Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Võ văn Truyền - Trường THCS Chu Văn An - Duy Xuyên - Quảng Nam năm 2010 - 2011

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Võ văn Truyền - Trường THCS Chu Văn An - Duy Xuyên - Quảng Nam năm 2010 - 2011

1- KT- Tình hính chung từ sau CT. Cuộc đấu tranh chống chế độ PBCT ở Nam Phi.

2- TĐ: Khâm phục tinh thần đâu tranh của nhân dân các nước- Xây dựng tình đoàn kết với nhân dân các nước

3- KN- Tóm tắt nội dung- Xác định các nước trên BĐ. Tìm hiểu thêm về Man- đê- la

TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Bản đồ : Phong trào GPDT - Các nước châu Phi.

TIẾN TRÌNH:

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Võ văn Truyền - Trường THCS Chu Văn An - Duy Xuyên - Quảng Nam năm 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 7 
 Tuần 7
Bài 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI
S:
G:
MỤC TIÊU:
1- KT- Tình hính chung từ sau CT. Cuộc đấu tranh chống chế độ PBCT ở Nam Phi.
2- TĐ: Khâm phục tinh thần đâu tranh của nhân dân các nước- Xây dựng tình đoàn kết với nhân dân các nước 
3- KN- Tóm tắt nội dung- Xác định các nước trên BĐ. Tìm hiểu thêm về Man- đê- la
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Bản đồ : Phong trào GPDT - Các nước châu Phi.
TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn dịnh:
2/Bài cũ: * Những nét nổi bật của ĐNA trước và sau năm 1945?
*Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của ASEAN? Vì sao nói: Từ giữa những năm 90/XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á
3/ Dạy và học bài mới:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
I/ TÌNH HÌNH CHUNG
1- Đấu tranh giải phóng dân tộc.
MT: Quá trình đấu tranh GPDT. Xác định các nước trên BĐ
H: Nêu khái quát địa lý, lịch sử châu Phi trước 1945.
HS: Đọc sgk. Tóm tắt phong trào GPDT?
H: Nhận xét về P/trào GPDT ở châu Phi
2- Xây dựng đất nước
MT: Những thành tựu và khó khăn
GV: Thành tựu ở một số nước
HS:Đọc SGK: Những khó khăn hiện nay ?
GV: Những khó khăn của châu Phi
H: Liên minh các nước châu Phi có tên gọi là gì?
II/ CỘNG HÒA NAM PHI
MT: Quá trình đấu tranh chống chế độ PBCT
1- Khái quát:
MT: Những nét khái quát về Nam Phi
GV: Nước Nam Phi trên BĐ.
H: Khái quát điạ lý, lịch sử Nam Phi?
(1662, 1910, 1961)
HS: Đọc sgk.
H: Chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo ntn? (Luật cách li chủng tộc, Luật về giấy thông hành tất cả gồm hơn 70 đạo luật)
2- Cuộc đấu tranh chống chế độ PBCT
MT: Những nét khái quát về cuộc đấu tranh chống chế độ PBCT Nam Phi
GV: Diễn biến cuộc đấu tranh. Vài nét về Man đê la
Sinh năm 1918 tại tỉnh Capve.
1052 tham gia ANC. Tốt nghiệp Đại học, trở thành luật sư
1961 sáng lập và lãnh đạo nhóm vũ trang trong ANC
1963 bị chính quyền Nam Phi cầm tù. Trong tù ông vẫn tiếp tục đấu tranh, học hệ từ xa của Đại học Luân Đôn.
1990, được trả tự do, tiếp tục đấu tranh
5/1994, đắc cử trở thành tổng thống da den đầu tiên của Nam Phi. Năm 1999, thôi làm tổng thống, tiếp tục hoạt động xã hội (Chống AIDS, Giúp trẻ em SOS vv)
Được trao giải Nô- ben về hoà bình cùng nhiều huân chương, danh hiệu cao quý của các nước: Liên Xô (cũ), Canada, Pakixtan, Ấn Độ ...
Theo một bài viết trên tạp chí Newsweek, "Mandela đã có được một vị trí bất khả xâm phạm khi nhắc đến Nam Phi. Ông là nhà giải phóng dân tộc, vị cứu tinh, là Washington và Lincoln hòa lại làm một".
Tháng 11 năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông báo ngày sinh của Mandela, 18 tháng 7, sẽ được gọi là "Ngày Mandela" để ghi nhớ sự đóng góp của ông vào nền tự do của thế giới.
