Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 27: Bến Quê (Trích)

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 27: Bến Quê (Trích)

Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nghĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

-Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 22356Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 27: Bến Quê (Trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /07 
Ngày dạy: / /07 
Bài 27. Bến Quê (Trích)
( Nguyễn Minh Châu )
Tiết 136. Hướng dẫn đọc thêm.
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nghĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
-Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
 2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
3.Thái độ.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương, trân trọng những gì gần gũi ở xung quanh mình, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, gia đình cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (6’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương? Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ và nhà thơ Y Phương?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Bến quê (trong truyện ngắn Bến quê - 1985) là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu. Qua một cốt truyện giản dị, một tình huống nghịch lí nhưng cũng rất đời thường, nhà văn đã phát hiện ra những chiều sâu mới của đời sống với bao quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, cách nghĩ trước đó của cả xã hội và của chính tác giả. Vậy ý nghĩa triết lí trong Bến quê là gì chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 37’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * sách giáo khoa .
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu?
? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?
GV nêu yêu cầu đọc - kể.
- Giọng đọc thể hiện sự trầm tĩnh, suy tư, xúc động và đượm buồn, trong tâm thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo. Chú ý giọng trữ tình, xúc cảm khi đọc đoạn tả cảnh thiên nhiên, hàng cây bằng lăng... vào thu.
GV đọc, yêu cầu học sinh đọc.
? Kể tóm tắt truyện ?
GV kể lại chuyện
?Nêu ý nghĩa của các từ lập thu, bát chiết yêu, dép sa bô, tiêu sơ, khăn mỏ quạ?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn trần thuật được nhìn qua tâm trạng của nhân vật nào?
? Truyện có bố cục mấy phần?
GV định hướng cách tiếp xúc văn bản theo đặc trưng thể loại.
? Chúng ta đã được tìm hiểu nhiều tác phẩm tự sự như Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà... nhớ lại và cho biết tình huống truyện là gì?
? Trong Bến quê tác giả đã đặt nhân vật Nhĩ vào tình huống như thế nào? Em có nhận xét gì về tình huống đó?
? Tại sao đó lại là một tình huống trớ trêu, nghịch lí?
GV khái quát hết tiết 1
Tiết 2.
GV: Khi xây dựng tình huống đó tác giả đã ngầm thể hiện ý nghĩa của chủ đề câu chuyện vậy ý nghĩa đó như thế nào chúng ta tìm hiểu.
GV yêu cầu học sinh đọc phần đầu đến bậc gỗ mòn lõm. Hình dung cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về cảnh sắc thiên nhiên một buổi sáng đầu thu được nhìn từ của sổ căn phòng của mình.
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ - một bệnh nhân hiểm nghèo đang sống trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, em thấy cảnh vật thiên nhiên được tả như thế nào? Cảnh thiên nhiên đó được tả theo trình tự nào? Trình tự đó có tác dụng gì ?
GV đọc những câu văn thể hiện câu hỏi của Nhĩ và sự im lặng của Liên.
? Qua những câu hỏi của Nhĩ người đọc cảm nhận được những suy nghĩ gì của Nhĩ ?
? Những câu nói của Liên khiến cho Nhĩ cảm thấy những nét đẹp phẩm chất nào ở người vợ của mình ?
? Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khoa khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy ?
? Niềm khao khát được sang bãi bồi bên sống thể hiện suy nghĩ gì cả nhân vật Nhĩ ?
GV dẫn dắt.
?Nhĩ đã nhờ con sang sông để làm gì?
? ước vọng của anh có thành công không? Vì sao? 
? Từ đây anh rút ra một quy luật nào nữa trong cuộc đời con người ? Quy luật ấy được thể hiện ở câu văn nào? 
? Ngoài quy luật ấy còn quy luật nào khác ?
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối truyện Mặt mũi Nhĩ đõ rựng một cách khác thường... hết.
? Hành động của Nhĩ ở đoạn văn được miêu tả như thế nào ?
? Hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn văn có ý nghĩa gì?
GV: Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của NMC giai đoạn 1975. Qua nhân vật nhà văn đã gửi gắm vào đó những quan sát, suy ngẫm về cuộc đời và con người. Nhưng nhân vật không bị biến thành cái loa phong thanh cho tác giả, những chiêm nghiệm triết lí được chuyển hóa vào đời sống nội tâm của nhân vật với diễn biến tâm trạng của nhân vật dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả rất tinh tế.
? Trong truyện có nhiều h/ả, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng, em hãy tìm các chi tiết , h/ả đó? Và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng ?
? Truyện ngắn đã thể hiện những suy ngẫm trải nghiệm gì về cuộc đời?
? Nêu những thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật ?
? Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm?
GV khái quát gọi HS đọc ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
? Nhận xét miêu tả thiên nhiên?
-Đọc
-Trình bày
- Độc lập
- Đọc, kể
-Kể
-Nhận xét
-Trình bày
-Phát hiện
-Trình bày
 - Phát hiện
-Lí giải
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện, nhận xét
- Khái quát
- Lí giải
- Nhận xét
-Phát hiện
-Nhận xét, lí giải
- Lí giải
- Phát hiện
- Suy luận
-Đọc
-Phát hiện
-Lí giải
-Thảo luận
- Khái quát
- Khái quát 
- Tự bộc lộ
- Đọc
- Đọc
- Nhận xét 
I. Đọc tiếp xúc văn bản.
1.Tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Minh Châu ( 1930 - 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, gia nhập quân đội năm 1950.
- Ông là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Các sáng tác của ông sau năm 1975 chủ yếu thể hiện những tìm tòi mới về tư tưởng nghệ thuật, góp phần làm đổi mới văn học nước nhà.
- Truyện ngắn Bến quê được in trong tập cùng tên của tác giả xuất bản năm 1985.
2. Đọc - kể.
- Đoạn đầu kể chuyện một buổi sáng đầu thu, Nhĩ nằm yên trên gường bệnh để vợ chải tóc. Chải xong, Liên đỡ Nhĩ ngồi dậy. Nhìn qua cửa sổ, ngắm những bông hoa bằng lăng, ngắm cảnh bên kia bờ sông Hồng quen thuộc mà Nhĩ chưa và không bao giờ có thể sang thăm. Trò chuyện và quan sát vợ, Nhĩ chợt nhận ra Liên đã suốt đời vất vả, phục vụ, săn sóc chồng với tình yêu thương thầm lặng và đầy hi sinh. Nhĩ sau Tuấn - con trai thứ hia - thay mình sang bên kia sông. Nhĩ nhờ mấy đứa trẻ con hàng xóm đỡ anh tới sát cửa sổ để nhìn cảnh vật cho gần, rõ hơn. Cảnh thiên nhiên quê hương vào thu làm anh bồi hồi và chạnh lòng buồn vì anh sắp phải từ biệt nó. Thằng Tuấn con anh mải sa vào xem đám cờ thế đã để lỡ một chuyến đò sang sống. Nhưng anh không trách nó mà chỉ nghĩ buồn bã rằng con người ta trên đường đời thật khó có thể tránh được cái vòng vèo hoặc chùng chình...Anh chợt nhận ra vẻ đẹp tiêu sơ, giản dị của cảnh bờ bãi bến quê mình, nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ anh, thấy được nơi nương tựa ấm êm là gia đình vợ con,... Nhĩ có thu chút sức lực cuối cùng, giơ cánh tay ra ngoài của sổ khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó đi nhanh cho kịp chuyến đò.
3.Từ khó.
- Lập thu: tiết lập thu là bắt đầu mùa thu, thường vào đầu tháng 8 dương lịch.
-Bát chiết yêu: bát to, loe miệng, phần từ giữa đến đáy thắt lại.
-Dép sa bô: dép đế dày, không có quai hậu.
-Tiêu sơ: cảnh vật tự nhiên, đơn sơ, tiêu điều và hoang vắng.
-Khăn mỏ quạ: khăn chít đầu của phụ nữ, gấp chéo thành góc nhọn như cái mỏ quạ ở trước trán.
4. Cấu trúc văn bản.
- Truyện được kể theo ngôi thứ 3, điểm nhìn trần thuật được nhìn qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ.
- Bố cục: được phân theo dòng suy tư của nhân vật Nhĩ.
+ Cuộc trò truyện của Nhĩ và Liên - Từ đầu đến bậc gỗ mòn lõm.
+ Tiếp Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, nhờ bọn trẻ giúp anh ngồi sát bên của sổ để ngắm cảnh và nghĩ ngợi tiếp đến một vùng nước đó.
+ phần còn lại - cụ giáo Khuyến rẽ vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Tình huống truyện - tình huống của nhân vật chính ( Anh Nhĩ )
- Tình huống truyện: là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển. Là hoàn cảnh sống và hoạt động của các nhân vật góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
-Tình huống của nhân vật Nhĩ:
Nhĩ ở trong tình huống đặc biệt căn bệnh hiểm nghèo đã khiến anh gần như bại liệt tòan thân, không thể tự minh di chuyển dù chỉ nhích nửa người vài chục phân trên gường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt thông thường của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ anh- Liên.
Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước khi bị bệnh, hơn 1 năm trước - anh là một cán bộ nhà nước có điều kiện đi rất nhiều nơi trên khắp thế giới.
