Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 15: Cố Hương ( Lỗ Tấn )

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 15: Cố Hương ( Lỗ Tấn )

1.Kiến thức:

-Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữu tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ứuc tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ, hiện tại được sử dụng thành công.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 14056Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 15: Cố Hương ( Lỗ Tấn )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 06 
Ngày giảng : / / 06 
Bài 15 Cố Hương
( Lỗ Tấn )
Tiết 77 + 78 : Đọc - Hiểu văn bản
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
-Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữu tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ứuc tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ, hiện tại được sử dụng thành công.
2.Kĩ năng.
- Rèn luỵên kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.
3.Thái độ.
-Biết yêu quí trân trọng tình cảm yêu quê hương.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
-Giáo viên: ảnh chân dung nhà văn Lỗ Tấn.
-Học sinh: Đọc tóm tắt cốt truyện, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 7’) 
? Kể tóm tắt truyện ngắn Cố hương ? Tâm trạng của nhân vật tôi trên thuyền về quê như thế nào? Em hãy phân tích?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : ( 1’)
Hai tiết 76, 77 chúng ta đã tìm hiểu được phần nào nội dung của truyện , để giúp các em nắm được toàn bộ diễn biến cấu chuyện chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 80’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
 GV khái quát nội dung hai tiết đầu
Trên thuyền về quê nhân vật tôi đã gặp hình ảnh làng quê ven sông như thế nào?
?Trước cảnh làng xóm quê hương nhân vật tôi có cảm xúc gì?
?Vì sao nhân vật tôi có tâm trạng như thế ?
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần 2.
? Phần 2 tập chung giới thiệu sự việc nào?
?Trong những ngày ở quê nhân vật Tôi đã gặp và trò chuyện với những ai?
?H/ả chị Hai Dương và Nhuận Thổ trong cuộc gặp gỡ được hiện lên như thế nào? So với quá khứ họ đã thay đổi như thế nào? Nhận vật tôi đã suy nghĩ gì về họ?
?Thông qua cảnh dân làng đi nhặt nhạnh, xin đồ... nhân vật tôi suy nghĩ gì về quê hương?
?Vì sao con người làng quê nghèo đói như vậy?
GV bình chuyển ý
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần Tôi nằm xuống... hết.
?Trên thuyền dời quê cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi được diễn tả như thế nào ?
? Vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng không chút lưu luyến như thế ?
? Hình ảnh Thủy Sinh và Hoàng để lại suy nghĩ gì cho nhân vật tôi?
?Hình ảnh Nhuận Thổ được hiện lên qua cảm nhận của nhân vật nào?
?Trong cuộc trò chuyện Nhuận Thổ đã có cử chỉ và cách xưng hô như thế nào? 
?Vì sao Nhuận Thổ có cử chỉ như vậy? 
?Nhuận Thổ so với cậu bé Nhuận Thổ trong quá khứ có điều gì khác so với Nhuận Thổ hiện tại?
?Qua cuộc trò chuyện nhân vật Tôi đã cảm nhận gì về người bạn thân thưở nhỏ của mình?
?Vì sao Nhuận Thổ lại thay đổi hoàn toàn như vậy?
?Có ý kiến cho rằng Nhuận Thổ mới là nhân vật trung tâm của truyện? ý kiến của em như thế nào?
?Khi xây dựng nhân vật Nhuận Thổ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Tác dụng của biện pháp đó?
GV khái quát chuyển ý.
GV gọi Học sinh đọc những đoạn văn miêu tả con đường.
?Trong truyện đã đề cập đến h/ả con đường nào?
GV đọc câu văn nói về con đường ở cuối tác phẩm kì thực trên mặt đất làm gì có đường...
? H/ả con đường trong câu văn mang ý nghĩa biểu trưng gì?
?Hình ảnh Cố hương trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
