Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp

A. Mục tiêu ; Nắm được hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp. Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp bằng lời dẫn gián tiếp và ngược lại.

- KT: Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.

- KN: + KNBH: Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.

 + KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo.

 

doc 30 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 11912Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tieát 19
NS:..
NG:. 
 CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu ; Nắm được hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp. Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp bằng lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
- KT: Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- KN: + KNBH: Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
 + KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo...
- TĐ:giáo dục ý thức học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài củ : Khi cần lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp, người nói còn tuỳ thuộc vào những điều kiện nào ?
Hệ thống từ ngữ xưng hô và đặc điểm của tình huống giao tiếp.
3. Bài mới : “Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp”
Phương pháp
Nội dung
 Hoạt động1 : Cách dẫn trực tiếp. Trong đoạn trích (a, b) phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Căn cứ vào đâu mà em biết điều đó?
? Lời nói và ý nghỉ ở đây có đặc điểm gì ? có giữ được nguyên vẹn không? a.àLời nói vì có từ “ cháu nói” Được dẫn nguyên vẹn.
b. là ý nghỉ vì có từ “ thầm nghĩ”à Được dẫn nguyên vẹn
? Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước là dấu gì?
? qua ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết thế nào là lời dẫn trực tiếp?
- GV lần lượt cho HS trả lời, cho HS nhận xét, bổ sung, GV chốt ý
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 2.Cách dẫn gián tiếp
? So với ví dụ ( a,b) ở mục ( I ) thì ví dụ (a,b) ở mục (II) có gì giống và khác nhau? 
- Giống : Ví dụ( a,b)ở mục ( II) đều là lời nói và ý nghĩ
- Khác : Không có dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Dẫn lời nói, ý nghĩ một cách gián tiếp không giữ nguyên vẹn lời nói hay ý mà chỉ thuật lại lời nói hay ý của người, nhân vật.
? Có thể thêm từ “ là” “ rằng” trước lời 
dẫn không ? (Cho nhóm thảo luận )
?Từ đó em hãy cho biết thế nào là lời dẫn gián tiếp?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3.Luyện tập
-Gọi HS làm bài tập 1. Tìm lời dẫn trong đoạn trích. Đó là lời nói hay ý nghĩ ? là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
- Gọi HS làm bài tập 2
- Viết doạn văn có nội dung trong 3 ý theo cách trực tiếp , gián tiếp
- Gọi HS làm bài tập 3
- Thuật lại lời Vũ Nương theo cách gián 
tiếp.
gọi 5 hs trình bày, hs nhận xét, gv nhận xét và bổ sung.
A. Lí thuyết.
I. Cách dẫn trực tiếp
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
àDấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Lời dẫn trực tiếp.
3. Ghi nhớ: ( SGK trang 54 )
II. Cách dẫn gián tiếp 
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
à Lời dẫn gián tiếp
3. Ghi nhớ.(SGK trang 54 )
B. Luyện tập.
1 Bài tập 1 
- Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp
- Ví dụ ( a ) dẫn lời, ví dụ ( b ) dẫn ý.
2. Bài tập 2 
a. Dẫn trực tiếp
Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc chủ tịch nhấn mạnh “ chúng ta của một dân tộc anh hùng”
b. Dẫn trực tiếp
Trong cuốn sách tiếng việt ông Đặng Thai Mai khẳng định rằng Người Việt Nam Tiếng nói của mình.
3. Bài tập 3
- Nhờ nói hộ chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa tôi sẽ trở về.
IV.Cũng cố dặn dò. Sửa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân.
HS khái quát kiến thức. GV củng cố lại toàn bộ kiến thức. Dặn HS học phần ghi nhớ Soạn, chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng và bài “ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
E. Rút kinh nghiệm.
--------------------@--------------------
NS:..	 Tieát 20
NG: 
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG VÀ TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: 
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu: Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sơ nghĩa gốc.
- KT: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
- KN: + KNBH: Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định...
-TĐ: Giáo dục ý thức học tập của học sinh. Tìm tòi, sử dụng từ ngữ có hiệu quả trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Lời dẫn trực tiếp khác lời dẫn gián tiếp như thế nào ? cho ví dụ.
 -ĐA: -Dẫn trực tiếp là dẫn lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. Dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép.
 -Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ có điều chỉnh cho phù hợp. Không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. Bài mới:“Sự phát triển của từ vựng”
Phương pháp
Nội dung
-Hoạt động1 Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
- Gọi HS đọc phần 1( SGK ).
 Cho biết từ kinh tế trong bài thơ có nghĩa như thế nào?
