dưới tác động của những hoạt động của NAQ và Hội VNCMTN, phong trào CNVN đã có bước phát triển mới. Ta tiếp tục theo dõi bài 17 để xem chủ trương, hoạt động của 2 tổ chức CM khác trong thời kỳ này là Tân Việt CM Đảng và VN Quốc dân đảng khác gì với Hội VNCMTN và tại sao 3 tổ chức cộng sản lại ra đời vào năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
Gọi hs đọc phần I – SGK 
? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926-1927 ? 
- Trong 2 năm 1926-1927 liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, viên chức và học sinh: công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng (Bình Phước) và công nhân đồn điền cà phê Ray-na (Thái Nguyên)...
- Phong trào phát triển với quy mô toàn quốc từ Bắc chí Nam: 
+ Miền Bắc: bãi công của công nhân nhà máy xi măng, nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy sửa chữa ô tô A-vi-a (HNội), mỏ than Hòn Gai... 
+ Miền Trung: nhà máy diêm, cưa Bến Thủy
+ Miền Nam: Nhà máy Ba Son và đồn điền cao su Phú Riềng
 GV kết hợp xác định các nơi diễn ra các cuộc bãi công trên lược đồ.
GVgiảng thêm: Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước) do sự đàn áp bóc lột của bọn tư bản Pháp, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng đã đấu tranh để giết tên Mông-tây.
GV: từ 1926-1927 toàn quốc nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân. 
( GV cho HS thảo luận:
? Phong trào công nhân viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927 có những bước phát tirển mới nào?
GV cho HS so sánh với phong trào đấu tranh năm 1919-1925 để rút ra điểm mới.
PT đấu tranh 1919-1925
Phong trào đấu tranh 1926-1927
- Đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, chỉ nổ ra ở P Bắc và P Nam ( chưa thống nhất.
- Mục đích đấu tranh: đòi nghĩ việc ngày chủ nhật có trả lương, vì yêu cầu cuộc sống, công nhân nhà máy xưởng Bason bãi công ( mang tính chất chính trị rõ rệt.
- Phong trào công nhân mang tính chất thống nhất tòan quốc (từ Bắc đến Nam) phát triển hơn và có tổ chức hơn.
- Mục đích đấu tranh lâu dài mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi 1 xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương...( trình độ giác ngộ của công nhân nâng lên rõ rệt.
 - Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị vượt ra ngoài quy mô một xưởng bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương, trình độ giác ngộ của công nhân ngày càng nâng lên, họ trở thành lực lượng chính trị độc lập. 
? Phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân khác thời kì này phát triển ntn? 
- Phong trào của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành 1 làn sóng chính trị khắp cả nước. 
GV giới thiệu thêm các phong trào đấu tranh của viên chức, học sinh: lễ truy điệu Phan Châu Trinh, HS trường quốc học Pen-lơ-ranh, Đồng Khánh bãi khóa ...
? Theo em, phong trào CM nước ta trong những năm 1926 – 1927 có những điểm gì mới so với thời gian trước đó ? 
 - Cùng với phong trào công nhân, nông dân và tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng CM DTDC khắp cả nước, trong đó gia ... phát động toàn dân đứng lên k/c với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh với nỗ lực cao nhất, dân tộc ta đã lập nên chiến thắngĐBP (7/5/1954) chấn động địa cầu.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại miền Bắc.
4. Giai đoạn 1954 – 1975:
- Sau khi k/c chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm 2 miền.
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền Nam Bắc cùng 1 lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau:
+ Miền Bắc xây dựng CNXH.
+ Miền Nam tiếp tục hoàn thành CM dân tộc, dân chủ nhân dân.
- Sau hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975, kết thuc 1thắng lợi cuộc k/c chống Mĩ, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH.
5 Giai đoạn 1975 ( nay:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
- 12/1976, đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường chủ yếu cả nước đi lên CNXH.
- Đổi tên Đảng Lao động VN thành Đảng CSVN.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đạt nhiều thành tựu và gặp không ít khó khăn thiếu sót.
- 12/1986, Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới.
- Chúng ta đạt được thành tựu to lớn về nhiều mặt, chủ yếu là về kinh tế.
- Tuy vậy, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng chúng ta nhất định thành công.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên kì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng kẻ thù hùng mạnh.
- Trong quá trình xây dựng XHCN, chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng còn tồn tại không ít thiếu sót, sai lầm.
