Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Năm học 2007

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Năm học 2007

Văn bản Phong cách HCM được trích trong HCM và văn hoá VN của Lê Anh Trà. Đây là loại văn bản thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bẳn sắc văn hoá dân tộc.Nội dung của văn bản đề cập đến phong cách làm việc, phong cách sống của HCM mà nổi bật là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá nhân loại.

doc 338 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Năm học 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 03 /09 /2007
Bài 1 ; tiết 1. 2 phong cách hồ chí minh
 Lê Anh Trà
A. mục tiêu cần đạt
 * Giúp HS :
 - Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản 
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. tổ chức các hoạt động dạy – học
 1. ổn định lớp
 2. Bài mới
hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
I. vài nết về tác giả, tác phẩm
Cho HS đọc phần chú thích.
? Nêu sự hiểu biết của em về tác giả Lê Anh Trà?
? Nêu vài nét sơ lược về tác phẩm?
1 Tác giả
2. Tác phẩm: 
- Văn bản Phong cách HCM được trích trong HCM và văn hoá VN của Lê Anh Trà. Đây là loại văn bản thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bẳn sắc văn hoá dân tộc.Nội dung của văn bản đề cập đến phong cách làm việc, phong cách sống của HCM mà nổi bật là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá nhân loại. 
II. tìm hiểu chung
Văn bản này viết với mục đích gì?
? Xác định phương thức biểu đạt?
? Nêu những luận điểm chính của tác giả?
1. Đọc
2. Giải từ khó
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp và phong cách của HCM
- Nghị luận kết hợp với thuyết minh ( nghị luận là phương thức chính)
Có hai luận điểm chính:
 + Luận điểm 1:Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch HCM
 + Luận điểm 2: Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch HCM
III. Tìm hiểu nội dung văn bản.
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng như thế nào?
? Nhờ đâu Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? 
? Để có vốn tri sâu rộng như vậy, HCM đã học tập như thế nào?
? Bác Hồ đã tiếp thu văn hoá nước ngoài như thế nào?
? Tại sao ngay ở luận điểm đầu tiên, tác giả lại nêu ra vấn đề “vốn tri thức nhân loại của HCM”?
? Tác giả đã viết về lối sống của Bác Hồ như thế nào? Nêu những biểu hiện cụ thể?
? Qua đó, em có thể nhận xét đó là cách sống như thế nào của một vị chủ tịch nước?
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của chủ tịch HCM
 - Người hiểu biết sâu rộng nhiều nền văn hoá các nước Châu á, Châu âu, Phi ,Mỹ, La tinh. Người biết nhiều ngoại ngữ, đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hoá nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới
 - Người học hỏi, tìm hiểu uyên thâm
 Người luôn có ý thức học hỏi tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài để sau này phục vụ công việc cách mạng.
 - Bác đã nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
 Bác coi trọng học hỏi trong đời sống thực tế, qua công việc, qua lao động.
 Bác học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc.
 - Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
 Tiếp thu những cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế tiêu cực.
 Tiếp thu văn háo nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
=> Khẳng định tầm vóc văn hoá của chủ tịch HCM. Để làm rõ vẻ đẹp giản dị mà thanh cao trong lối sống, cách sống của Bác Hồ.
2.Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch HCM
 - Là một vị lãnh tụ đứng đầu một đất nước nhưng Bác lại có một lối sống vô cùng giản dị
 + Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
 + Trang phục giản dị
 + ăn uống đạm bạc
 Đó là cách sống thật giản dị, đạm bạc nhưng mà thanh cao
 Là một cách sống có văn hoá với một quan niệm thẩm mỹ sâu sắc: cái đẹp là cái giản dị tự nhiên.
 Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, nhân loại và dân tộc, giản dị và thanh cao.
 - Kết hợp giữa lời kể và lời bình
III - Tổng kết
1. Nghệ thuật
 - Kết hợp hài hoà giữa tự sự với biểu cảm và thuyết minh lập luận
 Các chi tiết được sặp xếp hài hoà mạch lạc
 Ngôn từ được sự dụng chuẩn mực, hình tượng đẹp.
 2. Nội dung : 
Vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Là sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị, giữa truyền thống và hiện đại
 ngày soạn: 5 /9 /2007
Tiết 3. Phương châm hội thoại
a. mục đích cần đạt
 *) Giúp HS: 
- Nắm được nội dung về phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng hội thoại theo phương châm về lượng và chất.
b. tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định lớp 
 2. Bài mới 
Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
I. hình thành khái niệm về hội thoại
GV gợi ý để HS nhắc lại khái niệm về hội thoại, vì đây là bài học đã được tìm hiểu ở chương trình lớp 8.
