Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 36: Thúy Kiều báo ân báo oán

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 36: Thúy Kiều báo ân báo oán

Giúp học sinh:

 - Thấy được tấm lòng vị tha nhân nghĩa của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý. “ở hiền găp lành, ở ác gặp ác. ”

 - Thấy được thành công xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

 - Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 11637Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 36: Thúy Kiều báo ân báo oán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 36: Thúy Kiều báo ân báo oán 
Tiết 37: 	 Trau dồi vốn từ
Tiết 38: 	 Trau dồi vốn từ (tt)
Tiết 39: Kiểm tra văn
Tiết 40: Luyện tập kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm
Tiết: 36
THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN 
I/- MỤC TIÊU CẦÂN ĐẠT: 
	Giúp học sinh: 
	- Thấy được tấm lòng vị tha nhân nghĩa của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý. “ở hiền găïp lành, ở ác gặp ác. ”
	- Thấy được thành công xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại. 
	- Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. 
II/- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
	1) - Ổn định lớp: 
	2) - Kiểm tra bài cũ: Mã Giám Sinh mua Kiều
	- Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều? 
	- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích? 	
	3) - Giới thiệu bài: 
	”Truyện Kiều” không chỉ là bản cáo trạng lên án xã hội phong kiến mà còn thể hiện khát vọng, ước mơ của đại thi hào Nguyễn Du. Thúy Kiều báo ân báo oán là thực hiện ước mơ công lý, chính nghĩa, Đây là trích đoạn nhằm khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc của con người –”Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi”. 
	4) - Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của Thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích. 
- GV Hướng dẫn đọc và đọc một đoạn. Hs đọc tiếp. 
- Giới thiệu vị trí đoạn trích: 
- Hs giới thiệu dựa vào chú thích trong SGK. 
- Cho Hs tìm hiểu các chú thích có trong SGK 
Ngoài những từ trong sách, cần giải thích thêm với Hs một số thành ngữ: 
+ “Mặt như chàm đỏ” ® người tái mặt đi trước những chứng cứ về tội lỗi của mình. 
+”Quỷ quái tinh ma” ® người xảo quyệt, tàn ác. 
+”Kẻ cắp gặp bà già” ® gặp một đối tượng mà không thể lừa đảo được (bà già là người giữ gìn của cải cẩn thận nên kẻ cắp không xơ múi được gì). 
+” Kiến bò miệng chén” ® thành ngữ chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được. 
+” Hồn xiêu phách lạc” ® sợ hãi quá (phách là vía – ba hồn chín vía (nữ), ba hồn bảy vía (nam). 
 Bố cục đoạn trích? 
- 12 Câu đầu: Thúy Kiều báo ân (trả ơn Thúc Sinh). 
Những câu thơ còn lại: Thúy Kiều báo oán) cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư). 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. 
- GV giới thiệu với học sinh trước trích đoạn này là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm của Thúy Kiều, câu chuyện của Thúy Kiều đã kể cho Từ Hải – Từ Hải không chỉ dừng lại ở việc che chở, bênh vực cho Thúy Kiều kiểu như Sư Giác Duyên mà đã giúp Thúy Kiều thực hiện công bằng, lẽ phải ® chuẩn bị cảnh báo ân báo oán. 
 Từ rằng: ” Ân oán hai bên 
 Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”
 * Đoạn 1: (12 câu đầu) Báo ân Thúc Sinh. 
 Giữa quang cảnh trang nghiêm của phiên tòa, Thúy Kiều xuất hiện trước mặt Thúc Sinh trong tư thế như thế nào? 
 * Tư thế người vợ cũ: Nguyễn Du đã thể hiện một cách tế nhị, trân trọng những ngôn từ trong lời nói của Kiều – cách sử dụng một số từ Hán Việt, dùng điển cố văn học Trung Quốc. Nguyễn Du tập trung giới thiệu mối quan hệ ân nghĩa giữa nàng với Thúc Sinh được Thúy Kiều đặt ra một cách trân trọng. Thúy Kiều gọi” chàng” là”cố nhân”, tự xưng mình là” người cũ”. Nguyễn Du đã để Thúy Kiều nhắc lại ân nghĩa Thúc Sinh đã cứu nàng khỏi lầu xanh. 
* Tư thế quan tòa: những từ ngữ của Kiều khi đề cập đến Hoạn Thư – những phân tích sáng suốt của Kiều. 