(12/1986, Đại hội lần VI của Đảng
2. Thành tựu: đã đề xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Dưới sự lảnh đạo của Đảng, với đường lối giương cao 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
- Củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thành công của CM.
- Tăng cường khối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với nhà nước và các cơ quan dân cử.
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà
 a. Em hãy nêu nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử (1919 ( nay).
 b. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của CMVN (1919 ( nay).
 c. Nêu những bài học kinh nghiệm lảnh đạo của Đảng ta từ 1919 ( nay.
 - HS về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra
Giao xuân, ngày tháng năm 2011
 BGH kí duyệt
TUầN 37
Ngày soạn: 26/4/2011
Ngày dạy: /5/2011
TIếT 52 KIểM TRA HọC Kì II
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh kiểm tra lại được sự nắm bắt nhận thức bài học, hệ thống kiến thức sau khi đã học tập, biết xử lí đề, xác định đề và vận dụng được kiến thức đã học.
- Gíao viên kiểm tra được sự nhận thức của HS (điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy, bù những kiến thức còn hỏng của HS).
2. Tư tưởng: 
- Giáo dục tính trung thực khi kiểm tra.
3. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận và làm bài chính xác
II. Chuẩn bị: 
 GV: Đề kiểm tra photo.
 HS: Ôn tập
Mục đích kiểm tra: Đánh giá kết quả nhận biết của học sinh về phần lịch sử VN giai đoạn 1945 – 1954.
Nội dung trọng tâm cần kiểm tra đánh giá.
 Phần lịch sử VN giai đoạn 1945 – 1954.
 3. Ma trận đề:
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng 1
Vận dụng 2
Tổng
4. Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm.
 ( Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. 
Câu 1: Cơ hội “ngàn năm có một” để nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền là khoảng thời gian:
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi Đồng minh vào nước ta.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi Đồng minh vào nước ta.
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến ngày 19-8-1945.
Câu 2: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ ngày nào?
17-12-1946	b. 18-12-1946
c. 19-12-1946	d. 22-12-1946
Câu 3: Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc nhằm những mưu đồ gì?
 a. Tiêu diệt bộ đội chủ lực và phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Thúc đẩy thành lập chính quyền bù nhìn toàn quốc và nhanh chống kết thúc chiến tranh.
Khoá chặt biên giới Việt – Trung
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 4: Chúng ta chủ động mở chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, đúng hay sai? 
Câu 5: Thành công của Cách mạng tháng Tám thành công được đánh dấu bằng sự kiện: 
Ngày 19-8-1945 Hà Nội giành được chính quyền.
Ngày 28-8-1945 cả nước giành được chính quyền.
Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
Câu 6: Điền mốc thời gian thích hợp đã cho vào chỗ khuyết (..) dưới dây:
a. 08 -09-1945 	b. 06-03-1946
c. 21-07-1954	d. 07-05-1954
 Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc.
 Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
.. Tuyên bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
.. Hiệp định Sơ bộ được kí kết.
Phần II: Tự luận
 Câu 1: Tại sao nói Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? Đảng và nhân dân ta đã đối phó với những khó khăn đó như thế nào?
 Câu 2: Trình bày diễn biến và kết quả chiến dịch Đông xuân và chiến dịch Điện Biên Phủ? 
5. Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. 
1 a.	2 c.	3 d.
4 đ	5. c	
6 1d, 2c, 3a, 4b 
Phần II: Tự luận: (7 điểm)
1/. Nêu được tình hình nước ta sau ngày 2-9 1945 để thấy được những khó khăn thử thách về quân sự, kinh tế. chính trị, văn hóa-giáo dục. Nêu được những biện pháp khắc phục những khó khăn thử thách trên.
 Tình hình nước ta sau CM tháng 8.
1. Quân sự :
+ Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật và bọn “Việt Quốc”, “ Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền CM.
+ Miền Nam: 1 vạn quân Anh mở đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật.
2. Chính trị: 
- Nền độc lập bị đe dọa. Nhà nước CM chưa được củng cố.
3. Kinh tế: 
- Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hơn 2 triệu dân bị chết đói chưa khắc phục được. Công nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm giá cả tăng vọt. Tài chính kiệt quệ.
4. Văn hóa xã hội:
- Hơn 90% dân ta mù chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan: Mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút...
2./ Nêu đầy đủ cụ thể diễn biến và kết quả của chiến cuộc chiến lược Đông Xuân và chiến dịch Điện Biên Phủ.