? Khi tham gia hội thoại, mỗi người tham gia hội thoại có quyền gì?
Từ đó, em hãy cho biết hội thoại tồn tại dưới những dạng nào?
? Ngoài yếu tố ngôn ngữ, hội thoại còn có yếu tố nào khác?
 ? Vậy em hiểu như thế nào về phương châm hội thoại?
? Vậy hội thoại có những phương châm nào?
Xét mẫu chuyện sau: 
- Một cậu bé cho trâu ra đồng ăn cỏ. Một lúc sau cậu ta chạy về gọi bố:
 - Bố ơi! Trâu nhà ta ăn lúa bị bảo vệ bắt mất rồi
 Ông bố hỏi:
 - Khổ thật! Thế trâu ăn ở đâu?
 Cậu bé nhanh nhảu:
 - Dạ, trâu ăn ở miệng ạ. 
ông bố đang tức giận cũng phải nực cười.
 ?Em hãy nhận xét những câu trả lời của bé chăn trâu?
HS đọc bài tập SGK
? Truyện cười quả bí khổng lồ phê phán điều gì?
 Qua đó em rút ra được điều gì trong giao tiếp?
? Cách nói như vậy đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
HS tìm một số câu thành ngữ phê phán phương châm hội thoại về chất
Vậy khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm hội thoại về chất NTN?
1. Hội thoại là gì.
 - Hội thoại là sự dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau.
 - Khi tham gia hội thoại, mỗi người tham gia hội thoại đều có quyền được nói. Mỗi lần tham gia hội thoại được gọi là một lượt lời.
 -> Hội thoại được tồn tại dưới hai dạng
 + HT trong SH hàng này nói chung
 + HT của các nhân vật được nhà văn tái tạo và thể hiện trong tác phẩm văn học
 - Ngoài yếu tố ngôn ngữ, còn có yếu tố phi ngôn ngữ như: ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ.
 Phương châm hội thoại là những nguyên tắc, những quy định làm cơ sở để thực hiện quá trình hội thoại một cách tốt nhất. Nắm vững và sự dụng đúng các phương châm hội thoại trong khi giao tiếp thì giao tiếp sẽ có hiệu quả.
 - Các phương châm hội thoại: 
 + Phương châm về lượng
 + Phương châm về chất.
 + Phương châm quan hệ
 + Phương châm cách thức 
 + Phương châm lịch sự
 a) Phương châm về lượng
 - Câu trả lời của bé không đảm bảo nội dung và ý nghĩa mà bố cần biết. Em trả lời không đúng điều bố mình cần biết mà trả lời điều ai cũng biết.
 - Thông tin trên chưa hợp lí, vì nó vừa thừa lại vừa thiếu
 - Vi phạm phương châm hội thoại về lượng.
 => Phương châm hội thoại về lượng là khi giao tiếp, người nói cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, thông tin trong lời nói không được thiếu, không được thừa.
 b. Phương châm về chất
 *) Tìm hiểu truyện“Quả bí khổng lồ”
 - Truyện phê phán tính nói khoác ( quả bí to bằng cả cái nhà, cái nồi đồng to bằng đình làng)
 - Khi giao tiếp cần tránh:
 + Nói những điều mình không tin là có thật.
 + Nói những điều mình không chắc chắn.
 + Nói những điều mình không có bằng chứng xác thực.
 Vi phạm phương châm hội thoại về chất.
 - Thành ngữ:
ăn không nối có / Cãi chày, cãi cối
Khua môi múa mép / Nói dơi nói chuột
Hứa hươu, hứa vượn
*) Ghi nhớ: 
Khi giao tiếp đừng nối những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
II. luyện tập
Bài 1 SGK
Câu a) Thừa cụm từ “ nuôi ở nhà” vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi ở nhà
Câu b) Tất cả các loài chim đều có hai cánh vì vậy nói “ có hai cánh là thừa
Bài 2)
a) Nói có căn cứ tức là / Nói có sách mách có chứng
b) Nói sai sự thật tức là / Nói dối
c) Nói một cách hú hoạ tức là / Nói mò
d) Nói nhí nhảm, vu vơ / Nói nhăng, nói cuội
e) Nói khoác lác / Nói trạng
Câu 3)
- Câu hỏi: Rồi có nuôi được không? Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng
Câu 4) 
a) Cách nói trên nhằm thông báo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng ( phương châm về lượng)
b) Cách nói đó để báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung đã cũ là chủ ý của người nói, ( phương châm về lượng)
 ................&&&&&&&&&&..............
 ngày soạn: 6 /9 /2207
tiết 4 Sự dụng một số biện pháp
 nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
a. mục tiêu cần đạt
 * Giúp HS: 
 - Biết thêm phương pháp thuyết minh ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sự dụng các biện pháp nghệ thuật
 - Tập sự dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: 
Tìm những thành ngữ vi phạm phương châm hội thoại về lượng và về chất?
