I.Mục tiêu cần đạt:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
- Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết.
- Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
- Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn.
Chủ đề tự chọn - Ngữ văn 9 NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ. ***********000*********** Loại chủ đề: Bám sát. Thời gian: 6 tiết. I.Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản sau: - Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết. - Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ. - Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn. - Học sinh có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, câu. - Thông qua các bài tập, nâng cao kỹ năng sử dụng từ, câu. II.Các tài liệu hỗ trợ: 1.Sách giáo khoa: Bài: - Chữa lỗi dùng từ (SGK 6) - Chữa lỗi về quan hệ từ (SGK 7) - Trau dồi vốn từ (SGK 9) 2.Các tài liệu khác: -Câu chuyện vui về ngôn ngữ -Văn bản đọc thêm -Các dạng bài tập III.Tiến trình tổ chức: *Tiết 1, 2: -GV treo bảng phụ hoặc dùng đèn chiếu để đưa ra những ví dụ sau: a. Dạ dày cá chép chỉ lớn hơn thực quản một chút và có nhiều tuyến vị tiết dịch vị, có tác dụng tiêu hóa tôm, tép, thức ăn và mọi loại mồi bắt được. b. Nhà em có nuôi con chó. Con chó nhà em rất đẹp. Em rất yêu con chó nhà em. - Hai ví dụ trên sai lỗi gì? - GV lấy ví dụ về lặp từ với tư cách là một phép liên kết để học sinh so sánh: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” - HS đọc ví dụ: “Những người chiến sĩ dũng cảm đó không bao giờ khắc phục kẻ thù.” Câu sai lỗi gì? Thử sửa lại. -Chỉ có một suất sưu của nhà nước mà hạnh phúc của gia đình chị Dậu vỡ tan. Câu sai lồi gì? Cách sửa. - Muốn tránh lỗi này ta khắc phục bằng cách nào? - Học sinh đọc các ví dụ trong bảng phụ: a. Đôi tay dài lòng khòng phụ họa với đôi cẳng chân dài nghêu. b. Trong đa số các hợp chất hóa học, nguyên tử Oxy có hóa trị II. c. Trong bài văn tế, ông đã ca ngợi những người anh hùng bỏ mạng vì nước. - Các câu trên sai những lỗi gì về dùng từ? - Nêu cách khắc phục những lỗi trên? + Học sinh đọc ví dụ sau: Niềm đau của cô ấy đang trào dâng. - Từ “niềm” kết hợp với từ “đau” trong câu trên có phù hợp không? Vì sao? - Thử nêu cách khắc phục lỗi trên? - Đọc đoạn văn sau: Hai câu ca dao gợi cảm ấy nó như là một lời tâm sự của người nông dân, nó đi sâu vào lòng người đọc, tại sao vậy ư? Thì chính là trong hai câu thơ mang nặng tình người ấy có cả hoa và cả nhạc nữa đấy. - Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn ấy? - Muốn tránh lỗi này cân chú ý điều gì? -GV đọc đoạn văn sau: Đọc câu thơ, ta thấy hiện lên trước mắt một cảnh đồng quê trong ngày nắng gắt và hình ảnh người nông dân đang điều khiển con trâu kéo cày. Hình ảnh ấy lồng lộng, cao lớn, làm cho câu thơ cũng sống dậy và chuyển động theo. - Các từ: lồng lộng, cao lớn, sống dậy, chuyển động dùng trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao? -Lỗi nào mắc phải? Hướng khắc phục? - HS đọc ví dụ: Bầy choa có chộ mô mồ. Câu văn có khó hiểu không? Vì sao? - GV ghi ví dụ: Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. Dùng từ “nhi đồng” trong câu văn có phù hợp không? Giải thích? -Nêu cách khắc phục. -Các từ: vẻn vẹn, nủng nịu, ngoan ngoãn, sạch sẻ, khe khẻ, lộng lẫytừ nào viết đúng về dấu thanh?