Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 114 - 115: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 114 - 115: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức.

- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí nói riêng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 3. Thái độ:

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 17115Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 114 - 115: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /07 
Ngày dạy: / /07 
Tiết 114-115
Cách làm bài văn nghị luận 
 về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức.
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 3. Thái độ:
- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí vào bài viết.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động..
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 7’)
? Thế nào là nghị luận về một sự việc và hiện tượng đời sống xã hội? Bài văn nghị luận sự viêc, hiện tượng đời sống có nội dung, hình thức như thế nào?
* Hoạt động 2: Khởi động. (1’)
Chúng ta đã hiểu được thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Để giúp các em biết tạo lập hoàn chỉnh bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí chúng ta cùng tìm hiểu tiết học.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 80’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV chép các đề bài bảng phụ
GV đọc các đề bàI
? Các đề bài bàn luận về hiện tượng, sự việc gì?
? Các đề bài có đỉểm gì giống và khác nhau? Hãy chỉ ra điểm giống, khác nhau đó ?
? Dựa vào các đề bài trên em hãy ra một vài đề bài thuộc hai dạng trên ?
GV đọc đề bài SGK/52
? Để làm 1 bài văn nghị luận nói chung cần trải qua mấy bước ?
? Đề bài thuộc loại gì? Yêu cầu về nội dung và tri thức cần có?
GV hướng dẫn học sinh tìm ý.
? Giải thích câu tục ngữ? 
( nghĩa đen, nghĩa bóng)
? Nội dung của câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam ? 
? Đạo lí này có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam?
? Để thực hiện nững bài học rút ra từ đạo lí trên em phải làm gì?
GV khái quát hết tiết 1.
GV: Dựa vào phần tìm ý em hãy lập dàn bài chi tiết của đề bài.
? Nêu phần mở bài, thân bài, kết bài?
GV y/c học sinh trình bày
GV nhận xét khái quát.
? Từ dàn ý trên em hãy rút ra những nội dung chung của dàn ý một bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
GV khái quát ý 2 phần ghi nhớ.
GV yêu cầu học sinh đọc hai đoạn văn ( hai cách viết mở bài ) trong SGK/53
? Điểm giống và khác nhau của hai đoạn văn mở bài?
? Từ hai cách viết trên em rút ra được kinh nghiệm gì về cách viết mở bài cho bài văn nghị luận?
GV yêu cầu học sinh viết phần mở bài 5 phút.
GV yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý SGK/53 viết đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- GV yêu cầu HS đọc
? Đoạn văn vừa viết em đã sử dụng phương pháp lập luận nào?
GV yêu cầu h/s viết đoạn văn bình luận, đánh giá câu tục ngữ.
? Khi viết đoạn văn bình luận đánh giá em sẽ vận dụng phương pháp lập luận nào?
GV yêu cầu h/s trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung.
GV yêu cầu h/s tham khảo hai cách viết kết bài SGK/54
Chọn cho mình cách viết phù hợp, viết và trình bày.
? Có những cách viết kết bài nào?
GV yêu cầu học sinh đọc các phần : mở bài, đoạn thân bài, kết bài và sửa chữa.
? Muốn viết được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí chúng ta cần lưu ý những gì ?
GV khái quát toàn bài yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
GV nêu yêu cầu của đề bài
yêu cầu học sinh thực hành
GV yêu cầu h/s trình bày
GV nhận xét bổ sung
- Đọc các 
 đề bài.
- Trao đổi.
-Thảo luận
-Vận dụng
-Nghe
-Nhận xét
-Phát hiện
- Giải thích
-Nhận xét
- Suy luận
- Trao đổi
- Nghe, ghi
-Thực hành
-Trình bày
-Ghi
-Khái quát
- Nghe - Ghi
- Đọc 2 đoạn văn 
-Phát hiện
-Khái quát
- Thực hành viết bài
- Đọc và nhận xét
-Phát biểu
- Nhận xét
- Đọc bàI viết
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
- Vận dụng
- Trình bày
- Nghe, ghi.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
- Đề 2: Đạo lí Uống nước nhớ nguồn
- Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
- Đề 4: Đức tính khiêm nhường.
- Đề 5: Có chí thì nên.
- Đề 6: Đức tính trung thực.
- Đề 7: Tinh thần tự học.
- Đề 8: Hút thuố lá có hại
- Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
- Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Giống nhau: Các đề bài đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Khác nhau:
+ Dạng đề có kèm thoe mệnh lệnh: đè 1, 3, 10.
+ Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: 2,4,5,6,7,8,9.
- Ra đề:
+ Bàn về chữ hiếu.
+ ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
- 4 bước :