3 Bài mới 
Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
I. Một số BPNT trong văn bản thuyết minh
Nhắc lại những hiểu biết của em về văn bản thuyết minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn 8?
? Muốn tạo ra một văn bản có tính hiệu quả, có tính thuyết phục cao thì người viết cần làm gì?
 Nhiệm vụ và MĐ của văn bản thuyết minh là gì?
? Theo em, văn bản thuyết minh có cần thiết sự dụng một số biện pháp nghệ thuật không? Vì sao?
? Hãy nêu một số biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn bản thuyết minh?
Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
? Khi sự dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh chúng ta cần lưu ý điều gì?
1. Văn bản thuyết minh là gì?
 - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
 - Muốn tạo ra một văn bản thuyết minh hiệu quả có tính thuyết phục cao, người viết cần phải:
 + Quan sát , học tập, tích luỹ một tầm tri thức thật rộng lớn, chính xác, đầy đủ, toàn diện.
 + Nắm vững các phương pháp suy luận của tư duy lô- gic và cách thức diễn đạt hiệu quả
 - Nhiệm vụ: Cung cấp tri thức khách quan về hiện tượng , sự vật phương pháp, cách thức
 MĐ: Giúp người đọc, người nghe hiểu một cách cặn kẽ, đầy đủ về sự vật, hiện tượng và phương pháp.
 - Để văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, chúng ta có thể sự dụng thêm một số bện pháp nghệ thuật.
 Bởi vì: các biện pháp nghệ thuật được sự dụng thích hợp sẽ góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
2. Một số biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn bản thuyết minh
 Kể chuỵên, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè và ca dễn.
- Tác dụng: 
 + Kể chuyện : làm nổi bạt được trình tự không gian, thời gian, trình trự giải thích của đối tượng và sự vật và dễ dàng hơn trong việc phân loại, giới thiệu địa điểm và nguyên nhân.
 + Nhân hoá: Làm cho đối tượng được thuyết minh hiện lên rõ ràng hơn, cụ thể hơn
* Lưu ý: 
 - Tuân thủ MĐ của văn bản thuyết minh, không lạm dụng các yếu tố nghệ thuật
 - Tránh tình trạng thiếu khách quan
 - Lời thoại trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp các phương pháp thuyết minh.
II. Luyện tậ ... n.
- Sự nghi ngờ của Thơm đối với Ngọc ngày càng tăng, cô luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Tuy vậy, Thơm vẫn có níu giữ một chút hi vọng "Đã chắc gì người ta đồn? Nhưng tiền thì lấy đâu ra mà lắm thế".
- Học sinh thảo luận - trình bày.
- Khi Thái, Cửu bị Ngọc và đồng bọn truy lùng chạy nhầm vào nhà mình.
- Thơm đã tìm cách che dấu ngay trong buồng của mình.
=> Bản chất lương thiện, trung thực cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, sự mất mát khi cha và em hi sinh, sự xấu xa, gian ác của chồng...
- Khi Ngọc dẫn quân Pháp vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.
=> Cô đứng hẳn về phía cách mạng.
- Ngay cả khi cuộc đấu tranh gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng (cả với những người đứng ở vị trí trung gian).
b. Nhân vật Ngọc
- Là một nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân. Có tham vọng về địa vị, quyền lực, tiền tài...
- Thù hận cách mạng, rắp tâm làm tay sai cho giặc, ráo riết truy lùng những người cộng sản.
=> Bản chất Việt gian phản động, bán nước cầu vinh.
c. Nhân vật Thái, Cửu
- Thái: Bình tĩnh, sáng suốt, cũng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng. Hiểu được bản chất của Thơm, khơi dậy ý thức cách mạng trong cô.
Cửu: Hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh nghi ngờ thơm, định bắn cô. Khi được cứu thoát mới hiểu...
- Thể hiện xung đột kịch: Xung đột giữa Ngọc - Thái, Cửu; giữa Thực dân - Cách mạng, xung đột ngay trong nhân vật Thơm.
- Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ: Những người cách mạng được cứu sống ngay trong nhà của tên Việt gian phản nước hại dân.