-> Tình huống trớ trêu, nghịch lí.
- Vì một người làm công việc đi nhiều nơi vậy mà cuối đời căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào gường bệnh và hành hạ anh hàng năm trời. Khi anh muốn nhích người đến gần của sổ thấy cũng khó như đi nửa vòng trái đất và phải nhừo vào sự giúp đỡ của lxu trẻ con.
+ Anh phát hiện được vẻ đẹp của bờ bãi bên sống, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thựuc hiện khao khát của mình nhưng cậu bé lại để lỡ chuyện đò.
2.Những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
- Những chùm hoa bằng lăng...dòng sông màu đỏ...vòm trời cao hơn...bờ bãi màu vàng... 
-> Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa, tạo thành không gian có chiều sâu, rộng, từ những bông hoa bằng lăng...con sông hồng, vòm trời... màu sắc hài hòa cảnh vừa quen vừa lạ...
- Nhĩ cảm nhận được thời gian sống của mình không còn được là bao nhiêu, anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát.
- Nhĩ cảm thấy Liên là người vợ tần tảo, anh ngày càng biết ơn vợ sâu sắc.
-Vì hôm ấy Nhĩ chợt nhận thấy vẻ đẹp rất đỗi bình dị và gần gũi qua cửa sổ, và anh cũng hiểu mình sắp từ giã cõi đời...
-> Đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bình thường mà ta đã bỏ qua trong cuộc sống khi còn trẻ ta đang đắm đuối với những khao khát xa vời.... niềm ân hận xót xa của Nhĩ với quê hương.
- Nhĩ nhờ con sang sông để thay mình cảm nhận vẻ đẹp của bãi bồi quê hương....
- ước vọng của anh không được vì đứa trẻ không hiểu ý cha, nên nó đi một cách miễn cưỡng và trên đường đi lại bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế ngay bên đường, để lỡ chuyến đò sang sông.
- Anh rút ra quy luật của cuộc đời: thật khó tránh được những vòng vèo hoặc chùng chình, vài lần vòng vèo, chùng chình thì đã đi hết cuộc đời và có nhiều cái không thể làm lại được nữa.
- Quy luật khác được rút ra là sự cách biệt giữa hai thế hệ, tuy là gần gũi thương yêu nhau nhưng không hiểu nhau. Làm thế nào dể các thế hệ hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem đến niềm vui cho nhau khi chưa quá muộn.
- Nhĩ thu hết sức lực nhô mình ra ngòai... khoát tay...
-> Hành động kì quặc, thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương có ích, đừng la ca, chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta dễ sa đà, để rứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
-H/ả bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên, hoa bằng lăng, vòm trời... -> đó là nét đẹp của cuộc sống trong những cái gần gũi bình dị, thân thuộc của quê hương.
-Hoa bằng lăng cuối mùa, bãi bồi, bãi lớ bên sông, con lũ đầu nguồn đổ về...-> Sự sống của nhân vật Nhĩ ở những ngày cuối cùng.
-Đứa con trai xa vào đám cờ thế để lỡ chuyến đò sang sông -> sự chùng chình, vòng vèo trên con đường đời khó tránh khỏi.
-Hành động cố nhoai người của Nhĩ -> khuyên mọi người hãy sống khẩn trương có ích...
- Cần trân trọng vẻ đẹp bình dị ở quanh ta.
- Trong cuộc đời dừng nên chùng chình , dềnh dàng trước một sự việc nào đó.
- Hãy sống có ích và cống hiến.
III. Tổng kết.
- Hệ thống h/ả biểu tượng, nhiều nghĩa tạo nên chiều sâu khái quát triết lí của truyện.
- H/ả thiên nhiên, h/ả quê hương gần gũi quen thuộc, chi tiết tả thực có ý nghĩa biểu tượng lớn...
- Tình huống truyện giản dị, bất ngờ và mang nghịch lí, giọng kể chuyện ngẫm ngợi, triết lí mà vẫn cảm xúc, trữ tình...
- Cần trân trọng vẻ đẹp bình dị ở quanh ta.
- Trong cuộc đời dừng nên chùng chình , dềnh dàng trước một sự việc nào đó.
-Hãy sống có ích và cống hiến.
* Ghi nhớ: SGK/ 108
IV. Luyện tập.
- Đọc đoạn đầu và nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Thiên nhiên miêu tả theo không gian từ gần đến xa.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
- Về nhà tóm tắt truyện, phân tích suy nghĩ tâm trạng của nhân vật Nhĩ.
- Tập phân tích nhân vật và toàn bộ truyện ngắn ( phần trích ) chuẩn bị viết bài làm văn số 7 - nghị luận văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 136- VH.doc