Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

A. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức.

-Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, đồng thời nhận biết lời dẫn khác ý dẫn.

2.Kĩ năng

-Rèn luyện kĩ năng sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp thành thạo trong nói và viết.

3.Thái độ.

-Học sinh có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp phù hợp trong giao tiếp.

B.Chuẩn bị

-Giáo viên:Chuẩn bị nội dung lên lớp,bảng phụ.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6668Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: / / 06 
Ngày giảng: / / 06 
Tiết 19. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
-Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, đồng thời nhận biết lời dẫn khác ý dẫn.
2.Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp thành thạo trong nói và viết.
3.Thái độ.
-Học sinh có ý thức sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp phù hợp trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị 
-Giáo viên:Chuẩn bị nội dung lên lớp,bảng phụ.
-Học sinh :Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
?Trình bày các từ ngữ thường xưng hô trong hội thoại? Làm bài tập 4/40.
* Hoạt động 2: Khởi động . ( 1’ )
 	Trích dẫn là một phương pháp rất thông dụng, thường gặp trong các văn bản thuộc thể loại nghị luận đặc biệt là đối với các văn bản khoa học.Cách dẫn ấy như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học.
* Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới. ( 37’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung
GV treo bảng phụ.
GV yêu cầu h/s đọc ví dụ.
Quan sát các từ ngữ in đậm.
? Bộ phận in đậm trong đoạn trích a là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
?Nó được ngăn cách với bộ phận trước bằng dấu hiệu nào?
GV đọc câu b.
? Tương tự hãy cho biết bộ phận in đậm trong câu b là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? 
? Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không ? Nếu được thì hai bộ phận đó ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
?Thế nào là lời dẫn trực tiếp?
GV cách trình bày như hai ví dụ a,b được gọi là cách dẫn trực tiếp.
?Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
GV khái quát ý 1 phần ghi nhớ.
GV treo bảng phụ yêu cầu h/s đọc bài tập.
?Trong hai phần trích a,b bộ phận in đậm ( gạch chân ) thể hiện lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Và được ngăn cách với bộ phận trước đó bằng dấu câu nào?
?Trong ví dụ b giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ nào ?
?Cách dẫn này có gì khác so với cách dẫn trực tiếp?
GV khái quát đó là lời dẫn gián tiếp.
?Thế nào là dẫn gián tiếp.
? Cả hai cách dẫn có điểm chung gì?
GV khái quát ghi nhớ
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
GV nêu yêu cầu đọc bài tập 1/ 54
? Xác định lời dẫn hay ý dẫn?
GV yêu cầu h/s trình bày nhận xét khái quát.
GV:Xác định yêu cầu của bài tập 2.
?Tạo câu có chứa lời dẫn theo gợi ý?
GV khái quát ý đúng
GV nêu yêu cầu bài tập 3.
GV lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp thì cần phân biệt được là lời của ai đang nói với ai, phần nào trong lời thoại đó cần chuyển đến người thứ ba, người thứ 3 là ai. ?
GV khái quát các bài tập.
-Đọc câu a,b
-Trả lời độc lập
-Phát hiện
-Nghe
-Phân tích
- Phân tích, suy luận
-Khái quát
-H/s đọc ghi nhớ.
HS đọc
-Phân tích
-Thự hành
-So sánh
-Khái quát
-So sánh
-H/s đọc ghi nhớ
-Đọc
-Làm độc lập
-Ghi
-Xác định yêu cầu.
-Độc lập 
-Ghi
-Nghe, ghi
-Làm độc lập
I.Cách dẫn trực tiếp.
 * Bài tập :Đoạn trích
a.Phần in đậm là lời nói của anh thanh niên.
-Ngăn cách với bộ phận trước bằng dấu ( : ); dấu ( "..." )
b.Phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật.
-Ngăn cách bằng dấu ( "..." ); dấu ( : )
-Có thể thay đổi được vị trí của các bộ phận.
-Các bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ( - ); dấu ( "...")
-Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của người hay nhân vật.
-Bộ phận trích dẫn được ngăn cách bằng dấu ( "..." ) hoặc dấu ( : ).
II.Cách dẫn gián tiếp.
*Bài tập.
a.Lời nói của nhân vật không có dấu câu ngăn cách.
b.Phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật không có dấu câu ngăn cách.
-Liên kết bằng từ rằng.
-Thay bằng từ là.
-Cách dẫn này nhắc lại lời nói ý nghĩ của nhân vật nhưng không giữ nguyên vẹn mà có sự điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không dùng các kiểu dấu câu để ngăn cách.
-Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh...
-Đều dẫn ý nghĩ hoặc lời nói của người, nhân vật...
Ghi nhớ : SGK/54
III.Luyện tập.
1.Bài tập 1.
a.Lời dẫn trực tiếp A ! lão già ... ý nghĩ của nhân vật.
b.Lời dân trực tiếp: Lời dẫn bắt đầu từ cái vườn là....dẫn ý đó là ý nghĩ của nhân vật.
2.Bài tập 2.
a.Dẫn trực tiếp Trong báo cáo chính trị tại ĐH đại biểu... "Chúng ta ...dân tộc anh hùng".
-Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo ...Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng Chúng ta phải ...anh hùng.
3.Bài tập 3.
Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
" Vũ Nương nhân đó cũng dưa gửi một chiếc hoa vàng...Vũ Nương sẽ trở về."
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’ )
-Nắm chắc hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp để vận dụng đúng.
-Về nhà: Hoàn thành các bài tập SGK và các bài tập SBT.
-Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 19 - TV.doc