- Ngôn ngữ đối thoại: Thơm - Ngọc; Thái, Cửu - Thơm => Bộc lộ nội tâm tính cách nhân vật.
III. Luyện tập
- Học sinh đọc.
HĐ III:. Hướng dẫn học bài : - Làmbài tập 2 SGK
	 -Soạn bài mới: Tổng kết Tập làm văn
Tiết: 163, 164	
tổng kết tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
- Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tế làm văn.
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.
- Biết đọc các văn bản tùy theo đặc trưng kiểu văn bản của chúng, nâng cao năng lực đọc và viết các văn bản thông dụng.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nội dung ôn tập phong phú. 
 - Học sinh: Theo yêu cầu SGK.
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
HĐI: Bài cũ
Kết hợp trong quá trình ôn tập
HĐII:Bài mới
Gọi học sinh đọc bảng tổng kết SGK.
? Trong chương trình THCS, chúng ta đã được học những kiểu văn bản nào? Cho ví dụ?
? Phơng thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản đó như thế nào?
- Giáo viên: Phương thức biểu đạt ở đây bao gồm:
- Đích (mục đích)
- Các yếu tố nội dung.
- Các phương pháp, cách thức.
- Ngôn từ.
? Xác định các phương thức biểu đạt của các văn bản còn lại?
? Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?
? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
? Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau cho nhau trong một văn bản cụ thể hay không?
? Nêu một số ví dụ minh họa.
? Kiểu văn bản và thể loại văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Từ bảng SGK, hãy cho biết kiểu văn bản và thể loại văn học có gì giống và khác nhau?
? Hãy kể tên các thể loại văn học đã học?
? Mỗi thể loại ấy, có thể sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
? Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tinh thần tích hợp Tập làm văn giữa ba phân môn trong Ngữ văn
? Phần đọc hiểu văn bản và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu văn bản và tập làm văn?
? Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng tập làm văn?
Hớng dẫn học sinh nhắc lại các kiểu văn bản đã học ở lớp 9.
? Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?
? Nêu các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh?
? Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, cần chuẩn bị những gì?
? Ngôn ngữ thuyết minh có đặc điểm gì?
? Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?
? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự?
? Hãy cho biết khả năng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản tự sự?
? Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?
? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận?
? Các yêu cầu về luận điểm, luận cứ, lập luận...
? Dàn bài chung của bài bình luận một sự việc hiện tượng hoặc một vấn đề đạo đức tư tưởng lối sống.
? Các luận điểm trong bài bình luận tác phẩm văn học cần phải như thế nào?
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:
- Học sinh đọc bảng tổng kết SGK
- HS trình bày. Yêu cầu nêu được:
+ Văn bản tự sự
+ Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm
+ Văn bản thuyết minh
+ Văn bản nghị luận
+ Văn bản điều hành (hành chính - công vụ)
Học sinh nêu ví dụ về mỗi kiểu văn bản.
- Học sinh dựa vào SGK để trình bày.
* Văn bản miêu tả:
+ Đích của miêu tả là cho người ta "thấy".
+ Các yếu tố miêu tả là: nơi chốn, khách thể, nhân vật (chân dung).
+ Ngôn từ là các từ tái hiện, biểu hiện, cụ thể.
* Văn bản tự sự:
+ Đích của tự sự là kể một câu chuyện.
+ Các yếu tố tự sự là nhân vật, tình huống hành động, lời kể, kết cục.
+ Ngôn từ tự sự là các động từ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian.
* Văn bản nghị lụận:
+ Đích của nghị luận là thuyết phục, làm cho phải tin.
+ Các yếu tố nghị luận là luận điểm, luận cứ, lập luận.
+ Ngôn từ nghị luận thường là khái niệm trừu tượng, các thuật ngữ, các từ chỉ quan hệ lôgic...
- Học sinh làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bàỳ giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Học sinh thảo luận trả lời. Yêu cầu thấy đợc sự khác nhau cơ bản về: Đích (mục đích), các yếu tố nội dung, các phơng pháp, cách thức, ngôn từ của các kiểu văn bản đã học.
- Học sinh trình bày. Yêu cầu nêu được:
Không thể thay thế cho nhau được. Vì mỗi kiểu văn bản có một cái đích khác nhau cho nên cách trình bày cũng khác nhau...
- Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể. Vì một văn bản có thể vận dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để thể hiện nội dung văn bản...
- Học sinh nêu ví dụ... 
Văn bản "Cố hương" được sử dụng nhiều phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, nghị luận...