H: Nêu những mốc thắng lợi quan trọng của nhân dân Nam Phi?
H: Chế độ PBCT hoàn toàn bị xoá bỏ vào năm nào? bằng sự kiện gì?
Hiện nay chính phủ Nam Phi đang thực hiện chiến lược gì? Nhằm mục tiêu gì?
GV: Quan hệ giữa Việt Nam với Nam Phi. (SGV)
I/ TÌNH HÌNH CHUNG
1- Đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Mở dầu là cuộc binh biến CM ở Ai Cập (1952)
- 1954- 1963 An Giê Ri đáu tranh giành ĐL.
- 1960, 17 nước giành ĐL => “Năm châu Phi”
- 1975 Hầu hết đều giành ĐL=> hệ thống thuộc địa cơ bản bị sụp đổ.
2- Xây dựng đất nước
- Thu nhiều thành tựu ở một số nước
- Đang gặp nhiều khó khăn: Xung đột, đói nghèo, bệnh tật
- Đã thành lập liên minh khu vực: Liên minh châu Phi (AU)
II/ CỘNG HÒA NAM PHI
1- Khái quát:
- Nằm ở cực nam châu Phi. Trước kia là thuộc địa của Anh. 1961 tuyên bố độc lập.
- Thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (Apartheid) từ năm 1662 
2- Cuộc đấu tranh chống chế độ PBCT
- 1912 Đại hội dân tộc Phi của Nam Phi (ANC) được thành lập, lãnh đạo ND đấu tranh.
- 1993, Chính quyền Nam Phi tuyên bố xoá bỏ chế độ PBCT
- 1994 Man- đê- la, lãnh tụ của ANC được bầu làm tổng thống. Chế độ PBCT hoàn toàn bị xoá bỏ.
- Hiện nay Nam Phi đang thực hiện chiến lược “Kinh tế vĩ mô” nhằm xoá bỏ chế độ “apartheid về kinh tế”
Củng cố:	- Quá trình đấu tranh giành ĐL, thành tựu trong XD ĐN của các nước châu Phi.
- Những mốc thắng lợi quan trọng của nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?
Dặn dò:	 - Học bài, tìm hiểu thêm về châu Phi, về Nelson Mandela.
- Đọc trước bài tiếp theo: Tìm nét giống và khác nhau về lịch sử các nước Mỹ latinh với các nước châu Á và châu Phi
Tiết 8
Tuần 8
CÁC NƯỚC MỸ LATINH
S:
G:
MỤC TIÊU:
1- KT -Những nét khái quát về Mỹ latinh sau chiến tranh. Quá trình đấu tranh GPDT,thành tựu và khó khăn trong XD đất nước của Cu Ba.
2- TĐ: Gd tinh thần đoàn kết với nhân dân các nước.
3- KN: Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích so sánh.
TẦI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:Bản đồ: Phong trào GPDT; Các nước châu Mỹ (BĐCTTG)
- Đèn chiếu Projector
TIẾN TRÌNH:
1/ Ôn định:
2/Bài cũ - Những nét chung về châu Phi?
 - Diễn biến và kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
3/ Bài mới: 
	Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
I/ NHỮNG NÉT CHUNG
MT: Những nét chính về Quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Xác định vị trí các nước trên BĐ. 
GV: Chiếu (treo) bản đồ: Các nước châu Mỹ
H: Xác định khu vực Mỹ Latinh. Vì sao gọi khu vực này là Mỹ Latinh? Kể tên một số nước?
H: Điểm khác với các nước Á, Phi về LS, XH?
HS: Đọc SGK.
H: Tóm tắt tình hình sau năm 1945. Vì sao từ 1960, Mỹ la tinh được gọi là “Lục địa bùng cháy”?
Điểm khác so với phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi?
H: Xác định 3 nước có phong trào CM tiêu biểu trên BĐ?
HS: Đọc sgk.
H: Những thành tựu và khó khăn của các nước?
GV: Tình hình gần đây ở một số nước (Vênêzuyêla; Bôlivia;Chi lê..)