? Ngày nay chúng ta có hiểu nghĩa như vậy không?
- Ngày nay từ “ kinh tế” có nghĩa là chỉ toàn bộ sự hoạt động của con người lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
? Qua đó ta rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ? 
 Thay đổi theo gốc độ thời gian. 
? Lấy nghĩa trong bài thơ của Phan Bội Châu cho nghĩa ngày nay còn phù hợp không?
àNghĩa của từ không phải là bất biến. Nó thay đổi theo thời gian có nghĩa cũ bị mất đi, có nghĩa mới hình thành.
 Gọi HS đọc mục ( 2) chú ý từ in đậm
? Nghĩa nào là nghĩ gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
a. - Xuân(1) là nghĩa gốc chỉ mùa mở đầu một năm.
- Xuân(2) là nghĩa chuyển chỉ về tuổi trẻ.
b. Tay(1) là nghĩa gốc chỉ bộ phận trên cơ thể người dùng để nắm, cầm một vật.
Tay(2) chỉ về người chuyên hoạt động hay giỏi một môn nào đó, một nghề nào đó. 
? Từ hai ví dụ trên theo em nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? Đâu là phương thức ẩn dụ, đâu là phương thức hoán dụ?
(cho nhóm thảo luận)
-Cho nhóm thảo luận. Gọi đại diện nhóm phát biểu, cho các nhóm nhận xét bổ sung. GV nhận xét, bổ sung chốt ý.
 a. phương thức ẩn dụ
 b. phương thức hoán dụ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2. Luyện tập
Gọi HS làm bài tập 1
? xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chân ?
- Tương tự gọi HS làm bài tập 2.
HS trình bày bài tập 3.
-Bài tập 4 Tìm ví dụ để chứng minh các từ trên là từ nhiều nghĩa 
A. Lí thuyết.
I. Sự biến đổi và sự phát triển nghĩa của từ
1.Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
-Từ “ kinh tế” trong bài thơ có nghĩa là kinh bang tế thế, trị nước cứu đời.
3.Ghi nhớ (SGK trang 56)
B. Luyện tập 
Bài tập 1
a. nghĩa gốc:Một bộ phận của cơ thể.
b.Một vị trí trong đội tuyển ( phương thức hoán dụ).
c. Nghĩa chuyển: chân kiềng vị tí tiếp xúc với mặt đất ( ẩn dụ).
d.Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của mây (phương thức ẩn dụ).
 Bài tập 2.
- Trà được dùng với nghĩa chuyển tự chế biến pha để uống theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 3.
- Từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển dùng để đo, bề ngoài giống đồng hồ theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 4.
- Hội chứng: Hội chứng suy giảm miễn dịch,hội chứng viêm đường hô hấp cấp, hội chứng chất độc màu da cam
- Ngân hàng : Ngân hàng nhà nước, ngân hàng đề thi,ngân hàng máu
- Sốt : sốt cao, sốt giá, cơn sốt nhà đất
-Vua : Vua bóng đá ,Vua dầu hoả, vua nhạc rốc
IV.Cũng cố dặn dò. Tìm các từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa.
HS khái quát kiến thức. GV hệ thống lại toàn.bộ kiến thức. Nắm được sự phát triển của từ và phương thức chuyển nghĩa. Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập còn lại. Soạn và chuẩn bị bài “sự phát triển của từ vựng tiếp theo”.
E. Rút kinh nghiệm. : 
 --------------------@--------------------
 TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: 
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu: Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn camhr giao tiếp, học tập. Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã học.
 -KT: Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện). Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
 -KN: + KNBH: Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
 -TĐ:Giáo dục ý thức học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài củ : Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : " Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 Tìm hiểu các tình huống
( SGK trang 58 )
HS đọc.
?Trong 3 tình huống trên yêu cầu chúng ta điều gì ?
 Tóm tắt tác phẩm tự sự. 
? Vậy tóm tắt văn bản nhằm mục đích gì?
? Nêu sự khác nhau giữa văn bản tóm tắt và chưa tóm tắt?
? Văn bản tóm tắt cần giữ lại những sự kiện gì?
? Nêu những tình huống khác nhau trong cuộc sống mà em cần tóm tắt?
 kể tóm tắt một sự việc,câu chuyện,một bộ phim
? Như vậy khi tóm tắt một tác phẩm tự sự ta cần tuân thủ điều gì?