* Mối quan hệ giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
- Học sinh trình bày được mối quan hệ giữa kiểu văn bản và thể loại văn học là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, vì mỗi thể loại văn học thường sử dụng một kiểu văn bản làm cơ sở.
- Giống nhau: Đều sử dụng các phương thức biểu đạt để chỉ hoạt động của con người về mặt tinh thần.
- Học sinh nê được các thể loại văn học đã học:
+ Tự sự:
+ Trữ tình
+ Kịch:
- Các thể loại ấy có thể phối hợp sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau... 
- Mỗi tác phẩm văn học không đơn thuần sử dụng một phương thức biểu đạt mà đan xen nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để làm nổi bật nội dung.
+ Đoạn trích: "Thúy Kiều báo ân báo oán" - Truyện Kiều: Nhân vật Thúy Kiều đã sử dụng yếu tố nghị luận để buộc tội Hoạn Thư, còn Hoạn Thư thì dùng lí lẽ của mình để thanh minh, bào chữa...
+ "Cố hương" - Lỗ Tấn: Tác giả đã nghị luận về "Hình ảnh con đường"
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS:
- Đọc nhiều tài liệu của nhiều người sẽ chắt lọc được những cái hay của họ, giúp ích rất lớn trong việc tạo lập văn bản (mô phỏng, học phương pháp, kết cấu, cách diễn đạt, sự sáng tạo...). Ngược lại, không đọc , ít đọc thì viết không tốt, không hay.
- Học Tiếng Việt sẽ hiểu rõ về cách dùng từ, đặt câu, cách liên kết câu và đoạn văn, cách sử dụng hàm ngôn, hiển ngôn....
- Rèn luyện cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề và bộc lộ cảm xúc đối với vấn đề đó.
 iii. các kiểu văn bản trọng tâm: 
1. Văn bản thuyết minh:
- Làm rõ đặc điểm, tác dụng, cấu tạo của sự vật hiện tượng
- Học sinh trình bày. Yêu cầu nêu được:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích
- Học sinh trình bày:
Cần nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, nắm bắt các thông tin, quan sát sự vật hiện tượng...
- Học sinh trả lời:
2. Văn bản tự sự:
- Học sinh dựa vào kiến thức về phương thức biểu đạt để trình bày:
- Nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục...
- Học sinh thảo luận, trình bày:
3. Văn bản nghị luận:
- Học sinh dựa vào kiến thức về phương thức biểu đạt để trình bày:
 Đích của nghị luận là thuyết phục, làm cho phải tin.
- Các yếu tố nghị luận là luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Luận điểm: Cô đọng, khái quát được vấn đề...
- Luận cứ: Chọn lọc, xác đáng, phù hợp luận điểm
- Lập luận: Chặt chẽ, hợp lôgic
- Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét.
- Phải nêu cụ thể, có luận cứ xác đáng, gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Hệ thống bài học
	 - Soạn bài: "Tôi và chúng ta".
Tiết: 165, 164	
tôi và chúng ta
	(Lưu Quang Vũ)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận đợc tính cách của các nhân vật tiêu biểu: Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy đợc cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con ngời mạnh dạn đổi mới , có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, với những kẻ mang t tởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội nớc ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch về cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, cách diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chân dung Lu Quang Vũ.
	 Những mẩu chuyện về quá trình đổi mói của đất nớc 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
định hớng Hoạt động của trò
Bài cũ
? Thế nào là kịch?
? Kịch phản ánh điều gì?
? Cấu trúc của vở kịch nh thế nào?
Bài mới
Gọi học sinh đọc chú thích SGK.
? Nêu một số nét tiêu biểu về Lưu Quang Vũ?
? Đề tài trong các vở kịch của Lu Quang Vũ nh thế nào?
? Nêu xuất xứ về tác phẩm
Giáo viên phân vai cho học sinh đọc.
- Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới.
I. Đọc - Hiểu chú thích 
1. Tác giả:
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê gốc Quảng Nam, sinh ở Phú Thọ. Từng sáng tác thơ, truyện ngắn. Từ năm 1980 ông chuyển sang viết kịch... Năm 2000, ông đợc nhà nớc truy tặng giải thởng Hồ Chí Minh về VHNT
- Học sinh nêu. Yêu cầu thấy đợc:
Các vấn đề thời sự có tính chất nóng hổi của xã hội trong những năm 1980...
2. Tác phẩm:
- Đoạn trích thuộc cảnh 3 của vở kịch 9 cảnh
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Đọc:
2. Phân tích:
D. Hớng dẫn học bài : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_ngu_van.doc