( vẻn vẹn, ngoan ngoãn, lộng lẫy) -Vì sao có sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã? -Lỗi này thường phổ biến ở đâu? (Trung bộ và Nam bộ) -Hãy nêu hướng khắc phục? -GV đưa ra cho học sinh những mẹo để khắc phục lỗi sai. -Học sinh toàn trường đang dễu hành qua lễ đài. -Câu văn sai lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng? - Các em thường lẫn lộn những vần nào khi nói và viết? - Cách khắc phục như thế nào? -GV đưa ví dụ: Chị Hưu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. Hãy phát hiện lỗi sai trong ví dụ trên - Cách chữa? -Vần iêu - ươu - ưu ở vùng nào thường lẫn lộn? (miền Bắc hay lẫn lộn giữa ươu và iêu, miền Nam hay lẫn lộn ưu với ươu) -Nêu cách khắc phục? *Tiết 3, 4: -Hãy phát hiện lỗi sai trong các câu sau: Qủa la này ngon ghê. Nhà bên có gì mà na nàng to dữ vậy. -Lẫn lộn giữa “l” và “n” thường ở vùng nào? (đồng bằng Bắc Bộ) -GV đưa hướng khắc phục cho HS. Câu sau sai lỗi gì? Vì sao? Chị Ba đang trẻ che? -Cách khắc phục? -Lục xúc tranh công. -Hàng này quá sa sỉ. -Con chim xẻ đang hót líu lo. Các câu trên sai lỗi gì? Hãy sữa lại cho đúng. - Nêu hướng khắc phục. -HS đọc ví dụ: +Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. +Qua câu ca dao cho biết công cha nghĩa mẹ rất sâu nặng. Câu trên sai về lỗi gì? Sửa lại cho đúng. -Nêu cách khắc phục? HS đọc ví dụ sau: -Mai là học sinh giỏi toàn diện.Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Mai. -Câu in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng. HS đọc: Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên dòng sông đầy bom đạn Phần trích đó đã đảm bảo một câu chưa? Vì sao? -Qua đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ta càng khâm phục. -Câu sai lỗi gì? -Phát hiện lỗi sai trong các câu sau: +Trong đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” hình ảnh chị Dậu là điển hình của người chiến sĩ cộng sản kiên cường. (quan hệ C-V không hợp lý) +Tuy chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng chí sâu sắc nhưng chị rất cănm thù bọn giặc cướp nước và bán nước. (quan hệ giữa các vế trong câu ghép không phù hợp.) -Với tinh thần trách nhiệm cao lớp em sẽ giành trong đợt thi đua phần thưởng xứng đáng cuối tháng đưa lớp đi lên. Nhận xét nội dung của câu trên? Ý đảm bảo chưa? Câu sai lỗi gì? Cách khắc phục? -Qua các lỗi vừa phát hiện và phân tích, em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi? *Tiết 5, 6: GV đưa ra các dạng bài tập sau: -Bài tập nhận biết. -Bài tập điền khuyết. -Bài tập thực hành kỹ năng vận dụng các lỗi đã học. A.Các lỗi thường gặp: I. Lỗi về dùng từ: 1. Dùng từ thừa, từ lặp a. Bài tập: b. Cách khắc phục: - Có ý thức đọc lại có thể phát hiện và sửa chữa ngay bằng cách bỏ yếu tố trùng lặp đó. 2. Dùng từ sai âm, sai nghĩa: a. Lỗi về âm: a1. Bài tập: Khắc phục à Khuất phục Vỡ tan à Tan vỡ a2. Cách khắc phục: -Thận trọng khi sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ vay mượn. -Tra từ điển chính tả. b. Lỗi