Quan hệ với Việt Nam ( Chiếu một số hình ảnh)
II/ CU BA-HÒN ĐẢO ANH HÙNG
MT: Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước.Quan hệ Vịêt Nam, Cu ba. Sưu tầm tư liệu
H: Xác định vị trí, nêu đặc điểm về địa lý, chính trị của Cu ba trước 1959? (chiếu bản đồ Cu Ba phóng to)
GV: Giới thiệu về Phi- đen Ca- xtơ- rô :
+ Sinh năm 1927, tại thị trấn Mai- a- ri, trong một gia đình điền chủ
+1945: Học luật ở trường Đại học La Ha-ba-na, tham gia phong trào chống Mỹ ở Cô- lôm- bi- a. 1950: Đỗ Tiến sĩ luật học. 
+ Là một người kiên định, có tài chỉ huy quân sự, diễn thuyết trước công chúng.
+ Sau khi CM thành công: Tổng Bí thư Đảng cộng sản, Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng bộ trưởng Cu Ba
HS: Đọc SGK.
H: Tóm tắt diễn biến CM?
GV: Những việc làm của chính phủ CM Cu ba.
H: Nêu những thành tựu và khó khăn của Cu ba trong xây dựng đất nước?
H: Ý nghĩa thắng lợi của CM Cu Ba?
GV: Một số tư liệu về Cuba và quan hệ Việt Nam- Cuba
I/ NHỮNG NÉT CHUNG
1- Phong trào dân tộc dân chủ:
- Trước chiến tranh: Hầu hết là độc lập nhưng lệ thuộc Mỹ
- Sau chiến tranh: Phong trào DTDC diễn ra mạnh mẽ:
+ Mở đầu là cách mạng Cu Ba năm 1959.
+ Từ 1960, đấu tranh lan rộng trên toàn lục địa, đấu tranh vũ trang nổ ra ở nhiều nước=> “Lục địa bùng cháy”.
+ Kết quả: Lật đæ các chính quyền phản động, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ ở nhiều nước.
+ Phong trào nổi bật: Cu Ba (1959) Chi-lê (1970- 1973) Ni-ca-ra-goa(1979- 1991).
2- Xây dựng đất nước:
( SGK)
II/ CU BA-HÒN ĐẢO ANH HÙNG
1- Khái quát (SGK)
2- Diễn biến cách mạng:
- 26/7/1953 Phi- đen Ca- xtơ- rô chỉ huy 135 thanh niên yêu nước tấn công vào trại lính Moncada- mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang.
-1/1/1959- Chế độ độc tài Batista bị lật đổ - CM thắng lợi
3- Xây dựng đất nước
- Tiến hành các cải cách dân chủ, triệt để.
- 4/1961- Đánh bại cuộc tấn công của bọn phản CM và đế quốc Mỹ. Tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.-
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn (Do Mỹ cấm vận, LX và Đông Âu sụp đổ), nhưng Cuba vãn giành nhiều thành tựu ( kinh tế, y tế, giáo dục, thể thao, du lịch) và vững bước đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.
4- Ý nghĩa:
- Mở đầu phong trào ĐTVT ở Mỹ La tinh.
- Hệ thống XHCN kéo dài đến Mỹ La tinh.
- Là tấm gương cho các dân tộc Mỹ La tinh noi theo-> Lá cờ đầu của Mỹ La tinh
4/ Củng cố	I/ Chọn câu trả lời đúng nhất.
1/ Mỹ la tinh là khu vực nào của châu Mỹ?
a. Bắc Mỹ	b. Trung Mỹ và vùng biển Caribê
c. Từ Mêhicô trở xuống Nam Mỹ	d. Nam Mỹ	
2/ Trước Chiến tranh,các nước Mỹ La tinh là:
a. Hoàn toàn độc lập	 b. Độc lập nhưng lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ	
c. Là thuộc địa của các đế quốc 	d. Là thuộc địa của Mỹ	
4/ Từ 1960, Mỹ Latinh được gọi là “Lục địa bùng cháy” vì:
a. Nhiều núi lửa hoạt động	b. Nhiều vụ cháy lớn
	c. Đấu tranh vũ trang nổ ra	d. Đấu tranh lan rộng ở nhiều nước	
6/ Lãnh tụ của Cách mạng Cu Ba sau năm 1945 là:
a. Phi- đen Ca-xtơ- rô	b. Hô- xê Mac- ti
c. Chê Ghê- va- ra	d. Ra-un Ca-xtơ- rô
8/ Quan hệ giữa Việt Nam với Cu Ba là :
a. Đối địch nhau	b. Quan hệ đặc biệt thân thiết
c. Chỉ có quan hệ kinh tế d. Quan hệ bình thường	
5/ Dặn dò:
- Học bài, sưu tầm các tài liệu về Phi- đen Ca- xtơ- rô, về quan hệ VN – Cu Ba.
