Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 131- 132: Mùa cá bột

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 131- 132: Mùa cá bột

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên, công việc lao động và những tình cảm tốt đẹp của con người, nhất là sự trân trọng của họ với những người đã hy sinh.

 - Thấy được sắc màu trữ tình đậm đà trong truyện; nghệ thuật miêu tả thiên nhiên vàthể hiện tâm trạng nhân vật tinh tế mà tự nhiên của tác giả.

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm tự sự có nhiều yếu tố trữ tình.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. On định lớp:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 131- 132: Mùa cá bột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 27
Tiết 131-132: Mùa cá bột.
Tiết 133: Chương trình địa phương Tiếng Việt.
Tiết 134-135: Viết bài tập làm văn số 5.
Tiết 131- 132
MÙA CÁ BỘT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 	Giúp HS: 
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên, công việc lao động và những tình cảm tốt đẹp của con người, nhất là sự trân trọng của họ với những người đã hy sinh. 
	- Thấy được sắc màu trữ tình đậm đà trong truyện; nghệ thuật miêu tả thiên nhiên vàthể hiện tâm trạng nhân vật tinh tế mà tự nhiên của tác giả. 
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm tự sự có nhiều yếu tố trữ tình. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
	1. Oån định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS. 
	3. Giới thiệu bài mới: 
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
☺ Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về truyện. 
- Cho HS đọc phần chú thích về tác giả, từ khó SGK (cần đọc trước ở nhà). 
- Đọc văn bản: GV đọc đoạn đầu ; Gọi 2, 3 HS đọc tiếp đến hết. Chú ý đọc giọng khác nhau ở đoạn miêu tả thiên nhiên, miêu tả công việc lao động, sự việc hiện tại và những liên tưởng. 
- Kể tóm tắt truyện. Cho 1 HS kể ; các HS khác nhận xét, bổ sung. (chú ý có sự đan xen giữa hai mạch truyện hiện tại và quá khứ) gồm các sự việc chính: 
 Một đêm, giữa mùa cábột, chủ nhiệm Khang đi họp về muộn, ra bãi sông nơi các xã viên đang thả lưới đánh bột. Anh Khang gặp cụ Tư Giấc, đề nghị chuyển mộ anh Đá đã hy sinh về bên này sông, cụ Tư chưa chịu – Khang hồi tưởng kỉ niệm về anh Đá và những ngày trong đội du kích. Gần sáng có giông lớn, bà con ra với bột, thu lưới. Khang chống thuyền đi tìm tổ phụ nữ đang vớt bột ở bên kia sông. Cụ Tư cũng sang và đồng ý chuyển phần mộ của con. Khang, cụ Tư cùng bà con lao động và trở về khi trời vừa sáng. 
☺ Hoạt động 2: Tìm hiểu nghệ thuật tự sự của truyện. 
? Ở truyện ngắn này có hai mạch truyện đan lồng vào nhau. Đó là những mạch nào? 
 Truyện có 2 mạch đan xen vào nhau: chuyện công việc làm ăn khẩn trương trong một đêm giữa mùa vớt bột của một hợp tác xã và câu chuyện trong hồi tưởng của các nhân vật về người xã đội trưởng và sự hy sinh của anh trong kháng chiến chống Pháp. 
? Phân tích nghệ thuật dựng truyện của tác giả trong việc tổ chức đan xen hai mạch truyện ấy? 
 Cốt truyện đơn giản, không có yếu tố bất ngờ, không có tình tiết hấp dẫn, xung đột căng thẳng. Diễn biến theo trình tự thời gian nhưng tác đã khéo léo đan xen, hoà nhập rất tự nhiên 2 mạch truyện, khung cảnh thiên nhiên thích hợp, gợi cảm xúc, hồi tưởng ở nhân vật góp phần tạp nên màu sắc trữ tình của truyện, giúp tác phẩm thêm sâu sắc. 
- HS trả lời câu hỏi. Các em khác nhận xét. GV sữa chữa, bổ sung. 
☺ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích các nhân vật trong truyện. 
? Truyện được kể theo điểm nhìn và tâm trạng của nhân vật nào? Có bao nhiên nhân vật? 
 Diễn biến sự việc được kể theo điểm nhìn và tâm trạng của nhân vật anh chủ nhiệm Khang. Ngoài Khang, còn nhân vật Tư Giấc và xã đội trưởng Đá. 
? Ai là nhân vật không xuất hiện trực tiếp nhưng lại có vị trí quan trọng? 
 Anh Đá đã hy sinh nhưng hiện lên trong hồi tưởng và tình cảm các nhân vật khác nên có vị trí quan trọng trong truyện. 