về nghĩa: b1. Bài tập: -Lỗi do không nắm được hiện thực khách quan mà từ biểu thị. - Không nắm chắc khái niệm mà từ biểu thị. - Không nắm chắc sắc thái biều cảm của từ. b2. Cách khắc phục: - Không biết, không rõ, không hiểu, không nên dùng. - Nắm chắc nghĩa của từ. - Tra tự điển. 3.Dùng từ không đúng vơi khả năng kết hợp của chúng: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Phải biết mỗi loại từ chỉ có khả năng kết hợp với số loại từ nhất định. (Ví dụ: Các từ: liếc, lườm, trợn, nhắm, nháythường chỉ đi với: mắt, vẫy, nắm chỉ biểu thị hành động của tay) 4.Dùng từ lạc phong cách: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: - Một số từ chỉ chuyên sử dụng trong một số văn bản thuộc phong cách chức năng nhất định. - Từ ngữ sử dụng trong phong cách sinh hoạt không nên đưa vào văn bản khoa học, văn bản hành chính và văn bản chính luận. 5.Dùng từ sáo rỗng: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Tránh bắt chước người khác một cách vô ý thức. -Nắm nghĩa cả từ và hoàn cảnh giao tiếp. 6.Lạm dụng từ địa phương, từ HánViệt: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Tránh lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. -Sử dụng cho phù hợp. II.Lỗi về dấu thanh: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy qua câu lục bát: Chị Huyền mang nặng ngã đau, Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành. -Các tiếng cùng gốc hay gần gũi với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau. -Các tiếng Hán Việt bắt đầu một trong âm như: m, n, nh, v, l, d, ng thì được viết dấu ngã. III.Lỗi về vần: 1.Lẫn lộn iêu - iu - ưu a.Bài tập: -Híu chiến à Hiếu chiến -Dễu hành à Diễu hành b.Cách khắc phục: -Vần iu chỉ xuất hiện trong một số từ: Líu lưỡi, bĩu môi, địu gạo, ỉu xìu và tiếng chịu trong các từ: chịu đựng, chịu chơi -Vần iu xuất hiện trong các từ láy âm: phụng phịu, đìu hiu. -Đối với từ Hán Việt bao giờ cũng có thể viết ưu hay iêu 2.Lẫn lộn giữa iêu - ưu - ươu: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Vần ươu chỉ xuất hiện hạn chế trong mấy từ: cái bướu, con hươu, chai rượu, con khướu. -Ngoài ra tất cả các từ Hán Việt không viết với vần ươu. IV. Lỗi về phụ âm đầu: 1.Lẫn lộn phụ l và n: a.Bài tập: quả na à quả la na nàng la làng b.Cách khắc phục: -Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, l có thể láy với âm điệu khác còn n thì không. - L có thể đứng trước âm đệm, còn N thì không ( trừ noãn bào) - Gặp một số tiếng còn phân vân l hay n mà thấy nó đồng nghĩa với một tiếng khác viết với âm nh thì nó được viết với l ( lẫm nhẫm) 2.Lẫn lộn tr và ch: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Ch có thể là phụ âmvới các phụ âm khác ( trừ bốn ngoại lệ: trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét) - Những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với tr chứ không đi với ch. -Gặp một tiếng chưa rõ viết với tr hay ch mà nó đông nghĩa với một tiếng viết với gi thì tiếng đó phải được viết với tr. -Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với ch. Đồ dùng trong gia đình viết với ch. 3. Lẫn lộn giữa s và x: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: - X láy âm với các âm đệm khác còn s thì không. -S đi với bốn vần: oa, oe, ue, oă. - Tên các thức ăn và đồ dùng nấu ăn đều viết là X. V.Lỗi về quan hệ từ: 1.Thiếu, thừa quan hệ từ: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Đọc và xác định rõ nội dung của câu để dùng quan hệ từ cho phù hợp. 2.Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Dùng quan hệ từ phải chú ý tính liên kết trong câu văn. VI. Lỗi về câu: 1.Câu sai về cấu trúc nòng cốt a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Nắm lại thành phần phụ, thành phần chính để tự điều chỉnh cho đúng. -Phải đặt câu hỏi để xác định CN-VN 2.Câu sai quan hệ lôgic: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Năm lại kiến thức về CN, VN, thành phần phụ. -Đảm bảo tính lôgic. 3.Câu có kết cấu rời nát: a.Bài tập: b.Cách khắc phục: -Xác định quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp rõ ràng. -Khôi phục mạch lạc suy nghĩ của người viết để thêm bớt hay sắp xếp cho hợp lý. B.NGUYÊN NHÂN MẮC LỖI: -Thiếu kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và kiến thức về ngữ pháp Tiếng Việt nói riêng, đặc biệt là thiếu tri thức về câu và ngữ pháp văn bản. -Năng lực tư duy và sự hiểu biết về lôgic yếu do đó suy nghĩ thiếu chặt chẽ, thiếu mạch lạc, có lúc lộn xộn. -Không hiểu nghĩa của từ, nhớ chệch từ, phát âm chưa chuẩn. -Lẫn lộn về vần, phụ âm đầu, dấu thanh. -Chưa nắm chắc tính chất ngữ pháp của từ. Lạm dụng cách dùng từ. -Nhầm thành phần phụ trạng ngữ là chủ ngữ, lẫn giữa thành phần phụ với vị ngữ. -Do tâm lý và tính chất riêng của học sinh có những thói quen không tốt. C.BÀI TẬP: C.BÀI TẬP: Bài 1: Phát hiện lỗi ở những câu sau: a.Tim cá chia làm đôi, có hai ngăn, tâm nhĩ ở trên, tâm thất ở dưới, chứa màu đỏ thẫm. b.Sự việc đó càng chứng tỏ s ... sen thơm ngát “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. d.Sau ngôi đền có nhiều dị vật. e.Chúng ta luôn luôn tranh thủ thời gian vì học tập. Bài 2:Phát hiện và chữa lại các từ dùng sai trong các câu, đoạn văn sau: a.Trực ca này là một ông bác sĩ già nhiều tuổi, ông lẩm bẩm. b.Trong lúc cơn bão đang hung hăng, một ngọn sóng lớn đã cuốn đứa con gái bốn tuổi rời khỏi tay ông. Cũng ngọn sóng này đã cuốn luôn bà vợ cùng với thằng con năm tuổi trên tay. Họ bị trôi vút qua bên cạnh ông rồi mất tăm. c.Anh yêu tôi, tùy anh. Đời cũng sẽ cân bằng với tôi. d.Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể là thứ tiếng rất linh động rất phong phú, có khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh túy nhất của tình cảm của con người. e.Lao động chẳng những đã sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần mà còn sáng tạo ra chính bản thân con người, còn làm cho con người ngày càng trở nên hòan thiện. Ôi lao động đáng qúy lắm chứ, vinh quang lắm chứ. Ôi đối với con người, hạnh phúc chỉ có thể đạt được bằng lao động. Bài 3: So sánh giá trị ý nghĩa của những từ in đậm trong từng cặp câu sau. Theo em từ nào dùng hay hơn? a.-Đứa bé lao vào trong lòng người mẹ. -Đứa bé chạy vào trong lòng người mẹ. b.