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết thành văn
+ Đọc và sửa chữa.
-Tìm hiểu đề;
-Tìm ý.
-Lập dàn ý.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Đề thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
thực chất là phân tích cách cảm, cách hiểu và bài học về đạo lí rút ra từ câu tục ngữ một cách có sức thuyết phục.
- Tri thức cần có: Vốn sống trực tiếp: tuổi đời , nghề nghiệp..
+ Vốn sống gián tiếp: hiểu biết về tục ngữ ca dao Việt Nam 
*.Tìm ý.
- Nghĩa đen: Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình, có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
+ Nguồn: là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
-> Uống nước cần biết đến nguồn của nó.
- Nghĩa bóng:
+ Nước là những thành quả mà con người được hưởng thụ về vật chất, tinh thần...
+ Nguồn: là tổ tiên, tiền nhân, tiền bối..
-> Được hưởng thành quả phải nhớ tời các bậc tiền nhân.
- Câu tục ngữ thể hiện đạo lí: người được hưởng thụ thành quả đối với nguồn 
+ Nhớ nguồn là lương tâm trách nhiệm đối với nguồn.
+ là sự biết ơn, giữ gìn và tiếp nối sáng tạo.
+ là không vong ân bội nghĩa.
+là học nguồn để sáng tạo thành quả mới.
- ý nghĩa của đạo lí:
+ Đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
+ Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
- Nhiệm vụ:
+ Nhớ nguồn là phải biết trân trọng giữ gìn phát huy những thành quả đã có.
+ Nỗ lựa sáng tạo những giá trị vật chấ, tinh thần mới.
2.Lập dàn bài.
a.Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung của đạo lí: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
b. Thân bài.
* Giải thích câu tục ngữ;
- Nước ở đây là gì? Cụ thể hóa các ý nghĩa của nước.
- Uống nước có ý nghĩa gì?
- Nguồn ở đây là gì? Cụ thể hóa những nội dung nhớ nguồn.
- Nhớ nguồn ở đây là thế nào? Cụ thể hóa những nội dung nhớ nguòn.
* Nhận định, đánh giá ( bình luận)
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
- Câu tục ngữ nêu một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Câu tục ngữ nêu lên 1 nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
- Câu tục ngữ là lời khuyên, lời nhắc nhở những ai vô ơn.
- Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
c.Kết bài.
- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
* Yêu cầu chung của một dàn ý.
a.Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
b.Thân bài
- Giải thích, chứng minh nội dung của vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
c.Kết bài.
- Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới, bày tỏ ý kiến khuyên bảo hoặc hành động.
3.Viết bài.
 a.Viết mở bài.
* Giống nhau:
- Đều ra được vấn đề cần nghị luận Uống nước nghớ nguồn.
* Khác: Cách nêu vấn đề ở 
- Đoạn (a ) đi từ cái chung đến cái riêng kho tàng tục ngữ đến câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
- Đoạn ( b) người viết nêu vấn đề từ thực tế truyền thống của đất nước của gia đình đến vấn đề nghị luận.
-> Có nhiều cách viết mở bài khác nhau: có thể đi từ cái chung đến cái riêng; từ thực tế đến đạo lí .
- Song cần phải nêu được vấn đề cần nghị luận.
b.Viết phần thân bài.
- Giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nuớc nhớ nguồn
Đoạn văn: Mọi sản phẩm ở trên đời cho dù là vật chất hay tinh thần không tự dưng mà có được mà đều do con người tao ra. Vì thế câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta khi được hưởng những thành qủa, sản phẩm vật chất và tinh thần cần phải biết được nguồn gôc và những người đã làm ra thành quả đó chúng ta phải biết trân trọng giữ gìn nâng niu và sáng tạo thêm những thành quả đó...
- Phương pháp lập phân tích, giải thích.
* Viết đoạn văn nhận định, đánh giá.
-Lập luận phân tích, chứng minh.
c.Viết kết bài.
- Kết bài đi từ nhận thức tới hành động.
- Kết bài có tính chất tổng kết, tổng hợp.
5.Đọc lại bài viết và sửa chữa.
- Cần trải qua 4 bước.
- Vận dụng các phép pâh tích, tổng hợp, giải thích, chứng minh trong bài viết.
- Cần nêu lên ý kiến của bản thân
* Ghi nhớ: SGK/24
III. Luyện tập.
Lập dàn ý cho đề 7 trong mục 1
Đề bài :Tinh thần tự học
a.Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tự học là một nhân tố quyết định kết quả học tập của học sinh.
b. Thân bài.
1. Giải thích:
* Học là gì?
-Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô, tự học là như thế nào?
* Tinh thần tự học là gì?
2. Dẫn chứng
- Các tấm gương trong sách báo.
- Tấm gương bạn bè xung quanh
c.Kết bài.
- Khẳng định vai trò của việc tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mối người.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. (2’)
- Hoàn thành bài tập 7 viết thành văn.
- Chuẩn bị bài Mùa xuân nho nhỏ. Viếng lăng Bác

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 114 + 115 - TLV.doc