- HS trả lời – Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
* Thảo luận tổ: Các tổ lần lượt đưa ra nhận xét về các nhân vật: cụ Giấc, anh chủ nhiệm Khang, xã đội trưởng Đá. 
? Qua lời nói, thái độ, việc làm, cụ Tư Giấc đã thể hiện những phẩm chất gì? Tác giả khắc hoạ nổi bật tính cách gì của cụ Tư Giấc? 
 Cụ Tư Giấc rất say mê công việc, luôn lo lắng cho công việc, muốn truyền hết kinh nghiệm nghề nghiệp cho thế hệ sau – “các anh đánh Tây  tài thật, nhưng  không có người truyền cho thì liệu đã cầm được cái vợt mà vớt  chưa”. Cụ giận những người không có trách nhiệm với hợp tác xã, cụ sẵn lòng nhận nhiệm vụ khó khăn, tôn trọng ý kiến tập thể và quý trọng nghĩa tình. 
 Cụ Tư Giấc là “vốn quý” của hợp tác xã, là tấm gương sáng về con người lao động mới, ý thức làm chủ tập thể cao. 
- Các tổ đưa ra ý kiến, nhận xét, bổ sung, sữa chữa. 
? Các tổ lần lượt trình bày những nét tính cách của anh chủ nhiệm Khang? 
 Anh Khang say mê công việc, không quản khó khăn, anh biết dựa vào người có kinh nghiệm, có tâm huyết để đưa hợp tác xã đi lên. Anh sống rất nghĩa tình. Giữa mùa cá rất bận rộn, anh vẫn nhớ đến ngày giỗ của Đá. Anh nhớ như in hình ảnh anh Đá với những kỉ niệm trong ngày cưới của mình. Đây là biểu hiện rõ nhất tấm lòng trân trọng, không lãng quên, luôn biết ơn của mọi người với những người đã hy sinh trong kháng chiến và với những ngày tháng chiến đấu gian khổ đã qua. 
? Các tổ lần lượt trình bày về nhân vật xã đội trưởng Đá? 
 Anh Đá tuy chỉ xuất hiện gián tiếp qua hồi tưởng, kỷ niệm của các nhân vật nhưng đã để lại những ấn tượng khó quên. Đó là nét tính cách tinh nghịch, hồn nhiên (qua việc đặt vè, tặng lựu đạn ngày cưới), quan tâm đến anh em, rất dũng cảm, sẵn sàng hi sinh. 
 Cả ba nhân vật thể hiện nét đẹp của con người lao động mới, bình dị, tinh thần lao động cao. Nhưng điểm nổi bật nhất của họ chính là tấm lòng nhân nghĩa, luôn thương yêu quan tâm lẫn nhau, ân tình, thuỷ chung. 
☺ Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết: 
- HS phát biểu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống lao động, nét đẹp con người và tình người trong truỵên. 
 Truyện đơn giản, xây dựng nhân vật với nét đẹp riêng đặt trong khung cảnh nên thơ đáng yêu đã làm bật lên cái đẹp trong tình cảm giữa con người, tạo rung động sâu xa. 
☺ Hoạt động 5: Luyện tập
- BT 1: HS làm ở lớp. 
- BT2: HS làm ở nhà. 
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: 
1/ Tác giả: Đỗ Chu (SGK)
2/ Thể loại: truyện ngắn. 
3/ Phương thức diễn đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 
4/ Tóm tắt truyện. 
II. Tìm hiểu văn bản: 
1/ Nghệ thuật tự sự của truyện: 
Hai mạch truyện: 
- Chuyện lao động giữa mùa cá bột. 
- Chuyện về anh xã trưởng qua hồi ức của bà con. 
Cốt truyện đơn giản, đan xen tự nhiên hai mạch truyện, thống nhất hiện tại và qúa khứ, ngoại cảnh với tâm trạng, hồi tưởng, giàu chất trữ tình. 
2/ Vẻ đẹp của tình người: 
Cụ Tư Giấc: 
- Dày dạn kinh nghệm, am hiểu tường tận nghề cá bột. 
- Hết lòng gắn bó với hợp tác xã, tinh thần trách nhiệm cao. 
- Quý trọng tình nghĩa. 
® Phẩm chất tiêu biểu cho con người lao động mới. 
Anh Chủ nhiệm Khang: 
- Có tinh thần trách nhiệm cao, biết dựa vào lực lượng đông đảo của xã viên. 
- Có tấm lòng sâu nặng, nghĩa tình. 
- Trọng ân nghĩa, thuỷ chung. 
®Thể hiện sự trân trọng, biết ơn của mọi người trong hiện tại với người đã hy sinh. 
Nhân vật xã đội trưởng Đá: 
- Xuất hiện qua hồi tưởng của các nhân vật khác. Có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, quan tâm đấn đồng đội, vui tính, nghịch ngợm, hồn nhiên, lạc quan 
- Nét tính cách độc đáo, đáng yêu, sống mãi trong lòng mọi người. 
Þ Cả ba nhân vật đều mang vẻ đẹp của người lao động bình thường, nổi bật là tấm lòng nhân nghĩa, thuỷ chung. 
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ SGK. 
IV. Luyện tập: 
 Bài 1: HS làm bài. 
	5. Hướng dẫn soạn bài ở nhà: 
	Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc27-131_MuaCaBot.doc