Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 15: Cố Hương

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 15: Cố Hương

1.Kiến thức:

-Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữu tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ứuc tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ, hiện tại được sử dụng thành công.

2.Kĩ năng.

- Rèn luỵên kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5250Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 15: Cố Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 06 
Ngày giảng : / / 06 
Bài 15. Cố Hương
( Lỗ Tấn )
Tiết 76-77: Đọc - Hiểu văn bản
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
-Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữu tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ứuc tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ, hiện tại được sử dụng thành công.
2.Kĩ năng.
- Rèn luỵên kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.
3.Thái độ.
-Biết yêu quí trân trọng tình cảm yêu quê hương.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
-Giáo viên: ảnh chân dung nhà văn Lỗ Tấn.
-Học sinh: Đọc tóm tắt cốt truyện, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 7’)
 ? Kể tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà ? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : ( 1’)
Trong chương trình Ngữ Văn 6, 7, 8 các em đã được học những tác giả, tác phẩm nào của văn học Trung Quốc? Em hãy đọc thuộc lòng một bài thơ Đường mà em đã được học. Nêu cảm nhận của em về bài thơ đó?
ở chương trình Ngữ Văn 9 chúng ta lại được làm quen với một tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Để giúp các em hiểu được phần nào nội dung của văn bản chúng ta tìm hiểu bài.
*Hoạt động 3: Bài mới ( 30’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu h/s theo dõi phần chú thích dấu *
GV giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
GV nêu yêu cầu đọc. Giọng chậm. buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả
GV đọc, yêu cầu h/s đọc nối tiếp đến hết.
? Tóm tắt cốt truyện từ 8 đến 10 câu.
GV kiểm tra việc nắm từ khó theo sách giáo khoa.
?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
?Truyện có mấy nhân vật đó là những nhân vật nào?
?Truyện được kể theo trình tự nào?
?Từ trình tự thời gian ta thấy truyện được chia làm mấy phần?
?Có những hình ảnh nào xuyên suốt trong câu chuyện ?
GV định hướng cách Đọc -Hiểu văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn từ đầu đến đang làm ăn sinh sống.
?Đoạn văn trình bày sự việc nào?
?Trên thuyền về quê nhân vật tôi đã gặp hình ảnh làng quê ven sông như thế nào?
?Trước cảnh làng xóm quê hương nhân vật tôi có cảm xúc gì?
?Vì sao nhân vật tôi có tâm trạng như thế ?
GV khái quát hết tiết 1
-Theo dõi
-Độc lập
-Nghe
-Đọc
-Tóm tắt
-Giải thích
-Phát hiện
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
- Phát hiện
- Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
-Lí giải
I. Đọc - Tìm tiếp xúc văn bản
* Tác giả, tác phẩm
-Lỗ Tấn ( 1881- 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc...
-Có nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ và đa dạng , trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét ( 1923) và Bàng hoàng ( 1926).
-Cố hương là một trong số những truyện ngắn tiêu biểu của tập Gào thét.
* Đọc- Kể tóm tắt.
*Từ khó.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
-Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
->Mang đậm tính trữ tình, người kể chuyện chủ động bày tỏ cảm xúc, suy ngẫm về nhân vật.
-Truyện có 6 nhân vật: Nhuận Thổ, Chị Hai Dương, Bé Hoàng, bé Thủy Sinh, Bà mẹ,
-Truyện được kể theo trình tự thời gian của một chuyến đi về thăm quê sau 20 năm xa cách của nhân vật tôi.
- Bố cục: Truyện chia làm ba phần
+ Phần 1: Từ đầu đến đang làm ăn sinh sống Nhân vật tôi trên đường về quê.
+ Phần 2: Tiếp đến sạch trơn như quét Những ngày nhân vật tôi ở quê.
+ Phần 3: còn lại Nhân vật tôi trên đường xa quê.
-Hình ảnh "Cố hương"
-Hình ảnh " Con đường"
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1.Nhân vật Tôi
* Nhân vật Tôi trên đường về quê.
-Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im...
-Cảm xúc: Lòng phảng phất buồn se sắt, rồi ngạc nhiên, không tin đó là làng cũ...
-Vì mong ước và hi vọng của nhân vật tôi về làng không giống như thực tế.
-Tấm lòng nhân vật tôi hẫng hụt, thất vọng.
-Cảnh vật trong hồi ức đẹp đẽ hơn hiện tại.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 7’)
- Đọc, tóm tắt tác phẩm trong khoảng 10 dòng.
 - Chuẩn bị nội dung tiết 3, phân tích nhân vật Nhuận Thổ, hình ảnh con đường, ý nghĩa của hình ảnh đó.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 76- VH. Co Huong.doc