Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 28: Ôn về nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 28: Ôn về nghĩa tường minh và hàm ý

A. MỤC TIÊU:

- Nâng cao, mở rộng bài học về nghĩa tường minh và hàm ý.

- Giúp HS nắm bắt điều kiện sử dụng hàm ý và có ý thức khi sử dụng hàm ý trong giao tiếp.

 B.LÊN LỚP:

Bài cũ:

- Thế nào là nghĩa tường minh? Là hàm ý?

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2691Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 28: Ôn về nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 16-3-2009
Tiết: 28
Ôn về nghĩa Tường minh và hàm ý
Mục tiêu:
- Nâng cao, mở rộng bài học về nghĩa tường minh và hàm ý.
- Giúp HS nắm bắt điều kiện sử dụng hàm ý và có ý thức khi sử dụng hàm ý trong giao tiếp.
 B.Lên lớp:
Bài cũ:
- Thế nào là nghĩa tường minh? Là hàm ý?
- Điều kiện sử dụng hàm ý?
Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung bài học
GV: Nhắc lại khái niệm thế nào là nghĩa tường minh?
GV: Thế nào là hàm ý?
GV: Nhắc lại điều kiện sử dụng hàm ý?
GV: Hãy tìm hiểu những hàm ý trong câu nói đó?
GV: Tại sao trong cuộc sống, người ta hay sử dụng hàm ý?
GV: Hãy làm các bài tập sau đây?
GV: Các em làm theo nhóm?
- Các nhóm phát biểu
- GV nhận xét, củng cố.
I.Nghĩa tường minh.
-Trong câu, nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp = các từ ngữ trong câu đó.
Nói cách khác: Nghĩa tường minh là nghĩa đen.
Ví dụ:
-Tiểu sử về nhà văn Kim Lân
- Đoạn nói về loài chim trong sách Sinh vật.
II. Hàm ý:
-Hàm ý là phần thông báo được truyền đạt trong câu nhưng không do các từ ngữ trực tiếp diễn đạt.
->Hàm ý là ý hàm ẩn
 Là nghĩa bóng
III. Điều kiện sử dụng hàm ý
Cần có 2 điều kiện
+ Người nói có ý thức đưa hàm ý vào trong câu.
+ Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
Ví dụ:
Cùng một câu: Trời sắp mưa đấy.
 Sẽ có thể có những hàm ý khác nhau:
Ra đưa quần áo vào.
Đưa thóc lúa, đồ đạc ở ngoài vào.
Mang áo mưa đi.
Đừng đi nữa.
vv
Chý ý: Hàm ý phụ thuộc vào các tình huống cụ thể khi phát ra câu nói đó (ngữ
 cảnh ). Trong những tình huống phát ngôn khác nhau, sẽ có những hàm ngôn khác nhau
IV. Công dụng:
Sử dụng hàm ý là hết sức cần thiết.
+ Người nói có thể chuyển tải được ýnghĩ, nguyện vọng của mình cho người khác một cách tế nhị, tránh thô lỗ, mất lịch sự.
+ Hoặc đảm bảo vô can cho bản thân
( Ví dụ: Chuyện nhận mật hiệu của chị T. Trang- nữ biệt động Sài Gòn: Trước khai sao thì đúng vậy..khai khác bị đánh chịu đâu nổi)
V. Luyện tập:
1. Tìm hàm ý:
a) Bây giờ mới 11 giờ thôi.
b) Hôm nay chỉ có ba bài tập.
2. Sử dụng hàm ý
a) Đặt một tình huống giao tiếp có sử dụng câu trên.
b) Xác định hàm ý của câu trong tình huống đó.
3. Tìm một câu có hàm ý từ chối lời đề nghị sau:
a) Tối nay đI xem với mình đi.
b) Ngày mai qua rủ tớ đI học với nhé.
4. Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có hàm ý và giải đoán các hàm ý trong các câu đó.
Củng cố :
Làm các bài tập trong sách GK. Chú ý BT4
Dặn dò:
- Chuẩn bị kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docT28.doc