 Tại sao trả ơn Thúc Sinh mà trong lời Thúy Kiều nói với Thúc Sinh lại có đoạn nói về Hoạn Thư? 
 Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. 
 Đọc những câu thơ Kiều nói với Thúc Sinh, những câu thơ nói về Hoạn Thư? 
* Hs tìm và đọc. 
 So sánh sự khác nhau về ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? 
 Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa, chữ”tòng”, cố nhân, ”tạ”, ”lòng”, dùng điển cố ” Sâm Thương”. 
 Lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức nôm na, bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc: ” Kẻ cắp bà già gặp nhau”, ” kiến bò miệng chén” với những từ Việt dễ hiểu. 
 Theo em, vì sao có sự khác nhau ấy? 
 Cách nói với Thúc Sinh trang trọng phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. 
 Với Hoạn Thư, hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân. 
 Nhận xét của em về tính cách của Thúy Kiều khi thực hiện việc báo ân với Thúc Sinh? 
 * Cách xử sự tế nhị, khôn khéo của nhân vật Thúy Kiều trong mối quan hệ Thúc Sinh – Thúy Kiều (sự trân trọng của người vợ đối với người chồng cũ trong việc đền ơn đáo nghĩa). 
 * Bản chất vị tha, thái độ sống vì ân nghĩa (Thúc Sinh cứu nàng ra khỏi lầu xanh – hành động đó cần phải được đền ơn. 
 * Thông minh, sáng suốt (hiểu nguyên nhân ly biệt giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều không phải lỗi của Thúc Sinh mà do hoàn cảnh khách quan – vạch rõ Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh, là một người đàn bà nham hiểm). 
 Còn hình ảnh Thúc Sinh được gợi lên như thế nào? 
 Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm của nơi Kiều xử án: ” cho gươm mời đến Thúc lang” Trước những gươm lớn giáo dài, chàng Thúc hoảng sợ đến mức mất cả thần sắc” mặt như chàm đỏ” người run lên như đi không vững ® hình ảnh tội nghiệp. 
 Qua hình ảnh ấy, em có cảm nhận gì về tính cách của Thúc Sinh? (nhu nhược) 
* GV giới thiệu: Thúy Kiều còn tiếp tục báo ân quản gia nhà họ Hoạn, vãi Giác Duyên – 20 câu – SGK cắt đoạn này. 
* Đoạn 2 (22 câu còn lại) báo oán. 
 So sánh với lúc Thúy Kiều còn làm nô tì ở nhà Hoạn Thư, em thấy tư thế hai nhân vật thay đổi như thế nào? 
-Thúy Kiều: nô tì, vợ lẽ ® phu nhân, quan tòa. 
-Hoạn Thư: chủ nhà, vợ cả ® bị cáo, bị xét xử. 
 Những lời nói đầu tiên của Kiều với Hoạn Thư? 
- Hs tìm và đọc
 Nhận xét cách xưng hô, giọng điệu của Thúy Kiều: 
 Kiều vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn, vẫn một điều”chào thưa”, hai điều” tiểu thư”. Cách xưng hô này trong hoàn cảnh giữa Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay bậc đổi ngôi là một đòn mỉa mai quất mạnh vào danh giá họ Hoạn. 
 Trong lời nói của Kiều có cả giọng đay nghiến khi câu thơ như dằn ra từng tiếng, khi từ ngữ được lập lại, nhấn mạnh: ” Dễ có, dễ dàng, mất mặt, mấy gan; đời xưa, đời nay; càng cay nghiệt, càng oan trái ” cách nói này hoàn toàn phù hợp với con người”Bề ngoài thơn thớt nói cười, Bề trong nham hiểm giết người không dao” như Hoạn Thư. 
 Từ đó, em thấy thái độ của Thúy Kiều như thế nào? 
 Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm nhân gian” hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”, ” mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”. 
 GV nói thêm: thái độ của Kiều tuy có phần đay nghiến, đe dọa nhưng lời buộc tội của nàng lại thiếu sự hùng hồn, đanh thép. 
- Cho Hs đọc những lời của Hoạn Thư. 
 Nhận xét của em về trình tự, lý lẽ mà Hoạn Thư đưa ra? 
* Trước hết là dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ để gỡ tội: ” Rằng tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình” nếu có tội thì cũng là do tâm lý chung của giới nữ” chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”
 * Tiếp đến, kể lại công để cho Kiều ra viết Kinh ở gác Quan Aâm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn. 
 * Cuối cùng nhận tất cả tội lỗi cũng về mình, chỉ còn biết trông vào lòng khoan dung, độ lượng lớn như trời biển của Thúy Kiều: ” Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. 