- Gọi HS lần lược trả lời câu hỏi.cho HS nhận xét,GV nhận xét,chốt ý
à Khi tóm tắt văn bản tự sự cần:
Đọc kỹ văn bản
Xác định nội dung yêu cầu tóm tắt (Chọn sự việc, nhân vật )
Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lý
Kể lại bằng lời văn của mình
Hoạt động 2.Thực hành
 - Gọi HS làm bài tập 1
? các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa ?
? Còn chi tiết nào chưa hợp lý ? Vì sao chi tiết đó lại là sự việc chính cần phải nêu 
- Cho học sinh lần lượt trả lời câu hỏi
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
- Cho các nhóm làm bài tập 2, 3
Tóm tắt truyện “Người con gái Nam Xương” 20 dòng.
Tóm tắt Khoảng 7 đến 9 dòng truyện “Người con gái Nam Xương”
- Gọi các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV chuẩn bị bảng phụ đã tóm tắt cho học sinh tham khảo
- Bài tập 3Tương tự bài tập 2
 Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3 Luyện tập 
- Gọi HS tóm tắt tác phẩm “ Lão Hạc”
- Gọi HS nhận xét, GVnhận xét,tóm tắt dùng bảng phụ nêu các nhân vật,sự việc, sự kiện chính.
A. Lí thuyết.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
- Giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung chính của tác phẩm ( sự việc, nhân vật, sự kiện chính ).
- Văn bản tóm tắt ngắn gọn hơn.
II.Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.
*Tóm tắt văn bản.
- Sự việc trong truyện đã nêu khá đầy đủ cốt tr ... huật.
4. 3. Ghi nhớ: (SGK trang 83 )
C.Luyện tập.
IV. Củng cố dặn dò: Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích. Nắm chắc được bút pháp nghệ thuật cổ điển và cảm hứng nhân văn của ND thể hiện qua đoạn trích. Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng trong đoạn trích.
 GV hệ thống lại kiến thức. Lưu ý với HS về bút pháp tả người của Nguyễn Du.
Về nhà Soạn bài “ Cảnh ngày xuân”.
E. Rút kinh nghiệm.
--------------------@------------------
 Tiết 28 
NS:.
NG 
 	CẢNH NGÀY XUÂN
A. Mục tiêu : Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của ND qua một đoạn trích.
- KT : Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Sự đồng cảm của ND với những tâm hồn trẻ tuổi. 
- KN: + KNBH: Bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. Cảm nhận được tam hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân. Vận dung bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. 
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo...
- TĐ: Thấy được cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều” Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp của con người.
B. Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, tranh ảnh
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”. Phân tích bức chân dung Thuý Vân. So với Thuý Vân bức chân dung Thuý Kiều có gì khác?
3.Bài mới “ Cảnh ngày xuân”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1vị trí đoạn trích.
?Em biết gì về vị trí đoạn trích.
Vị trí đoạn trích: Phần đầu của tác phẩm. Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều. Từ dòng 39-56 trong số 3254 dòng thơ của toàn truyện.
Hoạt động 2. Phân tích
- Hướng dẫn cách đọc ( Đọc giọng nhẹ nhàng, diễn cảm, chú ý ngắt nhịp đúng theo thể thơ lục bát ).
- Giải thích một số từ Hán Việt.
 Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ?
Chia làm 3 phần
- Bốn câu thơ đầu à Khung cảnh mùa xuân.
- Tám câu thơ tiếp à Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Sáu câu thơ cuối à Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
- Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu
? Mở đầu đoạn trích nhà thơ đưa chúng ta đến khung cảnh gì ? ( cảnh vật thiên nhiên của mùa xuân )
Mùa xuân đang trôi nhanh bây giờ đã là tháng ba, sang tiết thanh minh chị em TK đi du xuân.
? Cảnh thiên nhiên mùa xuân ở đây có gì đáng chú ý ? ( từ ngữ, hình ảnh, màu sắc)
? Theo em bức tranh mùa xuân được nhà thơ phát họa rõ nét qua câu thơ nào ?
- Cỏ nonvài bông hoa
? Từ đó em có nhận xét gì về mùa xuân qua bốn câu thơ này?
- Gọi HS đọc tám câu thơ tiếp
? Tám câu thơ này tác giả miêu tả cảnh gì? ( cảnh lễ hội của tiết thanh minh )
- Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
? Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du khunh cảnh lễ hội được diễn tả qua những dòng thơ nào?
- Gần xa nô nức yến anh
- Dập diều tài tử giai nhân 
- Ngựa xe như nước áo quần như nêm
?Tìm những từ ghép : Ghép danh từ, ghép động từ, ghép tính từ trong đoạn thơ này? Nêu dụng ý của những từ ghép đó? (danh từ gợi sự đông vui, động từ không khí rộn ràng náo nhiệt, tính từ gợi tâm trạng háo hức của người đi hội ) 
? Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật tu từ nào trong đoạn thơ này ?