1. Cuoọc tieỏn coõng chieỏn lửụùc ẹoõng – Xuaõn 1953 – 1954.
a. Chuỷ trửụng cuỷa ta:
- Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải bị động phân tán đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
- Phương châm tác chiến ”tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
b. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953 – 1954 của ta 
- Ta tiến hành 1 loạt các chiến dịch trên khắp các địa bàn chiến lược quan trọng, 
- 12/1953,ta đánh mạnh ở Lai Châu, buộc địch phải cho quân nhảy dù chốt giữ ĐBP. 
- 12/1953, ta chiến thắng lớn ở Trung Lào.
- C1/1954, ta chiến thắng lớn ở Thượng Lào.
- Cuối 1(đầu 2/1954,ta thắng địch ở Bắc Tây Nguyên
c. Kết quả
– bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.
2. Chiến dịch lịch sử ĐBP (1954):
a. Cứ điểm ĐBP
- ĐBP là vị trí chiến lược quan trọng.
- Pháp – Mĩ xây dựng cứ điểm này mạnh nhất ĐD, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Bắc, Nam và phân khu trung tâm Mường Thanh. 
- 3/12/1953, Na-va quyết định xây dựng ĐBP là điểm quyết chiến chiến lược.
b. Chủ trương của ta:
- Đầu 12/1953, ta quyết định mở chiến dịch ĐBP. Mục tiêu: Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.
c. Diễn biến: Chiến dịch bắt đầu từ 13/3 " 7/5/1954, chia thành 3 đợt:
+ Đợt 1(13/3(17/3/1954) ta đánh chiếm quân khu Bắc.
+ Đợt 2 (30/3 ( 26/4/1954) ta đánh chiếm cụm cứ điểm phía Đông Mường Thanh.
+ Đợt 3 (1/5 ( 7/5/1954) ta đánh các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam. 17h30p 7/5/1954 tướng Đờ-ca-xtơ-ri cùng hàng vạn binh sĩ kéo cờ trắng ra hàng.
d. Kết quả:
- Trong gần 2 tháng chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, phá hủy 62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh,bắt sống tướng Đờ-ca-xtơ-ri.
6. Duyệt đề kiểm tra
III. Tiến hành kiểm tra
1, Phỏt đề cho học sinh làm bài
- Nêu một số lưu ý HS khi làm bài.
- GV theo dõi HS khi kiểm tra.
2. Thu bài, chấm bài, xử lý kết quả
Lớp
Điểm 9 -10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
9C
9D
3.Điều chỉnh quá trình dạy học sau kiểm tra
 * Củng cố và hướng dẫn về nhà
- Thu bài kiểm tra. Rút kinh nghiệm tiết kiểm tra.
- GV nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra.
 Dặn dò: Học sinh về sọan bài xem lại bài kiểm tra
Giao xuân, ngày tháng năm 2011
 BGH kí duyệt
Trửụứng THCS Giao Xuaõn kiểm tra môn lịch sử – lớp 9
Hoù teõn: 	 ( Thụứi gian 45’) 
Lụựp : 9
Điểm
Lời phê
Phần I: Trắc nghiệm.
Câu 1: Hãy khoanh troứn vaứo chửừ caựi chọn đáp án ủuựng: 
1. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại và cố vấn Mĩ.
B. Dùng người Việt đánh người Việt.
C. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
2. Cao trào “ Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào?
A. ấp Bắc B. Vạn Tường C. Mùa khô 1965 – 1966 D. Mùa khô 1966 -1967
3. Mục tiêu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoai miền Bắc?
A. Phá hoại miền Bắc – hậu phương lớn của miền nam, hỗ trợ cho việc thực hiện những mục tiêu của chiến tranh xâm lược ở miền Nam.
B. Ngăn chặn nguồn chi viện cho miền Nam.
C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chóng Mĩ của nhân dân ta.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
4. Nguyên nhân trực tiếp quyết định buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri là?
A. Do dư luận thế giới và phản đối của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
B. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
C. Do Mĩ không còn đủ sức tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 2: Nối mốc thời gian cho đúng với sự kiện:
Thời gian
Sự kiện
1, 9 – 1960
a, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc.
2, 7- 5 - 1954
b, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
3, 6 – 6 - 1969
c, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
4, 21- 07-1954	
d, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 3: Điền mốc thời gian thích hợp đã cho vào chỗ khuyết (..) dưới dây:
1). trận “Điện Biên Phủ trên không” .
2) chiến dịch Tây Nguyên.
3).. chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
4).. chiến dịch Hồ Chí Minh .
Phần II: Tự luận.
Câu 1: Nêu nội dung hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 9HKIINam Dinh.doc