Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiết 1)

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiết 1)

Giúp HS nhận biết 2 điều kiện sử dung hàm ý.

Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.

I. Chuẩn bị của GV và HS:

Giáo viên:

SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, giáo án.

Bảng phụ.

Học sinh:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 128 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý(tt)
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nhận biết 2 điều kiện sử dung hàm ý.
Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên:
SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, giáo án.
Bảng phụ.
Học sinh:
SGK, đọc trước bài.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
(GV chuyển tiếp vào bài mới)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Hình thành kiến thức mới. GV gọi HS đọc to bài tập SGK/90 (treo bảng phụ)
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Nêu hàm ý của những câu in đậm.
Câu 1: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”
à Có hàm ý “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”. Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
Câu 2: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
à Có hàm ý “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”. Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự “giãy nảy”, và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư” cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ.
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Vì sao cái Tí có thể hiểu hàm ý ấy?
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài luyện tập:
Gọi HS đọc yêu cầu BT 1/91 
GV bổ sung.
GV cho HS đọc yêu cầu BT 2.
GV bổ sung.
Gọi HS đọc yêu cầu BT 3/92.
Lưu ý phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của BT, không dùng những câu không rõ chủ định như: “Để mình xem đã”, “Mai hẵng hay”
Gọi HS đọc yêu cầu BT 4.
GV bổ sung.
HS đọc to bài tập I/90.
Thảo luận.
Nhiều HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ SGK/91
HS làm BT, trình bày ý kiến của mình, lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu BT 2, thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
HS đọc yêu cầu BT 3 và trả lời.
HS đọc và làm BT, trả lời.
Tiết 128
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý(tt)
Điều kiện sử dụng hàm ý:
VD:
Câu 1: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”
Câu 2: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”. (Aên ở nhà khác)
Chị Dậu không dám nói thẳng vìsợ cái Tí buồn và từ chối.
Đến câu 2, chị nói rõ hơn vì cái Tí chưa hiểu (Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?)
Cái Tí đã hiểu: giãy nảy, liệng củ khoai và khóc, van xin.
Ghi nhớ:
SGK/91
Luyện tập: 
BT 1/91
a, b, c – SGV/98.
BT 2: Hàm ý của câu in đậm là: “Chắt giùm nước cơm để cơm khỏi nhão”. Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm).
Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu).
Điền câu có hàm ý thích hợp:
Bài tập mình chưa làm xong.
(Phải đi thăm người ốm), 
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Hướng dẫn học ở nhà:
Nắm vững điều kiện sử dụng hàm ý.
Làm tiếp BT 5/93.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết về thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docnghia tuong minh va ham y(tt).doc