 àVới bút pháp miêu tả khắc họa khá rỏ nét, kết hợp nghệ thuật ẩn dụ , hoán dụ, so sánh đã làm cho khunh cảnh lễ hội tưng bừng, nhộn nhịp , sống động có hồn và gợi lên nét đẹp truyền thống văn hoá lễ hội ngày xưa.
? Qua đó khunh cảnh lễ hội gợi lên như thế nào ?
- Gọi HS đọc sáu câu thơ cuối
? Câu thơ đầu đoạn này tả khunh cảnh gì? (cảnh chiều xuân ) . Âm điệu của đoạn thơ này như thế nào ? ( nhẹ nhàng , trầm lắng ) khunh cảnh ở đây khác gì so với bốn câu thơ đầu ?
? nghệ thuật nổi bật mà tác giả sử dụng ở đây ? 
? Qua khunh cảnh buổi chiều mùa xuân tạo cho em cảm giác như thế nào?
à Từ láy gợi hình, gợi tả đã miêu tả cảnh chiều xuân rất đẹp nhưng đượm buồn, cảnh vật như đi vào lòng người với một cảm xúc bâng khân xao xuyến như linh cảm những sóng gió sẽ đến với Kiều.
? cảm nhận của em về khunh cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Kiều ở đoạn thơ cuối ?
? Qua đoạn trích mà ta vừa tìm hiểu. em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- Gọi HS trả lời, GV nhận xét chốt ý
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập
A. Giới thiệu chung.
- Vị trí đoạn trích: Phần đầu của tác phẩm. Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều. 
B. Phân tích tác phẩm.
1. Đọc-Chú thích.
2. Bố cục: Chia làm 3 phần
- Bốn câu thơ đầu à Khung cảnh mùa xuân.
- Tám câu thơ tiếp à Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Sáu câu thơ cuối à Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
3. Phân tích.
a. Bức tranh thiên nhiên khi chị em Thuý Kiều du xuân.
à Gợi thời gian, không gian sống động.
à Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với màu sắc hài hòa tuyệt diệu gợi lên vẻ đẹp mùa xuân mới mẽ, tinh khôi, khoáng đạt, trong trẻo nhẹ nhàng tinh khiết giàu sức sống rất riêng.
b. Khung cảnh lễ hội của tiết thanh minh
- Lễ tảo mộ, hội đạp thanh.
à khunh cảnh lễ hội tưng bừng, nhộn nhịp , sống động, đông vui, náo nhiệt.
c. Bức tranh thiên nhiên khi chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
-cảnh mang cái thanh, cái dịu.
- Bâng khuâng, xao xuyến, luyến tiếc.
4. Tổng Kết.
4.1.Nội dung.
4.2.Nghệ thuật.
4.3.Ghi nhớ ( SGK trang 87 )
C. Luyện tập.
IV. Củng cố dặn dò: Học thuộc đoạn trích và phần ghi nhớ. Hiểu và sử dụng một số từ HV thông dụng trong đoạn trích.
 GV hệ thống lại toàn bài. Nhắc HS nắm lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.. Soạn bài “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
E. Rút kinh nghiệm.
--------------------@--------------------
NS:. Tieát 29
NG 
 	THUẬT NGỮ	 A. Mục tiêu: 
Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học công nghệ.-KT: Khái niệm thuật ngữ. Những đặc điểm của thuật ngữ.
- KN: + KNBH: Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển. Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ trong quá trình đọc hiểu và tạo lập văn bản khoa học cồng nghệ.
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định...
- TĐ: Giáo dục ý thức học tập của hs.
B. Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : Ngoài cách phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách phát triển nghĩa. Ta còn có cách phát triển nào ? cho ví dụ
3. Bài mới : “ Thuật ngữ ”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 : Thuật ngữ là gì?
? Nếu một em bé hỏi nước là gì, muối là gì, thì em sẽ chọn cách nào trong cách giải thích( a, b SGK ). Hay cách giải thích nào nêu đặc tính bên ngoài, cách giải thích nào nêu đặc tính bên trong của muối và nước? 
? Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học?