-Nước ở đâu ào chảy vào nhà. -Nước ở đâu chảy vào nhà. Bài 4: Các câu sau sai về lỗi gì? a.Những bài ca dao nói về tình yêu lứa đôi, những viên ngọc sáng long lanh của nền văn học dân tộc, nguồn cảm hứng bất tận của các tác giả văn học dân gian. Những bài ca dao ấy mãi mãi sống trong lòng chúng ta. b.Bằng trí tuệ sắc bén thông minh của người lao động đã đấu tranh không khoan nhượng chống lễ giáo phong kiến lạc hậu bảo thủ. c.Trong tác phẩm “Bất khuất” hình ảnh Nguyễn Đức Thuận là người chiến sĩ cộng sản luôn luôn mang bên mình tinh thần cách mạng tiến công. d.Với tinh thần yêu nước cănm thù giặc sâu sắc cuộc chiến tranh kéo dài năm năm, mười năm hay hai mươi năm với tinh thần chịu đựng gian khổ quyết đánh đến cùng của mỗi người dân Việt Nam cuộc kháng chiến nhất định sẽ đi đến thành công. Bài 5: Có một mẩu đối thoại sau: -Anh viết bài phê bình nghệ thuật trên báo mà nếu em cấm dùng một số từ khéo anh phải treo bút mất! -??? -Em theo dõi em biết. Không có bài nào giới thiệu về ca hát mà anh tránh đựơc những từ chất giọng sâu lắng, mượt mà. Không bài viết về kịch nào mà anh không có từ vào vai, sống động, cuốn hút. Không có bài phê bình nhiếp ảnh nào mà anh không có những từ như tìm tòi, táo bạo, sáng tạo, thời cơ. (Trích báo) Câu chuyện này nhằm phê phán nhược điểm gì trong việc dùng từ? Tại sao? Bài 6: Cho đoạn văn sau: (1)Chị Dậu, một trong những nhân vật đẹp nhất về người lao động trong văn học nước ta, đã từng được ví như một bông sen trong trắng nở trên bùn lầy của xã hội thực dân phong kiến. (2)Mặc dù bị bọn địa chủ cường hào quan lại áp bức bóc lột nặng nề, nhưng chị vẫn giữ được phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. (3)Với tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, đã làm cho hình ảnh chị mãi sống trong tâm trí của chúng ta. Câu (3) là câu sai ngữ pháp. Có thể có những cách chữa sau: a.Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã làm cho hình ảnh chị mãi mãi sống trong tâm hồn chúng ta. b.Với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã làm cho hình ảnh chị mãi mãi sống trong tâm trí chúng ta. c.Chị mãi mãi sống trong tâm trí của chúng ta. Các em chọn cách nào? Giải thích? Bài 7: Đây là đoạn văn trích trong bài làm của học sinh, hãy phát hiện lỗi và sửa lại? “Bút bi là vật dụng rất cần thiết cho mỗi chúng ta, nhất là học sinh. Nó giúp học sinh viết, vẽ ghi ra những con chữ. Vì thế, bút bi là ông nội của em, vui buồn có nhau và là người cha rất đỗi quý mến của lũ học sinh bọn em. ” Bài 8: Gạch chân dưới những từ đúng về dấu thanh của các từ láy và từ Han Việt sau: Lủng củng - Lũng cũng Khẻ khàng - Khẽ khàng Dễ dàng - Dể dàng Mảnh hổ - Mãnh hổ Nghĩa vụ - Nghỉa vụ Nhẫn nại - Nhẩn nại Dả man - Dã man Lẫm liệt - Lẩm liệt Hưởng ứng - Hưỡng ứng Bài 9: Hoàn chỉnh các câu dưới đây bằng cách điền thêm chủ ngữ và vị ngữ thích hợp vào chỗ trống: Khi mặt trời từ dưới biển nhô lên khỏi rặng núi xa xa.. Qua câu chuyện nhạt nhẽo của hai cậu,thấy thật phí thời gian. Mỗi khi nhìn lên ảnh Bác Hồ Đi qua chiếc cầu mới bắc qua sông Qua những ngọn thác cheo leo,..lại lặng lẽ trôi theo dòng nước ra tận biển khơi. Bài 10: Chọn một trong các cặp phụ âm điền vào chỗ trống và giải thích lý do: An nhiều hôm say túy úy (l/n) Để chống giặc ngoaị xâm, cha ông ta thường xây thành đắp .