- Học toàn bộ các bài đã học, chú ý : Những thành tựu trong xây dựng CNXH ở LX; những nét chung về châu Á, ĐNÁ, Cách mạng Trung Quốc, Cu Ba. Chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết vào tiết 9
Tiết 9 
Tuần 9
KIỂM TRA 1 TIẾT
S: 
G:
MỤC TIÊU:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Khắc sâu và củng cố những kiến thức cơ bản trọng tâm. Rèn luyện các kỹ năng đã học.
- GV có hướng điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy- HS điều chỉnh động cơ, thái độ, phương pháp học của mình.
THIẾT KẾ MA TRẬN	
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Liên Xô và Đông Âu
0.25
3
0.25
3
Sự khủng hoảng ...
0.5
0.5
0
Phong trào GPDT
0.5
0.5
0
Các nước châu Á
0.25
2
0.5
0.25
1.5
Các nước ĐNÁ
0.5
1
0.5
3
Các nước châu Phi
0.5
0.5
1
Các nước MỸ latinh
1
0
Tổng cộng
1.5
0
1.0
6
0.5
1
3
7
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
Lớp
số học sinh
Tiết 10
Tuần 10
CHƯƠNG III: MỸ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 8 N­íc MÜ
S: 20/10/10	
G: 25/10/10
MỤC TIÊU: 
1- KT: - Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, khoa học của Mĩ, địa vị của Mỹ sau chiến tranh.
2- TĐ: - Có nhận thức đúng về nước Mĩ, có thái độ vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
3- KN: - Rèn kĩ năng phân tích, nhận định.Quan sát hình ảnh rút ra nhận xét
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:Bản đồ chính trị thế giới – Máy tính, đèn Projector
TIẾN TRÌNH:( Dạy trên PPT)
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Slide 2)
3/ Bài mới: 
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
I/ Tình hình kinh tế nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II
MT: Những nét chính về kinh tế, nguyên nhân.
GV: Slide 3,4 
H: Xác định vị trí nước Mỹ trên bản đồ. Khái quát tình hình Mỹ trước năm 1945?
GV: Tình hình KT Mỹ sau chiến tranh + slide 5,6,7
H: Nêu dẫn chứng về sự giàu mạnh vàvị trí của Mỹ?
GV: Slides 8,9,
H:Nguyên nhân nào làm cho Mỹ giàu mạnh?
GV: slie 10
H: Nhận xét về kinh tế Mỹ trong những thập niên sau? Vì sao địa vị của Mỹ bị suy giảm? + Slide 11,12
H: Hiện nay KT Mỹ như thế nào?
GV: Slide 13,14,15,16
II/ Sự phát triển về khoa học- kỹ thuật của Mỹ sau CT
MT: Những thành tựu KHKT. Tác dụng.
GV: Vì sao Mỹ là nước khởi đầu của cuộc CMKHKT? + Slide 17
GV: Slide 18- 27
HS:Đọc SGKH: Nêu những thành tựu về KHKT của Mỹ
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh.
MT: Những chính sách của Mỹ. Xác định thái độ của chúng ta.
GV: Chính sách đối nội+ dẫn chứng.
GV: Slide 28- 32
GV: Chiến lược toàn cầu + Slide 33- 37
H: Kể một số thành công và thất bại của Mỹ?
GV: Tham vọng hiện nay-khả năng thực hiện.+ Slide 38, 39
 H:Quan hệ với VN?
GV: Slide 40- 43
I/ Tình hình kinh tế nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II
- Ngay sau CT: Mỹ là nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản:
+ Biểu hiện: (SGK)
+ Nguyên nhân:
- Không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh
- Tài nguyên dồi dào, nhân lực nhiều 
- Trình độ KHKT cao.
- Trong những thập niên sau Mỹ vẫn đứng đầu t/g nhưng không còn ưu thế tuyệt đối như trước.
 + Nguyên nhân và biểu hiện (SGK)
- Hiện nay: Vẫn đứng đầu t/g ( 2008 GDP: 13500 tỉ $ = 1/3 toàn TG)
II/ Sự phát triển về khoa học- kỹ thuật của Mỹ sau CT
- Là nước khởi đầu của cuộc CM KH - KT lần thứ hai.
- Thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: CCSX mới; năng lượng và vật liệu mới; CM xanh; chinh phục vũ trụ, chế tạo nhiều loại vũ khí hiện đại.