 Sự khôn ngoan, đáo để của Hoạn Thư được thể hiện như thế nào trong lời nói? 
* Ngay trong cảnh” hồn lạc phách xiêu” vẫn kịp” liệu điều kêu ca” ® quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt. 
* Bình tĩnh tự bào chữa để làm giảm nhẹ tội. Bằng lý lẽ khôn ngoan xóa đi sự đối lập với Kiều, đưa Kiều từ vị thế đối lập thành người đồng cảnh, cùng chung“ chút phận đàn bà” – Từ tội nhân, đưa ra lý lẽ để mình trở thành nạn nhân của chế đa thê ® buộc tội Thúy Kiều cướp chồng của mình. 
* Kể ơn ® tranh thủ lòng vị tha của Thúy Kiều. 
* Tự nhận lỗi về mình ® bác bỏ lời luận tội của Thúy Kiều – rồi kêu lượng khoan hồng của Kiều. 
 Cách lý sự của Hoạn Thư đã tác động đến Thúy Kiều như thế nào? 
 Trước những lời kêu ca của Hoạn Thư, Kiều đã phải thừa nhận đây là con người” khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Hoạn Thư đã đưa Kiều tới chỗ khó xử: 
 ” Tha ra, thì cũng may đời, 
 Làm ra, thì cũng ra người nhỏ nhen”. 
Hoạn Thư đã biết lỗi, xin tha thì Kiều cũng cư xử theo quan điểm triết lý nhân gian”đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. 
 Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về nhân vật này? 
Qua các lý lẽ để gỡ tội, có thể thấy Hoạn Thư” sâu sắc nước đời” đến” tinh ma quỷ quái”. 
 Theo em, vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? 
 Việc Hoạn Thư được tha bổng không hoàn toàn phụ thuộc vào sự” tự bào chữa” mà chủ yếu là do tấm lòng độ lượng của Kiều. 
 Tuy Thúy Kiều tha, nhưng Hoạn Thư có thực sự được tha bổng không? 
 Kết quả xử án, Hoạn Thư không bị trừng trị nhưng uy thế của Hoạn Thư cũng đã bị Thúy Kiều hạ bệ trước công luận rồi. 
 Em có đồng tình với việc tha bổng Hoạn Thư của Thúy Kiều không? Vì sao? (Câu hỏi thảo luận). 
- Hs trao đổi ® trình bày ý kiến. 
- GV chốt lại và bình: Aûnh hưởng của quan niệm Nho giáo là không nên báo thù nên Kiều đã tha bổng Hoạn Thư một cách dễ dàng ® Đây là hạn chế, bởi vì hành động đánh ghen của Hoạn Thư là có tính chất độc ác, được Hoạn Thư che đậy bằng cái lý là đánh ghen có tính chất phản ứng, là do tình cảm đàn bà – giới tính. 
 Qua những lời nói cuối cùng của Thúy Kiều với Hoạn Thư, em nhận xét Thúy Kiều là người như thế nào? 
 (Câu 5 phần Đọc – Hiểu văn bản). 
- GV nói thêm: Thúy Kiều tiếp tục báo oán bọn buôn thịt bán người: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà,  
* Hoạt động 3: Đọc ghi nhớ
- Cho Hs đọc phần ghi nhớ (SGK trang 101). 
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Đọc thêm (Trích” Kim Vân Kiều” truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – SGK trang 102). 
- Làm bài luyện tập. 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 
1. Vị trí đoạn trích: (SGK) 
2. Bố cục đoạn trích: 
-12 Câu đầu: Thúy Kiều báo ân. 
- Những câu thơ còn lại: Thúy Kiều báo oán. 
II. Tìm hiểu văn bản: 
1. Cảnh Thúy Kiều báo ân: 
 Nàng rằng: ” Nghĩa nặng nghìn non
Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là
 Vợ chàng quỷ quái tinh ma, 
2) - Cảnh Thúy Kiều báo oán: 
  chào thưa: 
Tiểu thư  
® Cách xưng hô mỉa mai. 
  dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! 
 Dễ dàng  
® Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến - quyết trừng trị Hoạn Thư. 
 Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, 
  chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thương tình. 
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. 
 Trót lòng gây việc  
Còn nhờ lượng bể  
® Lý lẽ để gỡ tội. 
 Tha ra  
Làm ra  
 Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân xuống lệnh trướng tiền tha ngay. 
® Tấm lòng vị tha nhân hậu của Kiều. 
III. Tổng kết: 
- Ghi nhớ (SGK trang 101) 
VI. Luyện tập: 
- SGK (trang 102). 
5) - Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: 
	- Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc trước chú thích Nguyễn Đình Chiểu và tóm tắt truyện “Lục Vân Tiên” (SGK trang 105, 106). 
	- Làm bài luyện tập. 
	- Chuẩn bị bài “Trau dồi vốn từ” (trang 95 SGK). 

Tài liệu đính kèm:

  • doc08-36_ThuyKieuBaoAnBaoOan.doc