GV chốt ý: Cách giải thích (a) là cách giải thích thông thường. Cách giải thích (b) là cách giải thích của thuật ngữ
- Gọi HS đọc mục 2 (SGK trang 88) trả lời câu hỏi
? Em đã học những những định nghĩa này ở bộ môn nào? - Thạch nhũ àMôn địa lý
- Ba-dơ à Môn hoá học
- Ẩn dụà Môn ngữ văn
- Phân số thập phânà Môn toán
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
Gọi HS trả lời 
GV chốt lại: các từ thạch nhũ, ba-dơ
ẩn dụ, phân số thập phân gọi là thuật ngữ.Vậy em hiểu thế nào là thuật ngữ ?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Nêu vài thuật ngữ thường dùng?
Hoạt động 2: Đặc điểm thuật ngữ
? Những thuật ngữ trong mụcI.2 còn có nghĩa nào khác không? (không)
- GV treo bảng phụ có từ: Trái tim
-Nghĩa gốc: Bộ phận của cơ thể người có chức năng tuần hoàn máu
- Nghĩa chuyển: Chỉ biểu tượng bộc lộ tình cảm, tình yêu “ Miền nam trong trái tim tôi”
?Qua tìm hiểu câu hỏi 1 và ví dụ.Em hãy rút ra kết luận nghĩa của từ ngữ thông thường, nghĩa của thuật ngữ ? ( Từ ngữ thông thường có nhiều nghĩa, Từ ngữ thuật ngữ chỉ có một nghĩa và có tính chính xác)
- Gọi HS đọc mục 2 ( SGK)
? Cho biết trong hai ví dụ sau, ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm?
a. không có sắc thái biểu cảm
b. có sắc thái biểu cảm
? Vậy thuật ngữ có đặc điểm gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3:Luyện tập
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1
- Điền thuật ngữ vào ô trống
-Hoạt động nhóm (Cho các nhóm làm mỗi nhóm làm câu 3 )
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày , các nhóm khác nhận xét , GV nhận xét chốt lại
- đọc yêu cầu bài tập 2
- Trong đoạn trích này điểm tựa có dùng như thuật ngữ không? Nó có ý nghĩa gì?
(Thuật ngữ vật lý điểm tựa có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Trường hợp nào “ hỗn hợp” được dùng như thuật ngữ, Trường hợp nào “ hỗn hợp” được hiểu theo nghĩa thông thường?
-Gọi HS làm bài tập 4
- Định nghĩa thuật ngữ cá có gì khác với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường?
- Gọi HS làm, gọi HS nhận xét. GV nhận xét sửa chữa những sai sót.
A. Lí thuyết.
I.Thuật ngữ là gì?
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
- Chọn cách giải thích (a)àCách giải thích nghĩa của từ thông thường, dựa trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính
- Cách giải thích (b )àCách giải thích nghĩa của từ dựa trên cở sở nghiên cứu khoa học
àThuật ngữ àĐược dùng chủ yếu trong loại văn bản khoa học công nghệ
3. Ghi nhớ: ( SGK trang88)
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
1. Ngữ liệu. 
2. Phân tích ngữ liệu.
- a.Không có sắc thái biểu cảmàThuật ngữ.
- b. Có sắc thái biểu cảmàKhông phải là thuật ngữ.
3. Ghi nhớ: SGK.
B. Luyện tập:
1. Bài tập 1
Lực( vật lý), xâm thực(địa lý), phản ứng hoá học(hoá học), Trường từ vựng (ngữ 
văn),thụ phấn( sinh học),lưu lượng(địa lý)
trọng lực( vật lý), khí áp(địa lý), đơn chất(hoá học), thị tộc phụ hệ( lịch sử), đường trung trực( toán) .
2. Bài tập 2
Không được dùng như một thuật ngữ. Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính
3. Bài tập 3
a. Trường hợp được dùng như thuật ngữ
b. Trường hợp được hiểu như nghĩa thông thường.
- Thức ăn hỗn hợp, đội quân hỗn hợp
4. Bài tập 4
a. Định nghĩa từ cá của sinh học: Cá là động vật có xương, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang
b. Theo cách gọi thông thường, chúng ta gọi tên bằng trực giác. Vì thấy môi trường của(cá voi, cá heo, cá sấu) sống ở dưới nước
IV. Củng cố dặn dò: Tìm và sửa lỗi do sử dung thuật ngữ không đúng trong một văn bản cụ thể. Đặt câu có sử dụng thuật ngữ. GV hệ thống lại toàn bộ kiến thước đã học. Học thuộc phần ghi nhớ, tìm thêm một số thuật ngữ thường sử dụng trong cuộc sống. 
 Soạn bài “ Trau dồi vốn từ”. Làm bài tập còn lại (SGK )
E. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc19-29.doc