- Đời sống VC và TT của người dân được nâng lên (2007: 45000 USD/ người/ năm)
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh.
1/ Đối nội:
Chống lại Phong trào CN, PT dân chủ.
Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc.
 2/: Đối ngoại
- Thực hiện “Chiến lược tòan cầu” nhằm làm bá chủ TG. Đạt được một số kết quả nhưng cũng gặp nhiều thất bại cay đắng.
- Từ 1991 đén nay: Đang ráo riết xác lập “Trật tự thế giới đơn cực”.
4/ Củng cố: Slide 44
- Vì sao chúng ta vừa hợp tác, vừa cần đấu tranh với Mỹ?
5/ Dặn dò: Slide 45
Rút kinh nghiệm:
Tiết 11 
Tuần 11
Bài 9: NHẬT BẢN (Dạy trên PPT)
S: 20/10/10
G: 27/10/10
MỤC TIÊU: 
1- KT: - Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị của Nhật Bản sau Chiến tranh TG II. Sự phát triển “Thần kỳ” của Nhật.
2- TĐ: - Hiểu nguyên nhân phát triển KT của Nhật. Có ý thức học tập người Nhật.
3- KN:- Rèn kỹ năng nhận đinh, đánh giá. Quan sát hình ảnh rút ra nhận xét.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Máy tính, đèn Projector
TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định
2/ Bài cũ: Slide 2
3/ Dạy và học bài mới:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
I/ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
MT: Những nét chính về tình hình sau CT
GV: Slide 3,4
H: Nêu vài nét khái quát về Nhật Bản ? 
GV: Phim Nhật Bản
H: Tình hình sau 1945
H: Nội dung các cải cách? ý nghĩa?
II/ Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế
MT: Sự phát triển “thần kỳ” của KT Nhật. Nguyên nhân?
GV: Slide 5
GV: Sự hồi phục của KT Nhật+ Phim NB+ Slide 6
H: Dựa vào SGK, nêu dẫn chứng về sự phát triển của KT Nhật?
H Nêu nhận xét qua các slide 7, 8. 9?
HĐ4: Nguyên nhân p/triển của KT Nhật
HS: Thảo luận nhóm:
- Nguyên nhân phát triển của KT Nhật?
GV: Slide 10
- Chúng ta rút ra những bài học gì qua sự phát triển của Nhật? (KHKT và con người)
HS: Đọc chữ in nhỏ 
H: Tình hình KT Nhật trong những năm 90 như thế nào? (Slide 11- 13)
HS: Đọc SGK
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật bản sau chiến tranh.
MT: Những chính sách của Nhật. Thái độ của chúng ta
- Chính sách đối nội? đối ngoại? Chính sách của Nhật có gì khác Mỹ? (Slide 14)
GV: “Chàng khổng lồ về kinh tế nhưng là một anh lùn về chính trị”
 GV: Slide 15, 16, 17 
I/ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
- Kinh tế bị tàn phá nặng nề, khó khăn bao trùm đất nước. Bị quân đội Mỹ chiếm đóng.
- Thực hiện các cải cách dân chủ
 + Nội dung(SGK)
 + Y nghĩa: Mang lại luồng không khí mối cho nhân dân, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển sau này.
II/ Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế
a/ 1945- 1951: Kinh tế được khôi phục
b/ 1952 – 1973: Kinh tế phát triển “thần kỳ”: Vươn lên đứng thứ hai trong thế giới TB; Là 1 trong 3 trung tâm KT-TC của thế giới. 
* Nguyên nhân: + Khách quan:
- Sự phát triển chung của thế giới sau CT
- Thành tựu của CM KHKT
+ Chủ quan:- Truyền thóng văn hoá, giáo dục lâu đời của nước Nhật
- Hệ thống tổ chức, quản lý có hiệu quả
- Vai trò quan trọng của Nhà nước.
- Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên,cần cù, tiết kiệm, biết lo xa.
 c/ Từ đầu thập niên 90/ XX.KT suy thoái kéo dài (Nhưng vẫn giữ vị trí số 2 của thế giới). (GDP 2008: 5000 tỉ $)
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật bản sau chiến tranh.
1/ Đối nội: Chuyển từ XH chuyên chế sang XH đân chủ.
2/ Đối ngoại:
- Lệ thuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh.
- Mềm mỏng về chính trị, tập trung p/triển kinh tế đ/ngoại.