ũy (l/n) Con kh. hót hay (ưu/ươu) Lục súc anh công (tr/ch) Ông Nội em là cán bộ h. trí (iu/ưu) Anh ta lúc nào cũng nói năng, ăn mặc ịnh ọng(tr/ch) .ao ao chợ cá làng Ngũ Phủ (l/n và s/x) Bài 11: Phân tích và sửa lỗi chính tả trong các câu sau: Ông xư bà xãi ăn sôi trong chùa cũng sích mích, soi mói nhau. Bửa liên hoan hôm nay có sa- lát, sá síu, lạp sưởng, lại có cả phở sào. Phong trào dữ dìn chuyền thống văn hóa dân tộc đang được mọi người nhiệt liệt hưỡng ứng. Bài 12: Viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý: “Thương người như thể thương thân” với yêu cầu phải dùng từ đúng nghĩa, câu văn chuẩn không sai những lỗi đã học. IV. BÀI ĐỌC THAM KHẢO: Một số chuyện vui về ngôn ngữ: Không! Ông dài hơn tôi. Hoàng đế Na-pô-lê-ông lúc mới được phong tướng, ông còn rất trẻ. Người ông thấp, nhỏ nhưng rất thông minh, nhanh trí. Một hôm, Na-pô-lê-ông đang chăm chú làm việc thì một viên sĩ quan cận vệ dáng người to cao bước vào và nói: Ngài Na-pô-lê-ông, tôi cao hơn ông. Na-pô-lê-ông lập tức ngửa đầu ra sau ghế, hai chân bắc lên bàn và bình thản đáp: Không! Ông dài hơn tôi. Thằng tôm Giáo sư N có một người bạn nước ngoài rất thân. Ông bạn sang Việt Nam để học Tiếng Việt. Sau một thời gian học tập, ông ta cảm thấy mình đã thạo Tiếng Việt. Một lần ngồi ăn cơm với giáo sư N, ông bạn bắt đầu nói bằng Tiếng Việt: - Mời anh ăn thằng tôm. Giáo sư N phì cười nói: - Anh nói chưa đúng đâu. Mấy hôm sau, ngồi ăn cơm với nhau, ông ta lại nói: - Mời anh ăn con tôm. Giáo sư N lại phì cười nói: - Vẫn chưa đúng. Một thời gian sau, trong bữa cơm thân mật ông bạn nước ngoài giơ đũa chỉ vào đĩa tôm mà nói một cách nhỏ nhẹ: - Mời anh ăn tôm. Giáo sư N cười vui vẻ nói: - Anh đã trở thành người Việt Nam rồi đấy! B. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: Những tác hại bất ngờ của chữ khác Trong các bài báo hay bản tin truyền thanh, truyền hình mà ta vẫn được xem và được nghe hằng ngày, thỉnh thoảng lại gặp những câu dùng chữ khác một cách không đúng chỗ như: Các em khiếm thị bẩm sinh chưa bao giờ được trông thấy ánh sáng như các trẻ em bình thường, hoàn toàn lành lặn khác. Lui cui tới chợ Đồng Xuân không phải chỉ có nhân dân lao động, quân nhân và cán bộ nhà nước, mà còn có những phần tử lưu manh khác xen vào. Máy động cơ này đã quá cũ, phải mua một cái mới khác thôi. Động cơ dùng sức gió và năng lượng mặt trời không tốn nhiên liệu như các loại máy nổ khác. Các em từ khi bố mẹ đã bị nhiễm chất độc màu da cam thường bị những khuyết tật và dị dạng không thấy có ở các em hoàn toàn bình thường khác. Những tác giả viết những câu này không ngờ rằng, với những chữ khác dùng không đúng chỗ ấy, mình đã tạo ra những câu hết sức vô lý, vì chứa đựng những mâu thuẫn lô-gíc rất chối, không thể nào dung thứ được. Nếu hiểu đúng nguyên văn của những câu trên, thì té ra: Các em khiếm thị cũng là những em bình thường, hoàn toàn lành lặn. Những người lui cui tới chợ Đồng Xuân (như nhân dân lao động, quân nhân, cán bộ nhà nước) đều là những phần tử lưu manh. Cái máy bơm này tuy đã quá cũ, nhưng