GV hướng dẫn học sinh tổng kết
?Trình bày chủ đề của truyện?
?Nghệ thuật thành công của truyện?
GV khái quát học sinh đọc ghi nhớ.
-Nghe
Phát hiện
-Nhận xét
-Lí giải
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
-Trình bày
- HS nghe-ghi
HS theo dõi
-Thảo luận-trả lời
- Lí giải
-Lí giải
-Suy luận
- Phát hiện
-Lí giải
-So sánh
-Nhận xét
-Lý giải
-Phân tích
-Đọc
-Phát hiện
- Hs nghe
- HS đọc
- Phát hiện
- Hs nghe
-Khái quát
-Trình bày
-Nhận xét
- Nhận xét
- HS đọc
I.Đọc - Tìm tiếp xúc văn bản
II.Đọc- Hiểu văn bản.
1.Nhân vật Tôi
* Nhân vật Tôi trên đường về quê.
-Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im...
-Cảm xúc: Lòng phảng phất buồn se sắt, rồi ngạc nhiên, không tin đó là làng cũ...
-Vì mong ước và hi vọng của nhân vật tôi về làng không giống như thực tế.
-Tấm lòng nhân vật tôi hẫng hụt, thất vọng.
-Cảnh vật trong hồi ức đẹp đẽ hơn hiện tại.
* Những ngày nhân vật Tôi ở quê nhà.
-Gặp và trò chuyện với chị Hai Dương
-Gặp trò chuyện với nhân vật Nhuận Thổ.
-Chị Hai Dương lưỡng quyền nhô ra, hai chân như chiếc Com-Pa...
-Nhuận Thổ trông già đi...
-> Con người thay đổi, về cả hình thức và tâm hồn, tính cách.
- Cảnh vật, con người xa sút, nhếch nhác, vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến, vì sự ngăn cách giữa nhân vật tôi và người bạn thân thời thơ ấu.
- Chế độ phong kiến Trung Quốc hà khắc đã đẩy con người đến tha hóa, nhếch nhác.
* Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi trên thuyền rời cố hương.
-Con thuyền dời xa quê, xa ngôi nhà cũ...
-Lòng Tôi không chút lưu luyến.
-> Cái làng cũ, cảnh cũ, hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại.
-Hình ảnh 2 đứa trẻ thể hiện thế hệ trong tương lai.
2.Nhân vật Nhuận Thổ.
-Nhân vật Nhuật Thổ hiện lên trong cảm nhận của nhân vật Tôi.
-Nhuận Thổ gọi bạn là ông, xưng con...
-Cử chỉ khép nép...
-Nhuận Thổ cho rằng mình là kẻ dưới...
Nhuận Thổ trong quá khứ
Nhuận Thổ hiện tại
-Cổ đeo vòng bạc, khuôn mặt tròn trĩnh...
-Dũng cảm oai hùng..
-Da vàng sạm nhiều nếp răn sâu hoắm, mũ áo rách tượm, người co ro cúm rúm...
- Nhuận Thổ thay đổi hoàn toàn, từ dáng đi lời nói, cử chỉ,
-> Xã hội thay đổi, điêu tàn nghèo đói, lạc hậu.
-Nhuận Thổ không phải là nhân vật chính của truyện.
-Hồi ức, đối chiếu.
-Làm cho nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật.
*Hình ảnh con đường.
-Con đường thủy , đường sông đưa nhân vật tôi trở về quê và đưa gia đình rời quê.
-Con đường mang ý nghĩa triết lí, con đường mang đến tự do hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động.
-Con đường không tự nhiên mà có, không do thần linh hay Chúa trời ban tặng mà do chính con người nhiều người đi mãi đi nhiều mà thành...
-Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội đất nước .
-Sự thay đổi của cố hương phản ánh điển hình sự biến đổi của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ 20. Cần phải tìm những con đường mới trong tương lại.
IV.Tổng kết.
1.Nội dung.
-Truyện phê phán xã hội lễ giáo phong kiến và đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân của xã hội Trung Quốc qua những rung động và suy nghẫm trong một chuyến về quê trước sự thay đổi của cố hương.
2.Nghệ thuật.
-Truyện đậm chất hồi kí, đậm chất trữ tình.
-So sánh đối chiếu với hiện tại và tương lai, hình ảnh biểu trưng có ý nghĩa...
* Ghi nhớ SGK/202
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 2’)
-Đọc tóm tắt tác phẩm trong khoảng 10 dòng.
-Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật tôi.
-Nắm chắc nghệ thuật xây dựng tình huống, cốt truyện.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 77 + 78- VH. Co Huong.doc