- Từ 1990 : Nỗ lực vươn lên để trở thành một cường quốc về chính trị.
4/ Củng cố: - Tình hình Nhật sau CT? Ý nghĩa các cải cách dân chủ? (Slide 18)
- Kinh tế Nhật phát triển ntn sau CT? Nguyên nhân của sự phát triển “Thần kỳ” của Nhật?
5/ Dặn dò: Học bài, nêu các dẫn chứng về sự p/ triển của KT Nhật. Bài học cho bản thân sau khi học bài này. Đọc trước bài tiếp theo. ( Slide 19)
Tiết 12
Tuần 12
Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU ( Dạy trên PPT)
S: 30/ 10/ 10
G: 03/ 11/ 10
MỤC TIÊU:
1- KT:- Những nét khái quát về các nước Tây Âu. Sự liên kết khu vực.
2- TĐ: - Thấy rõ xu hướng liên kết trên t/g.Nhận thức đúng về các nước TB, tháy rõ sự cần thiết hợp tác giưã nước ta với các nước Tây Âu
3- KN: - Xác định các nước trên BĐ. Lập niên biểu về quá trình liên kết.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Bản đồ chính trị t/g từ sau CT II đến 1989. Máy tính, đèn Projector
TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: 1- Sự khôi phục và phát triển của KT Nhật sau CT? Nguyên nhân của sự phát triển?
3/ Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bài
I /Tình hình chung:
MT: Tình hình chung. Tình hình nước Đức. Xác định các nước trên BĐ
HĐ!: Giới thiệu bài:H: Xác định khu vực Tây Âu trên BĐ? kể tên một số nước?
HĐ2: Tinh hình các nước.
HS: Đọc SGK.
H : Tóm tắt những nét lớn? 
H: Kể tên các cuộc CTXL mà các nước đã tiến hành?Kết quả?
GV: Tóm tắt những nét lớn về nước Đức sau CT.
II/ Sự liên kết khu vực
MT: Hiêủ nguyên nhân, quá trình liên kết. Lập niên biểu.
GV: Xu hướng liên kết k/v.
H: Vì sao các nước Tây Âu phải liên kết?
GV: Giảng giải .
HS: Đọc sgk.
TLN: Những mốc thời gian của quá trình liên kết
Kể và chỉ 6 nước đầu tiên tham gia. (Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Luxambua)
HS: Trình bày kết quả.
H : Lập niên biểu về quá trình liên kết.
HS: Quan sát bản đồ trong SGK.
H: Trình bày quá trình mở rộng của EU ?
1973: Anh, Ai- len, Đan – mạch
1978: Hy Lạp
1986: Tây ban Nha, Bồ Đào Nha.
1995: Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển
5/ 2004: 10 nước
1/1/2007: An- Ba- Ni, Ru ma ni
GV: Kết luận
I /Tình hình chung:
1- Tình hình các nước:
- Chịu hậu quả nặng nề của Chiến tranh- trở thành những con nợ của Mỹ.
- 1948 nhận viện trợ của Mỹ -> kinh tế được phục hồi và phát triển.
- Nhiều nước tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Tham gia khối quân sự NATO.
2- Nước Đức: 
- Sau 1945, bị các nước chiếm đóng
- 1949- 1989, chia cắt thành 2 nước thep s ché độ khác nhau
- 10/ 1989, nước Đức thống nhất trở thành nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu
II/ Sự liên kết khu vực
1/ Nguyên nhân:
- Có chung một nền văn minh. Kinh tế không cách biệt nhau lắm.
- Nhằm mở rộng thị trường, tin cậy nhau 
- Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, cạnh tranh với các nước khác ngoài khu vực.
2/ Quá trình liên kết:
- 1951: Thành lập Cộng đồng than thép châu Âu.
- 1957: T/lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử và Cộng đồng kinh tế (EEC).
- 7/ 1967: Thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- 12/1991: Thông qua Hiệp ước Ma- xtơ- rich thành lập Liên minh châu Âu (EU) .
- 1/1/1999: Phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO)
* Đến nay Liên minh Châu Âu gồm 27 nước. Là liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất, tổ chức chặt chẽ nhất, là 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
4/ Củng cố:
- Những nét nổi bật của các nước Tây Âu sau CT?
 - Những mốc thời gian hình thành sự liên kết?Nguyên nhân?
- Trình bày theo BĐ quá trình mở rộng EU
5/ Dặn dò: Học bài, chú ý phần củng cố. Đọc bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT7- T12.doc