nó lại là cái máy mới. Động cơ dùng sức gió và năng lượng mặt trời đều là những loại máy nổ. Các em có bố hay mẹ bị nhiễm chất độc màu da cam đều là những em, hoàn toàn bình thường. Chung quy chỉ tại chữ khác mà ra cả. Trong ngữ pháp Tiếng Việt có một quy tắc nhất quán là chính trước, phụ sau, nghĩa là tiếng nào nói trước đều là tiếng chính của cả ngữ đoạn, tiếng nào nói sau đều là tiếng phụ cho cả đoạn ngữ đi trước, cho nên chữ khác đặt sau cái máy bơm mới chẳng hạn phải được người Việt hiểu là phụ thuộc vào cả cái máy bơm (cũ) đã xuất hiên ở đầu câu. Trong những câu đã dùng sai chữ khác nói trên, chỉ cần bỏ chữ khác đi là câu trở thành đúng ngữ pháp ngay. Còn nếu vì một lý do nào đây mà người viết nhất thiết muốn dùng chữ khác cho bằng được, thì có thể chọn kiểu sau đây: Máy bơm này đã quá cũ, phải mua ngay một cái khác. Một cái máy mới nguyên thì tốt. Đông cơ dùng sức gió hay năng lượng mặt trời không tốn nhiên liệu như những lọai động cơ khác: máy nổ hay máy bơm chẳng hạn. (Theo Cao Xuân Hạo - Báo Lao Động CN) Một số ý kiến về việc dùng từ: Cái tật “nói chữ” không chỉ có hại ở chỗ nó gây khó hiểu cho người nghe, người đọc, làm cho tiếng ta vốn trong sáng, hóa ra đục và tối, tật xấu đó còn đưa đến thói quen khá nguy hiểm là dùng từ chữ sẵn, điệu nói sẵn để lắp vào bất cứ trường hợp nào, nghĩa là dùng cái “sáo” thường khi chẳng có ý nghĩa gì, để thay thế sự suy nghĩ, những ý và tình chân thật, xuất phát từ đáy lòng và diễn tả bằng tiếng nói thông thường, mộc mạc, hồn nhiên và có ý vị. Trong đời sống bình thườngcũng như trong đời sống chính trị của chúng ta hiện nay, cái bệnh “sáo” này đáng phải coi chừng! (Phạm Văn Đồng) Cứ thế đến mồ hôi thì nhễ nhại, tinh thần thì hăng say, đàn ông cười phá lên,người thanh tú thon thả, nét mặt xúc động, mắt ánh lên. Những chữ ấy không phải công phu mình nghĩ ra, chỉ vờ lấy dùng đi, dùng lại. (Tô Hoài) Nhà văn Nguyễn Thế Phương một lần đi đường bằng xe đạp. Trước mắt nhà văn là hai người đàn bà đang gánh nặng. Nhà văn bóp chuông cái chuông không kêu. Một người đàn bà cười và chế nhaọ nhà văn: “ Xe anh này chuông điếc”. Nhà văn phân tích: “ Cái chuông điếc là cái chuông không kêu, thì ra từ “điếc” không phải chỉ có nghĩa là tai không nghe được. Người điếc là người không nghe được âm thanh cuộc sống. Làm điếc tai người ta là làm ồn khiến người ta khó chịu. Rồi đến củ lạc điếc là củ lạc lép, không có hột. Đến cái chuông điếc thì thật là giỏi”. Nguyễn Thế Phương xuýt xoa: “Ngôn ngữ của dân gian nước ta phong phú là thế. Tôi ghi trong sổ tay, giật mình thấy làm lạ về sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc mình.” không thể kể hết những dẫn chứng về tinh thần học hỏi quần chúng lao động, đặc biệt là các thôn dân, của các nhà văn ta (Theo Phạm Khải) ****************000**************** ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Nguồn: Phòng giáo dục Quế Sơn, Quảng Nam, 11/09/2009 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ - website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra; Và các nội dung khác. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tài liệu đính kèm: